Thương chiến Mỹ - Trung leo thang: Doanh nghiệp Việt lo bị vạ lây

15/05/2019 08:21
15-05-2019 08:21:03+07:00

Thương chiến Mỹ - Trung leo thang: Doanh nghiệp Việt lo bị vạ lây

Các doanh nghiệp Việt bắt đầu lo ngại và tìm cách ứng phó với cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang tăng nhiệt

Ngày 14-5, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, nhiều doanh nghiệp (DN) cho biết đang theo dõi sát tình hình cuộc chiến thương mại giữa Mỹ - Trung Quốc và bắt đầu bày tỏ lo ngại tác động đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của họ.

Lo thiếu nguyên liệu từ Trung Quốc

Ông Phạm Hải Long, Tổng Giám đốc Công ty CP Thực phẩm Argex Sài Gòn, cho biết động thái Mỹ tăng thuế từ 10% lên 25% đối với 200 tỉ USD hàng nhập khẩu của Trung Quốc, đồng thời cảnh báo có thể áp thuế thêm hơn 300 tỉ USD hàng hóa còn lại của Trung Quốc. Ngay lúc đó, Trung Quốc cũng thông báo nâng thuế với hàng ngàn sản phẩm hàng hóa của Mỹ từ ngày 1-6... khiến các DN Việt không thể ngồi yên được nữa. Argex Sài Gòn xuất khẩu thực phẩm, thủy sản chế biến sang Mỹ, lại nhập khẩu một số nguyên liệu đầu vào từ Trung Quốc (dù không nhiều) nên càng quan tâm tình hình thương chiến.

Có nhiều thách thức về hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu mà doanh nghiệp Việt phải đối mặt trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Trong ảnh: Bốc dỡ hàng hóa tại cảng Cát Lái, TP HCM. Ảnh: HOÀNG TRIỀU

"Đồng nhân dân tệ giảm giá liên tục những ngày qua, USD tăng giá trên thị trường quốc tế và tỉ giá USD/VNĐ biến động đều ảnh hưởng tới các DN xuất nhập khẩu. Dù DN xuất khẩu hưởng lợi nhờ tỉ giá USD/VNĐ tăng nhưng nếu tỉ giá tăng cao, nhà nhập khẩu ở nước ngoài sẽ phải nhập giá cao, khó bán cho người tiêu dùng, khi đó DN Việt Nam cũng bị ảnh hưởng" - ông Phạm Hải Long phân tích.

Do đó, điều quan trọng lúc này là các DN kiến nghị nhà nước cần có chính sách ổn định tỉ giá, không để biến động quá mạnh.

Ông Phạm Xuân Trình, Tổng Giám đốc Tổng Công ty CP Phong Phú, thừa nhận ngành dệt may đã chịu những ảnh hưởng nhất định từ diễn biến leo thang của cuộc chiến thương mại này. Cụ thể, DN dệt may nhập khẩu bông để sản xuất sợi cotton xuất khẩu, trong đó có thị trường Trung Quốc. Hiện giá bông nhập khẩu đã giảm gần 10% so với 2 tuần trước, khiến những DN đặt hàng trước đó gặp khó dù hàng chưa về đến cảng. Hàng dệt may Trung Quốc bị đánh thuế cao vào Mỹ sẽ giảm xuất khẩu, khi đó cũng tác động làm giảm nhu cầu nhập khẩu sợi cotton từ Việt Nam.

"Ai cũng nghĩ từ cuộc chiến thương mại này, hàng dệt may từ Trung Quốc qua Mỹ bị đánh thuế cao giúp Việt Nam và các nước khác hưởng lợi. Nhưng nhìn ở góc độ khác, DN Trung Quốc sẽ dịch chuyển sang Việt Nam và các nước trong khu vực để né thuế, khi đó DN Việt sẽ phải cạnh tranh về nguồn lao động" - ông Phạm Xuân Trình nói.

Quan trọng nhất, theo các DN dệt may, da giày, là Trung Quốc đang nắm thị phần lớn về cung cấp nguyên phụ liệu cho DN Việt. Nay, nếu không xuất được qua Mỹ, DN Trung Quốc sẽ thu hẹp sản xuất, chỉ cung cấp nguyên liệu cho nhu cầu trong nước, DN Việt sẽ gặp khó. Sản lượng toàn cầu giảm cũng tác động đến DN trong nước…

"Lúc này, vấn đề nội lực của DN trong nước sẽ quyết định bài toán cạnh tranh. Nếu không chủ động được nguồn nguyên liệu, rất khó để DN dệt may cạnh tranh. Riêng ở Phong Phú, DN có lợi thế lâu nay vẫn sản xuất từ kéo sợi, có nguyên liệu, sản xuất ra sản phẩm bán cả trong nước và xuất khẩu nên chưa thấy quá khó khăn. Nhưng để hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại này cần thêm thời gian khi các DN Mỹ hoặc Trung Quốc có nhu cầu tìm kiếm nhà cung cấp mới để né cuộc chiến" - ông Phạm Xuân Trình phân tích thêm.

