Vietnam Airlines lên tiếng về khoản lỗ hơn 4.000 tỷ đồng của Jestar

10/05/2019 20:40
10-05-2019 20:40:18+07:00

Vietnam Airlines lên tiếng về khoản lỗ hơn 4.000 tỷ đồng của Jestar

Nếu là doanh nghiệp tư nhân, việc tái cơ cấu Jetstar sẽ chỉ mất 2-3 năm. Tuy nhiên, do công ty mẹ Vietnam Airlines (HVN) là doanh nghiệp Nhà nước nên quá trình tái cơ cấu kéo dài.

Thương hiệu kép Jetstar Pacific-Vietnam Airlines giúp hành khách có nhiều lựa chọn về giá vé máy bay. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+)

Theo lãnh đạo Vietnam Airlines, kể từ khi tiếp nhận Jetstar Pacific (năm 2012), Vietnam Airlines đã thực hiện quy trình tái cơ cấu và đang mang lại kết quả.

Tại Đại hội cổ đông Vietnam Airlines vào sáng nay (ngày 10/5), theo ông Phạm Ngọc Minh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietnam Airlines, về số lỗ lũy kế 4.000 tỷ đồng của Jetstar hiện tại đã được xử lý hết qua các năm kể từ khi Vietnam Airlines tiếp quản. Tuy nhiên, hiện khung pháp lý vẫn chưa đầy đủ nên khoản lỗ đó vẫn "treo".

"Riêng khoản lỗ 2.400 tỷ đồng khi tiếp nhận Jetstar Pacific đã được Vietnam Airlines giải quyết theo từng năm, có sự ghi nhận của các đơn vị kiểm toán độc lập và Kiểm toán Nhà nước. Từ năm 2012 tới nay, số lỗ hàng năm đều được ghi nhận trên sổ sách kế toán của Vietnam Airlines và xử lý trên khoản lãi hàng năm của hãng," ông Minh cho hay.

Ông cũng khẳng định, lợi ích của cổ đông nắm cổ phần Vietnam Airlines không bị ảnh hưởng bởi khoản lỗ luỹ kế tại Jetstar.

Đề cập thêm đến quá trình tái cơ cấu Jetstar Pacific, ông Minh nhìn nhận, với doanh nghiệp tư nhân, việc tái cơ cấu Jetstar sẽ chỉ mất 2-3 năm. Tuy nhiên, do Vietnam Airlines là doanh nghiệp Nhà nước nên quá trình tái cơ cấu kéo dài.

“Lợi nhuận hợp nhất của Vietnam Airlines thời điểm năm 2012 từ 300-400 tỷ đồng. Để Jetstar hoạt động hiệu quả phải thay toàn bộ máy bay để giảm chi phí, nhưng nếu vậy sẽ lỗ ngay 700-1.000 tỷ đồng và Vietnam Airlines phải gánh gần 70%,” vị Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietnam Airlines cho hay.

Tuy nhiên, Vietnam Airlines là doanh nghiệp nhà nước nên chỉ có cách tái cơ cấu Jetstar dần, để số lỗ phân bổ hàng năm sang hãng và giảm dần.

Trên thực tế, từ khi thành lập đến năm 2012, Jetstar Pacific luôn trong tình trạng thua lỗ. Nhưng kể từ khi Vietnam Airlines tiếp nhận, hãng đã thực hiện quy trình tái cơ cấu và đang mang lại kết quả. Năm 2012-2013, Jetstar đã giảm lỗ, năm 2014 lãi 8 tỷ đồng và 2018 số lãi là 34 tỷ đồng.

Theo Chủ tịch Vietnam Airlines, để hoạt động hiệu quả cao hơn, Jetstar phải có khoảng 24 tàu bay nhưng hiện chỉ duy trì mức 18 chiếc do khó khăn về vốn.

“Dù Vietnam Airlines đã xin tăng vốn điều lệ của Jetstar từ năm 2016 nhưng các cơ quan quản lý Nhà nước chưa đồng ý. Hiện, chúng tôi vẫn quản lý theo kiểu Nhà nước là giảm lỗ dần,” ông Minh lý giải.

Bổ sung thêm, ông Dương Trí Thành, Tổng Giám đốc Vietnam Airlines cho biết, từ khi tiếp nhận Jetstar Pacific, quá trình tái cơ cấu hãng này là một chặng đường gian nan, khó khăn, nhưng đến nay, hoạt động tái cơ cấu cơ bản đã thành công.

