Trung Quốc sắp sử dụng "con át chủ bài" đất hiếm trong thương chiến Mỹ-Trung?

29/05/2019 10:13
29-05-2019 10:13:17+07:00

Trung Quốc sắp sử dụng "con át chủ bài" đất hiếm trong thương chiến Mỹ-Trung?

Bắc Kinh đang chuẩn bị sử dụng lượng đất hiếm của họ như là biện pháp đáp trả trong cuộc chiến thương mại với Washington, dựa trên hàng loạt nguồn tin truyền thông ở Trung Quốc – bao gồm dấu hiệu từ cơ quan hoạch định chính sách Nhà nước.

Mỹ không nên đánh giá thấp khả năng chiến đấu của Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại, tờ People’s Daily – tờ báo hàng đầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc – cho biết trong một bài bình luận trong ngày thứ Tư (29/05).

Tờ báo này cho biết, không khó để trả lời câu hỏi liệu Trung Quốc sẽ sử dụng đất hiếm như một vũ khí đáp trả trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung hay không.

Trung Quốc đang “nghiêm túc” cân nhắc giới hạn xuất khẩu đất hiếm tới Mỹ và có thể thực hiện những biện pháp đáp trả khác, Tổng biên tập của tờ Thời báo Hoàn cầu cho biết trong một dòng tweet. Một quan chức tại Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia (NDRC) nói với CCTV rằng người dân Trung Quốc sẽ không vui khi thấy những sản phẩm được làm từ lượng đất hiếm xuất khẩu từ Trung Quốc được sử dụng để kìm hãm sự phát triển của Trung Quốc.

Các bài báo đăng tải trên tờ Thời báo Hoàn cầu và Shanghai Securities News đưa ra những quan điểm tương tự  trong ngày thứ Tư (29/05).

Trong báo cáo ngày 21/05/2019, Yi Zhu, Chuyên viên phân tích cấp cao tại Bloomberg Intelligence, cho biết Mỹ sẽ tiếp tục phụ thuộc vào phần đất hiếm nhập khẩu từ Trung Quốc – nguyên liệu được sử dụng trong các linh kiện quan trọng như thiết bị điện tử, xe lai (hybrid) và hệ thống dự trữ năng lượng. Nhập khẩu đất hiếm từ Trung Quốc rẻ hơn là sản xuất tại Mỹ.

Cổ phiếu của các nhà sản xuất đất hiếm đã leo dốc mạnh trong vài tuần gần đây nhờ quan điểm cho rằng đất hiếm có thể là “con át chủ bài” trong cuộc chiến thương mại. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tới thăm một nhà máy sản xuất đất hiếm trong tháng này, đi cùng với nhà đàm phán thương mại hàng đầu của ông với Mỹ. Điều này làm dấy lên suy đoán đất hiếm có thể là vũ khí để Trung Quốc đáp trả Mỹ trong cuộc chiến thương mại.

Mỹ nhập khẩu 80% lượng đất hiếm từ Trung Quốc – nhà sản xuất đất hiếm hàng đầu trên toàn cầu. Đất hiếm được sử dụng trong nhiều thiết bị từ điện thoại thông minh cho tới xe hơi điện cho tới thiết bị quân sự. Đất hiếm – vốn bao gồm các yếu tố như neodymium (được sử dụng trong nam châm) và ytrrium (trong thiết bị điện tử) – là khá nhiều trong lớp vỏ trái đất, nhưng lại hiếm hơn các loại quặng khác.

Một vài nhà sản xuất chiếm ưu thế trên thị trường đất hiếm của Trung Quốc, như China Northern Rare Earth Group, Minmetals Rare Earth Co., Xiamen Tungsten Co. và Chinalco Rare Earth & Metals Co.

Cổ phiếu China Northern rose tăng tới 6.1% trên sàn Thượng Hải, còn Lynas Corp. – nhà sản xuất các sản phẩm từ đất hiếm lớn nhất bên ngoài Trung Quốc – tăng tới 11% ở Sydney. Cả hai cổ phiếu này đều tăng hơn 30% trong tháng này. Cổ phiếu China Rare Earth Holdings niêm yết ở Hồng Kông tăng vọt 39%.

