Sự trỗi dậy của những tỷ phú Ấn Độ thế hệ mới và sự tàn lụi của thế hệ cũ

22/05/2019 14:43
22-05-2019 14:43:44+07:00

Sự trỗi dậy của những tỷ phú Ấn Độ thế hệ mới và sự tàn lụi của thế hệ cũ

Ấn Độ đang trải qua một trong những giai đoạn giàu có thịnh vượng nhất – và đồng thời cũng là giai đoạn chứng kiến nhiều sự lụi tàn nhất.

Làn sóng nhà khởi nghiệp tự thân như một nhân tố mới nhanh chóng gia nhập vào hàng ngũ những người giàu có ở Ấn Độ, bù đắp hàng tỷ cho những số tiền bị thất thoát từ những “ông trùm công nghiệp” đang ngập trong nợ nần và từ những thành viên trong các gia tộc lâu đời của đất nước này. Những thay đổi trên đang giúp những người thuộc vào nhóm dân số siêu giàu của Ấn Độ phát triển với tốc độ nhanh nhất thế giới.

Sự thay đổi này diễn ra một phần là do sự tăng trưởng nhờ nợ vay - vốn đã khiến cho các doanh nghiệp từ ngành năng lượng cho đến ngành hàng không phải gánh khoản nợ xấu lên đến 190 tỷ USD. Trong vài năm vừa qua, chính quyền của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã trừng trị thẳng tay những người vay nợ quá hạn và các ngân hàng Ấn Độ bắt đầu tịch thu tài sản của họ, đây là một sự thay đổi mạnh mẽ đối với một đất nước mà những người giàu có từng được Chính phủ gần như là hoàn toàn bảo vệ.

Mặc dù những gia tộc lớn với truyền thống kinh doanh lâu đời vẫn tiếp tục thống trị bảng xếp hạng những người giàu có ở Ấn Độ, nhưng hiện tại nền kinh tế của đất nước này đã phát triển gấp 10 lần kể từ lần đầu tiên Chính phủ mở cửa vào năm 1990, chính việc đó đã tạo nên những ông trùm mới trong những lĩnh vực mới ví dụ như là ngành công nghệ. Số lượng tỷ phú ở Ấn Độ đã tăng gấp đôi lên con số 119 người trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2018, dựa theo Knight Frank.

“Môi trường kinh doanh đã được cải thiện trong những năm vừa qua”, Charles Dhanaraj, Giáo sư giảng dạy tại Trường kinh doanh Fox của Đại học Temple ở Philadelphia, cho biết. “Những cơ hội dành cho các doanh nghiệp tiềm năng đã thay đổi nhờ vào sự sẵn có của nguồn vốn đầu tư mạo hiểm và vốn cổ phần tư nhân. Vì vậy chúng ta sẽ thấy có nhiều dự án khởi nghiệp và mở rộng quy mô kinh doanh hơn trong những năm tới”.

Dưới đây là một vài cái tên nổi tiếng cùng với sự thay đổi trong khối tài sản của họ:

Sự sụp đổ của những “tượng đài” tỷ phú

Ngành viễn thông đầy chông gai

Anil Ambani, em trai của người đàn ông giàu nhất châu Á, được thừa kế một số mảng kinh doanh mới phát triển của Reliance Industries Ltd. vào năm 2005, đó là kết quả của việc phân chia tài sản thừa kế với người anh Mukesh của ông, sau khi cha của họ - ông Dhirubhai Ambani qua đời vào ba năm trước. Hiện nay, sau hơn một thập kỷ, người em trai Ambani đang phải đối phó với các chủ nợ và phải đấu tranh với nhiều vụ kiện tại tòa khi mà công ty cung cấp dịch vụ điện thoại Reliance Communications Ltd. của ông rơi vào bờ vực phá sản. Người đại diện cho ông Anil Ambani đã không có bất cứ phản hồi nào. Giá trị lượng cổ phiếu mà ông nắm giữ tại các công ty đã giảm mạnh xuống còn 120 triệu USD từ con số 3 tỷ USD của năm 2008, theo Bloomberg Billionaires Index.

