Thủy Tạ: Dù kem có "tan chảy" thì giá cổ phiếu vẫn tăng dựng đứng!

17/05/2019 11:21
17-05-2019 11:21:37+07:00

Thủy Tạ: Dù kem có "tan chảy" thì giá cổ phiếu vẫn tăng dựng đứng!

Có một nghịch lý đang diễn ra ở CTCP Thủy Tạ (UPCoM: TTJ) khi mà hoạt động kinh doanh sụt giảm liên tục nhưng giá cổ phiếu vẫn tăng dựng đứng!

Trong 3 năm trở lại đây (từ năm 2016 đến năm 2018), kết quả kinh doanh của TTJ thể hiện sự sụt giảm rõ rệt khi lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ giảm từ hơn 7 tỷ đồng xuống chỉ còn hơn 2 tỷ đồng trong năm 2018.

Kết quả kinh doanh của TTJ

Kem Thủy Tạ đang "tan chảy"!

Một trong những nguyên nhân khiến hoạt động kinh doanh của Thủy Tạ sụt giảm là do mảng kem - vốn là mảng chủ lực của Công ty liên tục đi xuống. Cụ thể, từ mức doanh thu hơn 54 tỷ đồng năm 2016, giảm xuống còn 47.5 tỷ đồng năm 2017 và còn 45.9 tỷ đồng năm 2018.

Hơn nữa, trong bối cảnh doanh thu không tăng trưởng, thậm chí sụt giảm thì chỉ cần một sự gia tăng ở chi phí (chí phí bán hàng) cũng đủ làm cho lợi nhuận của TTJ bị ảnh hưởng tiêu cực mạnh mẽ.

Theo đánh giá của TTJ, sản phẩm kem mang tính thời vụ cao nên chịu ảnh hưởng lớn bởi thời tiết không thuận lợi. Sự cạnh tranh từ đối thủ nhiều tiềm lực ngày một gay gắt với nhiều dòng sản phẩm mới, trong khi thị trường tỉnh lẻ xuất hiện nhiều dòng sản phẩm kem rẻ tiền.

Hơn nữa, chi phí bán hàng lớn, đặc biệt chi phí khấu hao về tủ đông, trong khi hiệu quả quản trị hệ thống kem có tủ thấp. Chất lượng kem của Thủy Tạ đi xuống vì độ lạnh không đảm bảo do hệ thống máy móc quá cũ, chưa đầu tư kịp. Vì thế các sản phẩm kem không có khả năng cạnh tranh, ảnh hưởng lên bán hàng và tiêu thụ.

Những nguyên nhân trên chính là lý do khiến mảng kem của Thủy Tạ liên tục "tan chảy" trong 3 năm qua!

Bên cạnh đó, mảng nước (đứng thứ 2 sau mảng kem về doanh thu) của TTJ, mặc dù có thị phần và tiềm năng nhưng do giá thành sản xuất lớn, trong khi thị trường chưa xây dựng hệ thống qua phối qua kênh quận, huyện hợp lý dẫn đến chi phí bán hàng cao nên chưa hiệu quả và còn lỗ.

Giá cổ phiếu tăng dựng đứng

Mặc dù kết quả kinh doanh suy giảm nhưng giá cổ phiếu TTJ đã tăng gần 172% kể từ đầu năm 2018 đến nay, tương đương tăng 52,815 đồng/cp. Song, khối lượng giao dịch của TTJ cực thấp, chỉ đạt bình quân 197 cp/phiên.

Chú thích: Diễn biến giá cổ phiếu TTJ từ đầu năm 2018 đến 17/05/2019. Nguồn: VietstockFinance

Hiện, cơ cấu cổ đông của TTJ có Tổng Công ty Thương mại Hà Nội - CTCP (UPCoM: HTM) sở hữu tỷ lệ lớn nhất (hơn 51%).

Năm 2019, căn cứ tình hình thị trường và trên cơ sở đánh giá về thực tế các nguồn lực, đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh, TTJ đặt mục tiêu tăng trưởng với tổng doanh thu đạt 109 tỷ đồng, tăng nhẹ 6% trong khi lợi nhuận trước thuế gần 7 tỷ đồng, cao gấp 2 lần so với thực hiện năm 2018.