Trung Quốc chi phối đất hiếm quá nhiều đến nỗi Mỹ phải cùng với các quốc gia khác phải khởi kiện lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) trước đó trong thập kỷ này để buộc Trung Quốc xuất khẩu thêm đất hiếm giữa lúc thị trường toàn cầu thiếu hụt trầm trọng. WTO ủng hộ Mỹ, trong khi giá bất hiếm lại lao dốc khi các nhà sản xuất chuyển sang các nguyên liệu thay thế.

Trong tháng 12/2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một sắc lệnh điều hành để giảm sự phụ thuộc vào các nguồn khoáng chất quan trọng bên ngoài, như đất hiếm – vốn để giảm bớt tác động từ việc gián đoạn nguồn cung.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FiLi







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Kỳ vọng lạm phát Mỹ giảm mạnh trong tháng 12

Người tiêu dùng Mỹ bớt sợ về lạm phát trong tháng 12/2023 giữa lúc giá năng lượng lao dốc và chính sách tiền tệ của Fed bắt đầu tác động mạnh tới kinh tế.

Tin buồn của Fed: Thị trường việc làm Mỹ mạnh hơn dự báo, tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 3.7%

Thị trường việc làm vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm trong tháng 11/2023, với số lượng việc làm mới tăng mạnh hơn dự báo và tỷ lệ thất nghiệp giảm.

GDP Nhật Bản giảm mạnh nhất kể từ giai đoạn dịch bệnh

Nền kinh tế Nhật Bản giảm mạnh nhất kể từ giai đoạn dịch bệnh và điều này có thể làm rối loạn con đường chính sách của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) giữa...

NHTW Nhật Bản dọn đường cho việc chấm dứt chính sách lãi suất âm

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) dường như đang làm hành lang chuẩn bị cho việc kết thúc chính sách lãi suất âm tại xứ sở mặt trời mọc khi Phó Thống đốc BoJ...

Thêm một ngân hàng trung ương quyết định giữ nguyên lãi suất chủ chốt

Mặc dù không điều chỉnh, nhưng Ngân hàng Trung ương Canada vẫn để ngỏ khả năng lãi suất tiếp tục tăng nếu lạm phát ở nước này không giảm xuống.

Chuyên gia: Fed đang “xa rời” thực tế và sẽ phải giảm lãi suất 5 lần trong năm 2024

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cần phải giảm lãi suất ít nhất 5 lần trong năm 2024, theo dự báo của chuyên gia quản lý quỹ Paul Gambles.

Khung thuế toàn cầu: vì lợi ích của ai?

Dự án Chống xói mòn cơ sở tính thuế và dịch chuyển lợi nhuận (BEPS) của OECD/G20 đến nay đã có được sự đồng thuận của 140 thành viên. Nếu thực thi được, dự án này...

Lạm phát hạ nhiệt sẽ khiến Fed và các NHTW đảo chiều chính sách

Các ngân hàng trung ương đang hứng chịu chỉ trích vì phản ứng quá chậm trước những dấu hiệu cho thấy cuộc khủng hoảng lạm phát đang đi qua, chưa đầy hai năm sau khi...

BoJ: Còn quá sớm để dỡ bỏ chính sách nới lỏng tiền tệ

Với lạm phát vượt mục tiêu 2% của Ngân hàng trung ương Nhật Bản trong hơn một năm, thị trường ngày càng kỳ vọng rằng BoJ sẽ dỡ bỏ chính sách nới lỏng tiền tệ vào...

Chủ tịch Fed bác bỏ kỳ vọng sẽ sớm cắt giảm lãi suất

Chủ tịch Jerome Powell không cho rằng Fed sẽ cắt giảm lãi suất quyết liệt trong thời gian tới, cho rằng vẫn còn quá sớm để tuyên bố chiến thắng lạm phát.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98