Anil Ambani, em trai của người đàn ông giàu nhất châu Á

Quả bom nổ chậm

Là những nhà khởi nghiệp thuộc thế hệ đầu tiên, Shashi và Ravi Ruia đã bắt đầu xây dựng nên Essar Group vào năm 1969 – một công ty chuyên về xây dựng. Sau đó một thời gian, họ đa dạng hóa ngành kinh doanh và bắt tay vào phát triển ở những lĩnh vực mới, đầu tư khoảng 18 tỷ USD từ năm 2008 đến 2012. Tuy nhiên, việc quá tham lam đầu tư vào nhiều lĩnh vực cùng với việc đưa ra những hành động chính sách sai lầm đã buộc họ phải bán phần lớn tài sản của mình. Hai anh em nhà Ruia cộng lại được khối tài sản hơn 4 tỷ USD vào đầu năm 2015 và từ đó họ mất dần danh hiệu tỷ phú, theo Bloomberg Billionaires Index.

Chuyện về nhà sản xuất tuabin

Công ty năng lượng Suzlon Energy Ltd. của Tusli Tanti đã mua hệ thống Repower của Đức với số tiền gần 2 tỷ USD vào năm 2007 để được người đời tung hô là công ty toàn cầu, nhưng mọi thứ cũng bắt đầu lụi tàn từ đây. Từng là nhà sản xuất tuabin lớn nhất thế giới, việc chăm chú vào mở rộng kinh doanh nhờ vay nợ của công ty Suzlon đã gây ra một trong những vụ vỡ nợ doanh nghiệp lớn nhất ở Ấn Độ vào năm 2012. Bảy năm sau, ông Tanti hiện đang phải chật vật để sửa chữa mặt tài chính của công ty. Ông Tanti, người từng có số tài sản ròng lên đến hơn 5.7 tỷ USD vào năm 2007, đã không còn giữ được danh hiệu tỷ phú của mình, dựa theo dữ liệu được tổng hợp bởi Bloomberg. 

Câu chuyện của bia Baron

Sau khi được thừa kế đế chế rượu của cha mình, Vijay Mallya gầy dựng nên công ty hàng không Kingfisher Airlines Ltd. Sau bảy năm hoạt động, hãng hàng không này bị cấm bay do không hoàn trả được số tiền mượn nợ. Ông Mallya hiện tại đang vướng vào trường hợp bị dẫn độ ở Luân Đôn sau khi cố ý chạy trốn khỏi Ấn Độ. Các chủ nợ đã tìm cách thu hồi số tiền 1.5 tỷ USD mà họ đã cho Vijay Mallya vay mượn. Ông từng có biệt danh “vị vua của thời kỳ đỉnh cao” nhờ vào lối sống xa hoa của mình.

Vijay Mallya

Sự trỗi dậy của thế hệ tỷ phú mới

Những “ông trùm” bán lẻ

Binny Bansal và Sachin Bansal vốn là hai người không có họ hàng gì với nhau, họ đã cùng nhau xây dựng nên Flipkart, nhà bán lẻ trực tuyến lớn nhất Ấn Độ, chỉ trong vòng 10 năm. Vào năm 2018, họ đã bán Flipkart cho Walmart Inc. và trở thành những tỷ phú. Ông Binny đã rời khỏi công ty ngay sau đó, Walmart cho biết nguyên nhân có thể là vì mối quan hệ của ông với một phụ nữ. Ông Binny vẫn nắm giữ 4% cổ phần của Flipkart và vẫn là thành viên của hội đồng quản trị công ty. Ông Sachin đã rời khỏi Flipkart ngay tại thời điểm được Walmart mua lại.

Binny Bansal và Sachin Bansal (bên trái)

Chuyên gia trong lĩnh vực thanh toán

Năm 2000, Vijay Shekhar Sharma đã thành lập nên công ty One97 Communications, đó là thời điểm mà Ấn Độ chưa có tới 10 triệu người sử dụng mạng trực tuyến. Việc kinh doanh đơn vị thanh toán kỹ thuật số Paytm của ông phát triển vượt trội sau khi Chính phủ Ấn Độ loại bỏ tờ 500 và 1,000 Rupee ra khỏi lượng tiền đang lưu hành vào cuối năm 2016. Trong một đợt gọi vốn diễn ra vào tháng 8/2018 đã định giá One97 ở mức trên 10 tỷ USD. Và theo một nguồn tin thân cận cho biết, hiện tại ông Sharma đang sở hữu 15% cổ phần của công ty đắt giá này.