Thời điểm Vietnam Airlines tiếp nhận Jetstar Pacific (năm 2012), hãng hàng không giá rẻ này có 7 tàu bay, với độ tuổi tàu bay từ 14-17 năm. Từ đó tới nay, Jetstar đã loại dần máy bay cũ, hiện đã thay thế bằng tàu bay mới, tuổi từ 7-10 năm.

“Sau 7 năm, Jestar Pacific đã cơ bản hoạt động ổn, tình hình kinh doanh cải thiện, có lãi, có tương lai và gắn vào tổng công ty tạo hiệu ứng tốt, góp phần vào kỷ lục lợi nhuận của tổng công ty giai đoạn 2017-2018," ông Thành cho biết.

Hiện, Jetstar Pacific có 2 cổ đông lớn, là Vietnam Airlines nắm giữ 68, 8% cổ phần, Tập đoàn Qantas-Australia nắm 27% cổ phần. Năm 2018, hãng này đạt doanh thu hơn 9.310 tỷ đồng và có lãi./.

Việt Hùng

Vietnam+







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đại gia Thái mộng giành ngôi vương bán lẻ thực phẩm Việt

Central Retail là ví dụ điển hình về cách một tập đoàn ngoại quốc xâm nhập vào thị trường bán lẻ - tiêu dùng đầy hứa hẹn của Việt Nam.

Chủ điện mặt trời Hồng Liêm 3 báo lãi đậm nhưng chậm thanh toán trái phiếu

Nửa đầu năm nay, Công ty TNHH Điện mặt trời Trường Lộc - Bình Thuận lãi sau thuế hơn 31 tỷ đồng, gấp 6.5 lần cùng kỳ năm trước. Đây cũng là mức lợi nhuận cao nhất...

Hưng Thịnh Land kinh doanh ra sao trong nửa đầu năm?

CTCP Hưng Thịnh Land lỗ sau thuế hơn 538 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2024, cùng kỳ lỗ hơn 88 tỷ đồng.

Khải Hoàn (KHG) và công ty liên quan làm gì tại dự án 6,000 tỷ đồng ở Vĩnh Long?

CTCP Tập đoàn Khải Hoàn Land (HOSE: KHG) cho biết siêu dự án 6,000 tỷ đồng hợp tác cùng CTCP Bất động sản Khải Minh Land tại tỉnh Vĩnh Long đã được phê duyệt quy...

So kè lợi nhuận 8 tháng của 2 doanh nghiệp đầu ngành nước

Tám tháng đầu năm 2024, "ông lớn" ngành nước Biwase ghi nhận 430 tỷ đồng lãi sau thuế, trong khi TDM Water có lãi hơn 112 tỷ đồng - chỉ chiếm hơn 1/4 số lãi Biwase...

Hội nghị “Gateway to ASEAN 2024”: Bà Đặng Huỳnh Ức My chia sẻ những giải pháp đổi mới sáng tạo một cách bền vững

Ngày 06/09 vừa qua, hội nghị “Gateway to ASEAN” 2024 với chủ đề "ASEAN: Crossroad to The World” của Ngân hàng UOB Singapore đã diễn ra tại TP.HCM. Tham dự thảo luận...

Hai pháp nhân liên quan KHG tại siêu dự án Gò Găng bất ngờ giảm mạnh vốn

Hai pháp nhân liên quan KHG tham gia vào siêu dự án Gò Găng mới đây bất ngờ giảm mạnh vốn điều lệ đăng ký từ hàng ngàn tỷ đồng chỉ còn vài trăm tỷ đồng. KHG cũng...

Do đâu SSG điều chỉnh kế hoạch lợi nhuận 2024 gấp 10 lần ban đầu?

Vận tải biển Hải Âu cho biết tàu Sea Dream đang bước vào giai đoạn tàu già sau gần 18 năm khai thác, vì vậy Công ty có kế hoạch bán tàu này với giá từ 3.4-3.6 triệu...

Cựu thành viên GVR lại tạm dừng hoạt động kinh doanh, có khả năng giải thể

Lãnh đạo CTCP Xây dựng - Địa ốc Cao su (UPCoM: RCD) vừa quyết định tạm dừng kinh doanh trong vòng 1 năm do hoạt động không hiệu quả.

Bất chấp sóng gió thị trường, 2 ông lớn ngành nhựa vẫn đua nhau lập đỉnh

NTP và BMP là những đối thủ truyền thống trong ngành nhựa. Tuy nhiên, trên thị trường chứng khoán, cuộc đua về giá cổ phiếu cũng đang diễn ra bất chấp tâm lý chung...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98