Tín hiệu đằng sau động thái nhắm tới Huawei của ông Trump?

17/05/2019 11:13
17-05-2019 11:13:39+07:00

Tín hiệu đằng sau động thái nhắm tới Huawei của ông Trump?

Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa liệt ông lớn viễn thông Trung Quốc Huawei vào “danh sách đen” và phát tín hiệu rõ ràng rằng ông không muốn các công ty Mỹ làm ăn với Trung Quốc, ông Jim Cramer, chủ trì chương trình “Mad Money”, cho biết trong ngày thứ Năm (16/05).

Thông tin trên lập tức nhấn chìm nhóm cổ phiếu của công ty sản xuất chip điện tử – Qualcomm, Skyworks Solutions, Broadcom, Micron, và Xilinx – giảm tới 7.3%, ông cho biết.

“Huawei có công nghệ tốt nhất đối với việc triển khai cơ sở hạ tầng 5G, nhưng thiếu vắng linh kiện từ các nhà cung ứng Mỹ, công nghệ này không thể hoạt động được. Họ sẽ bị ‘tẩn’ nhừ tử”, ông Cramer cho hay. “Đây có thể là dấu chấm hết trong vai trò dẫn đầu về 5G của Huawei. Đây là một đòn tấn công rất mạnh tới công ty đi tiên phong về 5G này”.

Trong ngày thứ Tư (15/05), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một sắc lệnh ủy quyền cho Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross – có tham vấn với các quan chức hàng đầu khác – để ngăn chặn các giao dịch có liên quan tới công nghệ thông tin và công nghệ viễn thông “tạo ra rủi ro không thể chấp nhận được tới an ninh quốc gia của nước Mỹ”. Sắc lệnh này sẽ “ngăn chặn công nghệ Mỹ bị sử dụng bởi các thực thể nước ngoài theo cách có khả năng làm suy yếu an ninh quốc gia Mỹ hoặc lợi ích chính sách đối ngoại của Mỹ”, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross cho biết.

Động thái này cấm các doanh nghiệp Mỹ mua thiết bị từ Huawei và đòi hỏi phải có giấy phép đặc biệt để bán linh kiện cho Huawei, ông Cramer nhấn mạnh.

Chứng chỉ quỹ ETF bám sát nhóm cổ phiếu thiết bị bán dẫn giảm 1.4%.

“Đây là một bước leo thang từ Nhà Trắng. Ông Trump đã làm điều tương tự với một công ty Trung Quốc quy mô nhỏ hơn cách đây không lâu, ZTE, mặc dù ông đã nhanh chóng rút lại lệnh cấm”, ông Cramer cho hay. “Lần này có hơi khác biệt… Rõ ràng là Tổng thống Mỹ không còn quan tâm liệu động thái của ông có gây tổn thương tới các doanh nghiệp lớn của Mỹ hay không”.

Mặc dù nhiều công ty bán dẫn bị tác động nặng nề trong phiên ngày thứ Năm (16/05), nhưng các chỉ số chứng khoán chính vẫn tăng gần 1%. Dow Jones tăng 214 điểm, S&P 500 tiến 0.89% và Nasdaq Composite cộng 0.97%.

“Chỉ số tăng không quan trọng, các thành phần của đà tăng mới quan trọng”, ông Cramer cho hay. “Đây là ngày mà chúng ta phân định rõ ràng những cổ phiếu chiến thắng và những cổ phiếu thua cuộc”.

Cổ phiếu Cisco vọt 6.7% và Walmart – vốn có hoạt động kinh doanh ở Trung Quốc – cũng tiến 1.43%. Ông Cramer gọi hai cổ phiếu này là “những cổ phiếu chiến thắng đầy bất ngờ”.