Theo TTJ, để đạt được kế hoạch đề ra, Công ty sẽ tập trung vào các dịch vụ, sản phẩm truyền thống và chiếm ưu thế như dịch vụ nhà hàng, sản phẩm kem công nghiệp, nước tinh khiết và bánh trung thu. Đồng thời, tiếp tục tăng cường đầu tư tài sản, cải tạo sửa chữa cơ sở vật chất đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh được thường xuyên, liên tục, nhất là những tháng mùa vụ, cao điểm đặc biệt đối với nhà máy sản xuất kem và nhà máy sản xuất nước tinh khiết.

Khang Di

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chủ toà tháp cao thứ 3 Sài Gòn - Marina Central Tower âm vốn chủ gần 800 tỷ

Sở hữu dự án Marina Central Tower (tên cũ là The Sun Tower) là tòa nhà văn phòng hạng A và trung tâm thương mại cao cấp, có vị trí đắc địa ở quận 1, ngay quảng...

HAH điều chỉnh kế hoạch lãi ròng 2024 tăng 55%, sắp đầu tư tàu container 3,500 - 5,000 TEU

Ngày 18/09, HĐQT CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HOSE: HAH) phê duyệt điều chỉnh kế hoạch kinh doanh năm 2024 với sản lượng nhích nhẹ hơn kế hoạch ban đầu, tuy nhiên...

TTBGroup lùi tiến độ dự án Green City tại Bắc Giang đến năm 2026

HĐQT CTCP TTBGroup (UPCoM: TTB) mới đây thông qua nội dung điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án xây dựng nhà chung cư thương mại tại khu dân cư cạnh đường Xương Giang...

Hai công ty con của Viglacera cùng đổi Chủ tịch mới

Cả 2 công ty con của Viglacera là Viglacera Hà Nội và Viglacera Thăng Long vừa thông báo thay Chủ tịch HĐQT và Giám đốc Công ty.

Động thái mới tại dự án bất động sản ngàn tỷ của TCM

Sáng 20/09, Công ty TNHH TC Tower, công ty con 100% vốn của CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (HOSE: TCM), đã ký kết hợp tác chiến lược với CTCP DBFS để...

Bên trong Nhà máy Đạm Phú Mỹ

Từ ngày 09/09 đến ngày 11/9/2024, Phú Mỹ đã phối hợp với đơn vị thành viên (PVFCCo SE) tổ chức các chương trình tham quan đặc biệt tại Nhà máy Đạm Phú Mỹ và NPK Phú...

Vinamilk và FPT hợp tác chiến lược nâng tầm quản trị tài chính toàn diện bằng giải pháp công nghệ

Ngày 11/09/2024, CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk, HOSE: VNM) và Tập đoàn FPT đã tổ chức thành công buổi lễ công bố vận hành chính thức hệ thống FPT CFS - Giải pháp đóng...

Thuduc House gửi ngân hàng 7 tỷ nhưng bị cưỡng chế trích tiền từ tài khoản hơn 91 tỷ

CTCP Phát triển nhà Thủ Đức (Thuduc House, HOSE: TDH) vừa nhận được các quyết định của Cục Thuế TPHCM về việc cưỡng chế thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản...

Coteccons tự tin thu hồi được phần lớn nợ xấu, tham vọng ở nước ngoài đã có gì?

Ông Bolat Duisenov – Chủ tịch CTCP Xây dựng Coteccons (HOSE: CTD) cho biết thời gian tới, Coteccons sẽ mở các văn phòng tại nước ngoài, tìm hiểu, đưa ra các quyết...

Lasuco đề xuất chia cổ tức 5% bằng tiền và 7% bằng cổ phiếu

CTCP Mía Đường Lam Sơn (Lasuco, HOSE: LSS) vừa công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ, việc chia cổ tức được cổ đông quan tâm hơn cả sau niên độ 2023-2024 lãi khủng.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98