Thất thoát ngoại tệ vì ví điện tử Alipay và WeChat của Trung Quốc, Nepal cấm tiệt

23/05/2019 15:30
23-05-2019 15:30:47+07:00

Thất thoát ngoại tệ vì ví điện tử Alipay và WeChat của Trung Quốc, Nepal cấm tiệt

Nhà chức trách sẽ hành động nếu phát hiện bất kỳ người nào tiếp tục sử dụng hai ví điện tử này tại Nepal sau lệnh cấm. Quốc gia này đã thất thoát nguồn thu ngoại tệ đáng kể vì Alipay và WeChat.

Thất thoát ngoại tệ vì ví điện tử Alipay và WeChat của Trung Quốc, Nepal cấm tiệt - Ảnh 1.
WeChat Pay (trong ảnh) không còn là điều mới mẻ với những người Nepal hay tiếp xúc với khách Trung Quốc - Ảnh: AFP

Nói không với Alipay và WeChat Pay - hai ứng dụng ví điện tử đình đám của Trung Quốc được cho là một quyết định "dũng cảm" của chính phủ Nepal.

Lý do là bởi nhiều nước trên thế giới chấp nhận hai loại ví phổ biến ở Trung Quốc này để thu hút khách du lịch. Năm ngoái, số du khách từ Trung Quốc đến du lịch tại Nepal là 150.000 lượt.

Tuy nhiên, việc khách Trung Quốc chỉ sử dụng ví điện tử để thanh toán gần như cho mọi thứ khiến nước này mất đi một nguồn thu ngoại tệ đáng kể.

Khách Trung Quốc đặc biệt mát tay tại các nhà hàng, khách sạn và trung tâm mua sắm do chính người Trung Quốc điều hành, theo Hãng thông tấn AFP ngày 22-5.

Thất thoát ngoại tệ vì ví điện tử Alipay và WeChat của Trung Quốc, Nepal cấm tiệt - Ảnh 2.
Các quán ăn, cửa tiệm tại một con đường của thủ đô Kathmandu dán các biển hiệu tiếng Trung Quốc và mã QR như một cách để thông báo họ cho phép thanh toán qua Alipay và WeChat Pay - Ảnh: AFP

Ông Laxmi Prapanna Niroula, người phát ngôn của Ngân hàng trung ương Nepal, nhấn mạnh đất nước của ông đang mất đi hàng đống ngoại tệ vì các giao dịch dù thực hiện tại Nepal nhưng thực chất tiền lại chảy về Trung Quốc.

"Chúng tôi quyết định cấm Alipay và WeChat bởi việc sử dụng hai loại ví này khiến đất nước chúng tôi mất đi nguồn thu ngoại tệ. Chúng tôi sẽ hành động nếu phát hiện bất kỳ người nào còn sử dụng hai nền tảng này", ông Niroula khẳng định.

"Du khách Trung Quốc thường yêu cầu thanh toán bằng ví điện tử. Cấm cũng đồng nghĩa người dân chẳng làm ăn được gì nữa", Sushil Koirala - chủ một tiệm trà ở Thamel - khu đông du khách nhất của thủ đô Kathmandu, than thở với AFP.

Một con đường tại khu vực này thậm chí còn được gọi là "Chinatown của Nepal" vì các nhà hàng và khách sạn đều do người Trung Quốc quản lý.

Thất thoát ngoại tệ vì ví điện tử Alipay và WeChat của Trung Quốc, Nepal cấm tiệt - Ảnh 3.
Khách Trung Quốc lướt qua biển hiệu của một cửa tiệm ở Nepal có in mã QR - Ảnh: AFP

Du lịch là nguồn thu chính của Nepal. Năm 2018 đánh dấu một cột mốc mới khi Nepal đón hơn 1 triệu du khách đến nước này.

Ngành du lịch đóng góp 7,8% cho nền kinh tế năm 2017 và tạo ra hàng triệu việc làm cho đất nước, theo số liệu của Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới.

Hãng Tencent bắt đầu xây dựng WeChat Pay dựa trên nền tảng nhắn tin cùng tên trong khi Alipay thuộc sở hữu của Ant Financial, công ty con của Alibaba - nền tảng thương mại điện tử hàng đầu Trung Quốc.

Cả hai ví điện tử này có hàng trăm triệu người dùng và là nền tảng thanh toán hàng đầu Trung Quốc.

BẢO DUY

Tuổi trẻ





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Lợi suất trái phiếu Mỹ 10 năm rớt ngưỡng 4.2%

Giá trái phiếu Chính phủ Mỹ tiếp tục leo thang trong ngày 05/12 khi sự hạ nhiệt của thị trường lao động củng cố khả năng Fed giảm lãi suất vào năm 2024.

Moody’s cảnh báo triển vọng tiêu cực của ngành ngân hàng toàn cầu trong năm 2024

Hãng xếp hạng tín dụng quốc tế Moody’s cảnh báo các ngân hàng trên toàn cầu đối mặt triển vọng tiêu cực trong năm 2024 do nền kinh tế toàn cầu chậm lại và rủi ro vỡ...

Thế giới có quỹ ETF trái phiếu 100 tỷ USD đầu tiên

Quỹ ETF trái phiếu lớn nhất của Vanguard vừa ghi nhận vốn hoá vượt 100 tỷ USD, trở thành quỹ ETF trái phiếu đầu tiên đạt được cột mốc này trong hơn hai thập kỷ qua.

Lợi suất trái phiếu của Eurozone thấp nhất trong nhiều tháng​

Số liệu đưa ra cho thấy lạm phát của Eurozone đã giảm từ 2,9% trong tháng 10 xuống 2,4% trong tháng 11/2023, làm tăng dự đoán cho rằng Fed sẽ bắt đầu cắt giảm lãi...

Chuyên gia: Trung Quốc chọn giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc thay vì lãi suất

Ông Sheng Song Cheng, cựu quan chức PBoC, cho rằng với lãi suất và lãi suất cho vay cơ bản ở mức thấp, nhiều khả năng PBoC cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các...

Evergrande thoát nguy cơ giải thể vào phút chót

Tập đoàn nặng nợ Evergrande “thở phào nhẹ nhõm” khi có thêm 8 tuần để thỏa thuận với các chủ nợ.

Số phận nào cho Berkshire Hathaway sau sự ra đi của huyền thoại Charlie Munger

Giới đầu tư đang băn khoăn liệu ban điều hành thế hệ tiếp theo có thể mang lại hiệu quả đầu tư giống như cặp đôi Warren và Charlie hay không.

Đồng USD sắp có tháng giảm mạnh nhất trong 1 năm, quốc gia nào được lợi?

Chỉ số đồng USD – thước đo sức mạnh đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt – sắp ghi nhận mức giảm 3.7% trong tháng này. Đây sẽ là tháng giảm mạnh nhất trong 1...

Các quỹ đầu tư toàn cầu đang ưu tiên mua trái phiếu lợi suất cao ở châu Á

Tại châu Á, những trái phiếu có lợi suất cao hơn đang thu hút dòng vốn nước ngoài mạnh hơn so với trái phiếu của những nơi khác, đặc biệt là khi thị trường kỳ vọng...

Trái phiếu toàn cầu hướng tới tháng tăng mạnh nhất kể từ năm 2008

Thị trường trái phiếu toàn cầu đang tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98