Thận trọng chọn lọc vốn FDI

Trong xu hướng dịch chuyển dòng vốn đầu tư để né chiến tranh thương mại, Việt Nam được đánh giá là một trong những điểm đến của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Trung Quốc, nhờ triển vọng tăng trưởng kinh tế cao, môi trường kinh doanh đang cải thiện, chi phí cạnh tranh… Khảo sát gần đây của Hiệp hội DN Mỹ (Amcham) tại Trung Quốc và một số khảo sát khác cho thấy, ít nhất 30% DN Mỹ và gần 50% DN các quốc gia khác tại Trung Quốc đang có ý định dịch chuyển đầu tư sang Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Thực tế, một số DN Trung Quốc đã và đang chuyển hoạt động sản xuất sang Việt Nam, như trường hợp Công ty Sintai Furniture chuyên sản xuất bàn ghế nội thất của Trung Quốc đang chuyển 20% hoạt động sản xuất sang Việt Nam để tránh thuế của Mỹ. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy 4 tháng đầu năm, Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam với 187 dự án, tổng vốn đăng ký cấp mới 1,31 tỉ USD và vốn đăng ký điều chỉnh thêm 116 triệu USD. Theo các chuyên gia, vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam là tín hiệu tốt và cũng là cơ hội để cơ quan quản lý chọn lọc dự án đầu tư, hướng đến các dự án có hàm lượng công nghệ, giá trị gia tăng cao, không ô nhiễm môi trường…

Dưới góc nhìn của DN, động thái dịch chuyển dòng vốn đầu tư từ Trung Quốc sang Việt Nam khiến DN trong nước đang bị cạnh tranh gay gắt về nguồn lao động. Có DN Trung Quốc vừa mới thành lập, chưa hoạt động đã đăng thông báo tuyển dụng 10.000 lao động.

Một mối lo khác của nhiều DN xuất khẩu dệt may, da giày, sắt thép là các hoạt động sản xuất hàng Trung Quốc ở Việt Nam rồi gắn mác "made in Việt Nam" xuất qua Mỹ để tránh xuất xứ. Thực tế đã có trường hợp bị phát hiện hàng giả hoặc giày dép ở khu vực biên giới đóng mác "made in Việt Nam" rồi xuất ra nước ngoài. Lúc này, DN cần sự hỗ trợ, vào cuộc của cơ quan quản lý nhằm bảo vệ hàng Việt. Về lâu dài, nếu không có hàng rào phòng vệ thương mại, quản lý thị trường sẽ ảnh hưởng đến những DN xuất khẩu làm ăn chân chính.

Nhiều DN cho rằng thương chiến Mỹ - Trung đã kéo dài gần 1 năm nhưng thời gian qua DN Việt chưa được hỗ trợ thông tin đầy đủ trong tìm kiếm các giải pháp ứng phó. Do đó, họ kiến nghị nhà nước cần thông tin nhanh, kịp thời các chính sách để giúp DN nắm bắt kịp thời, tránh nguy cơ thiệt hại từ cuộc chiến thương mại này. 

THÁI PHƯƠNG

Người Lao động





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thủ tướng: Quy định, chính sách nào tốt nhất cho đất nước thì cương quyết làm

Tại phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật tháng 9, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần tiếp tục đổi mới tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa quản lý chặt...

Hồi phục nhanh sau bão Yagi, Quảng Ninh đón hơn 6 nghìn lượt khách

Sau khi nhanh chóng khắc phục hậu quả của cơn bão số 3, vịnh Hạ Long, Quảng Ninh đã đón hơn 6.000 lượt khách đến tham quan, lưu trú, trong đó có nhiều đoàn khách du...

Việt Nam trong nhóm top 1 an toàn thông tin toàn cầu

Theo Chỉ số An toàn thông tin mạng toàn cầu (GCI) 2024 của Liên minh Viễn thông quốc tế, Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia bậc 1 “kiểu mẫu”.

Nghiên cứu kinh nghiệm thế giới để đề xuất phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam

Bộ Công Thương vừa được giao nghiên cứu kinh nghiệm phát triển điện hạt nhân của các nước trên thế giới để đề xuất phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam trong thời...

Việt Nam-Indonesia hướng tới mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 18 tỷ USD

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống đắc cử Indonesia Prabowo Subianto nhất trí phối hợp tháo gỡ khó khăn, giảm rào cản thương mại, tạo thuận lợi triển khai các...

Chuyển khoản nhầm 450 triệu đồng, hơn 2 tháng vẫn bặt tin!

Một khách hàng chuyển khoản nhầm 450 triệu đồng, tài khoản phía người nhận nhầm đã bị phong tỏa nhưng hơn 2 tháng nay vẫn chưa thể lấy lại tiền.

Để nhiều sản phẩm Việt Nam có mặt trên thị trường Hàn Quốc

Bộ trưởng Oh Young Joo cho biết việc có thêm nhiều sản phẩm Việt Nam tại thị trường Hàn Quốc hay có nhiều tiểu thương Việt Nam kinh doanh ở các chợ truyền thống ở...

Canada ban hành kết luận cuối điều tra chống bán phá giá dây thép từ Việt Nam

Biên độ bán phá giá của các doanh nghiệp Việt Nam được xác định cụ thể như sau: Công ty CP Thép Hoà Phát Dung Quất là 17,7% và Công ty Thép Hoà Phát Hải Dương là...

Các đối tác phát triển đánh giá cao dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi)

Ngày 13/9, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến các đối tác phát triển về dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi). Hội thảo có sự tham dự của nhiều đối...

Các quỹ châu Á lập liên minh, hứa hẹn bơm 35 tỉ đô la vào Việt Nam

Một liên minh đầu tư mới thành lập, có tên gọi Vietnam Private Capital Agency (VPCA) đặt mục tiêu thúc đẩy 35 tỉ đô la Mỹ vốn đầu tư chảy vào Việt Nam trong thập...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98