Ông Cramer cho biết nhiều chuyên gia dự báo cổ phiếu Cisco sẽ tụt dốc, nhưng nhà sản xuất thiết bị mạng vừa công bố báo cáo lợi nhuận vượt dự báo. Walmart – vốn đã và đang đầu tư vào mảng kỹ thuật số và các lĩnh vực khác – cũng đưa ra hệ số EPS lạc quan hơn dự báo và doanh số tại Mỹ tăng trưởng 3.4%.

“Chúng thể hiện mức độ miễn nhiễm với hàng rào thuế quan – một yếu tố đã làm chao đảo cả Phố Wall”, ông Cramer nhận định. “Những công ty này được cho là bị mắc kẹt trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Hóa ra điều đó không đúng chút nào”.

Tài sản của Cisco và Walmart không giống như tài sản của Ralph Lauren và Macy’s – hai cổ phiếu này khép phiên trong sắc đỏ. Trước đó trong tuần này, cổ phiếu Ralph Lauren và Macy’s leo dốc mạnh nhờ báo cáo lợi nhuận lạc quan nhưng sau đó lại tụt dốc sau khi tiết lộ họ có đầu tư vào Trung Quốc.

CEO Cisco Chuck Robbins nói với các cổ đông rằng họ nhận thấy tác động nhỏ từ các hàng rào thuế quan vì đã chuẩn bị cho tình huống này từ 6 tháng trước và đã chuyển nguồn nhập hàng sang quốc gia khác.

Walmart cảnh báo họ sẽ buộc phải nâng giá nếu ông Trump áp thêm thuế 25% lên 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc.

May là ông lớn Walmart không hề xuất khẩu thức ăn từ Trung Quốc, điều này có nghĩa giá hàng hóa của họ có thể vẫn ở mức thấp, ông Cramer nhận định. Hơn nữa, ông lớn bán lẻ này có thể vượt qua giông bão nhờ quy mô khổng lồ, vì họ “có thể nhập hàng với cái giá tốt hơn những nhà bán lẻ khác trên hành tinh (có lẽ trừ Amazon)”.

Nếu Walmart cần phải thay đổi nhà cung ứng thì họ sẽ làm thế và vẫn có giá tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh, Cramer nói, đồng thời cho biết thêm ông lo ngại nhiều hơn về tác động tiêu cực của đồng USD mạnh tới doanh số quốc tế của Walmart.

“Đây là góc nhìn của tôi: Tổng thống Mỹ Donald Trump giờ nắm quyền. Ông đang nắm quyền quyết định công ty Mỹ nào có thể làm ăn với Trung Quốc. Nếu làm ăn với Trung Quốc quá nhiều, ông ấy sẽ chỉ trích bạn. Nếu mua quá nhiều từ Trung Quốc, ông ấy sẽ dòm ngó bạn. Nếu phụ thuộc vào Trung Quốc quá nhiều, ông ấy sẽ nghiền nát bạn”, Cramer cho hay.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FiLi







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Kinh tế Mỹ và kịch bản không hạ cánh

Từ chỗ được dự báo sẽ hạ cánh mềm, nền kinh tế Mỹ giờ đây đang có khả năng xảy ra kịch bản không hạ cánh, với lạm phát cao dai dẳng và tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này...

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc trước thềm cuộc họp của Fed

Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson tại S&P Global Market Intelligence, sự suy giảm nhu cầu và sự hạ nhiệt của thị trường lao động đã dẫn đến áp lực giá thấp...

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...

Hội nghị mùa Xuân 2024: Nỗ lực giữ vững sự phục hồi và phát triển ổn định

Trọng tâm của Hội nghị mùa Xuân năm nay là tập trung thảo luận các vấn đề đang được toàn cầu quan tâm, bao gồm triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới, hợp tác quốc...

Thị trường bất động sản của Mỹ gặp khó khăn do lãi suất và giá nhà cao

Doanh số bán nhà đã qua sở hữu, chiếm phần lớn doanh số bán nhà của Mỹ, đã giảm 4,3% trong tháng 3/2024, xuống mức 4,19 triệu căn.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98