Vijay Shekhar Sharma

Câu chuyện về các định luật chuyển động của Newton

Giám đốc điều hành (CEO) của công ty Think & Learn Pvt. có trụ sở tại Bangalore, Byiu Raveendran đã cho ra mắt ứng dụng giáo dục Byju’s K-12 trong năm 2015. Các video trên ứng dụng của ông giải thích về các phân số hoặc các định luật của Newton về chuyển động ở mức độ khái niệm, thu hút gần 30 triệu người dùng từ 1,700 thành phố của Ấn Độ. Trong một đợt kêu gọi vốn diễn ra vào tháng 9, công ty này được định giá là 3.6 tỷ USD. Ông Raveendran cho biết ông cùng vợ và em trai cùng sở hữu 36% cổ phần của công ty.

Byiu Raveendran

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FiLi



MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Lạm Phát Mỹ xuống thấp nhất kể từ năm 2021, mở đường cho đợt hạ lãi suất của Fed

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng yếu nhất kể từ tháng 2/2021, tạo tiền đề để Fed hạ lãi suất trong tuần tới.

Trung Quốc đối mặt vòng xoáy giảm phát: Liệu có lặp lại "thập kỷ mất mát" của Nhật Bản?

Bóng ma giảm phát đang bao trùm nền kinh tế Trung Quốc, gợi nhớ về "thập kỷ mất mát" của Nhật Bản. Dữ liệu mới nhất cho thấy tình trạng này đang trở nên trầm trọng...

Fed giảm lãi suất, đồng USD vẫn có thể mạnh lên?

Trong bối cảnh Fed đang chuẩn bị cho một chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ, nhiều chuyên gia cho rằng đồng USD có thể suy yếu. Tuy vậy, một nhà phân tích từ...

Trung Quốc thống trị chuỗi cung ứng năng lượng tái tạo toàn cầu

Trung Quốc đang ngày càng khẳng định vị thế thống lĩnh của mình trong lĩnh vực năng lượng tái tạo. Năm vừa qua chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ của các doanh...

Khủng hoảng bất động sản Trung Quốc: 3 tháng triển khai giải pháp cứu nguy, kết quả vẫn mờ mịt

Tháng 5 vừa qua, Chính phủ trung ương Trung Quốc đã kêu gọi hơn 200 thành phố mua lại các căn nhà "ế ẩm" nhằm giảm bớt tình trạng dư thừa. Tuy nhiên, sau hơn ba...

Các nền kinh tế trên thế giới chưa thể chiến thắng lạm phát

Lạm phát ở Mỹ và các nước Eurozone gần đây đã giảm xuống dưới 3%, chỉ cao hơn một chút so với mục tiêu lạm phát đề ra là 2%; trong khi các nước đang phát triển cũng...

WTO: Chủ nghĩa bảo hộ thương mại đe dọa thu nhập của nước nghèo

Các nước nghèo cần đầu tư nước ngoài và tiếp cận thị trường quốc tế để tăng trưởng bền vững, thu hẹp khoảng cách thu nhập với nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, Tổ...

Nếu Fed giảm 50 điểm cơ bản, thị trường liệu có sốc?

Một chuyên gia phân tích cho rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể cắt giảm lãi suất mạnh tay 50 điểm cơ bản trong tuần tới mà không gây hoang mang cho thị...

Giới phân tích đánh giá kịch bản Fed cắt giảm lãi suất đi 0,5 điểm phần trăm

Chuyên gia Stiglitz cho rằng Fed sẽ cắt giảm lãi suất đi 0,5 điểm phần trăm tại cuộc họp chính sách sắp tới do “đã đi quá xa và quá nhanh” trong việc thắt chặt...

Nội địa chật vật, người giàu Trung Quốc tìm kiếm cơ hội ở nước ngoài

Trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc đang chững lại, một làn sóng mới đang hình thành trong giới siêu giàu nước này. Không còn đơn thuần tìm kiếm lợi nhuận ngắn...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98