Thủ tướng Malaysia: “Chúng tôi sẽ cố sử dụng công nghệ Huawei càng nhiều càng tốt”

30/05/2019 14:00
30-05-2019 14:00:18+07:00

Thủ tướng Malaysia: “Chúng tôi sẽ cố sử dụng công nghệ Huawei càng nhiều càng tốt”

Khi nhiều quốc gia quyết định loại bỏ thiết bị Huawei ra khỏi mạng lưới kết nối, nhà lãnh đạo của Malaysia lại lên tiếng cho biết sẽ cố gắng sử dụng công nghệ của Huawei càng nhiều càng tốt.

Mỹ đang kêu gọi các quốc gia cấm sử dụng công nghệ từ Huawei, cho rằng thiết bị và hệ thống viễn thông của Huawei có thể tạo ra nguy cơ tới an ninh quốc gia. Lời cảnh báo trên được đưa ra chủ yếu là vì quan điểm cho rằng các công ty Trung Quốc không thể từ chối yêu cầu hỗ trợ các nỗ lực thu thập thông tin tình báo từ phía Chính phủ. Về phần mình, Huawei đã nhiều lần bác bỏ cáo buộc rằng các sản phẩm của họ được sử dụng cho hoạt động gián điệp.

Bất chấp lời ra tiếng vào về những rủi ro tiềm ẩn, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad đã bỏ ngoài tai những lời kêu gọi trên. Khi được hỏi liệu Malaysia có làm theo lời kêu gọi của Mỹ hay không, ông Mahathir Mohamad trả lời: “Chúng tôi còn quá nhỏ để có thể gây ảnh hưởng tới công ty lớn như Huawei. Khả năng nghiên cứu của Huawei còn vượt trội hơn cả toàn bộ khả năng nghiên cứu của Malaysia”. “Vì vậy, chúng tôi cố gắng tận dụng công nghệ Huawei càng nhiều càng tốt”, ông nói, bỏ qua lo ngại về nguy cơ an ninh quốc gia.

Ông Mahathir thừa nhận rằng thực sự có thể có một số mối đe dọa tình báo từ Huawei. “Thế nhưng, Malaysia có gì để do thám cơ chứ?”, ông nói.

Ông Mahathir (93 tuổi) đã là Thủ tướng Malaysia trong giai đoạn 1981-2003 và sau đó, trở lại vị trí này trong năm 2018 sau một chiến thắng đầy bất ngờ trong cuộc bầu cử năm trước. Ông từ lâu đã lên tiếng chỉ trích phương Tây, nhất là trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997-1998, khi đó Malaysia (không như Thái Lan, Indonesia và Hàn Quốc) đã không nhận gói cứu trợ quốc tế, thay vào đó ông lại áp các biện pháp kiểm soát vốn.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FiLi





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thái Lan phê duyệt kế hoạch phát 4.4 tỷ USD tiền mặt cho dân

Nội các Thái Lan đã phê duyệt kế hoạch trợ cấp tiền mặt khổng lồ trị giá 145.6 tỷ Baht (4.4 tỷ USD), nhằm hỗ trợ cho hàng triệu người nghèo và giúp kích thích nền...

Từ thép đến kimchi, Hàn Quốc chao đảo trước làn sóng hàng giá rẻ Trung Quốc

Từ những thanh thép cho đến những hũ kimchi, các nhà xuất khẩu Hàn Quốc đang phải đối mặt với một cuộc chiến khốc liệt chưa từng có. Đối thủ của họ không ai khác...

Chuyên gia kinh tế của ECB khuyến nghị lộ trình cắt giảm lãi suất

Theo chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Philip Lane, tốc độ điều chỉnh lãi suất cần phụ thuộc vào tốc độ giảm lạm phát và tình hình...

Cước vận tải biển lao dốc khi xuất khẩu Trung Quốc chững lại

Cước phí vận chuyển container đang giảm mạnh khi xuất khẩu của Trung Quốc chậm lại. Chỉ số cước vận tải container xuất khẩu Shanghai cho tuyến Bắc Mỹ đã giảm gần...

Cơn đau kéo dài của nền kinh tế Trung Quốc

Bức tranh kinh tế u ám của Trung Quốc đang khiến giới chuyên gia lo ngại. Sau loạt số liệu kinh tế đáng thất vọng được công bố vào cuối tuần qua, các nhà phân tích...

Các ngân hàng lớn hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc

Các ngân hàng cho rằng hoạt động kinh tế yếu kém trong tháng Tám đã làm gia tăng sự chú ý đến đà phục hồi kinh tế chậm chạp của Trung Quốc và nêu bật việc cần phải...

Mỹ: Các doanh nghiệp lớn sẽ tiếp tục tăng lương cơ bản

Các lãnh đạo phụ trách tiền lương cũng cho biết họ sẽ tiếp tục sử dụng các chiến lược ngoài lương cơ bản để tăng tổng thu nhập cho nhân viên, chẳng hạn như các loại...

Chờ đợi động thái kế tiếp của Fed

Trong bối cảnh lạm phát đang hạ nhiệt, giới tài chính đang đổ dồn sự chú ý vào cuộc họp quan trọng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) diễn ra vào ngày 17/09. Dù đã...

Sau Yagi, Trung Quốc lại đối mặt với siêu bão mạnh nhất kể từ năm 1949

Cơn bão mạnh nhất trong hơn 7 thập kỷ đã đổ bộ vào thủ phủ tài chính của Trung Quốc, mang theo gió giật mạnh và mưa lớn đến vùng duyên hải phía đông, gây xáo trộn...

Thị trường bán dẫn toàn cầu sẽ đạt 5.000 tỷ USD năm 2050

Thị trường chất bán dẫn thế giới đang ở làn sóng thứ hai, với động lực tăng trưởng đến từ các công nghệ như Trí tuệ Nhân tạo và lái xe tự động.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98