Ba kịch bản khả dĩ từ cuộc gặp Trump-Tập vào cuối tuần này

25/06/2019 11:03
25-06-2019 11:03:12+07:00

Ba kịch bản khả dĩ từ cuộc gặp Trump-Tập vào cuối tuần này

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến gặp mặt tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Nhật Bản vào cuối tuần này và Phố Wall đang chuẩn bị tâm lý để đối phó với các kịch bản khả dĩ.

Hai nhà lãnh đạo được dự báo sẽ thảo luận về cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đang diễn ra. Các cuộc đàm phán về một thỏa thuận thương mại có thể đã đổ vỡ vào đầu tháng 5 sau khi chính quyền Trump tăng thuế từ 10% lên 25% đối với hàng hóa nhập khẩu trị giá khoảng 200 tỷ USD của Trung Quốc. Trung Quốc trả đũa bằng cách nâng thuế đối với 60 tỷ USD hàng hóa Mỹ. Tổng thống Donald Trump cũng đã đưa ra ý tưởng áp thuế đối với thêm 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc chưa bị áp thuế trong những vòng trước.

* Quan chức Mỹ: “Ông Trump thoải mái với bất kỳ kết quả nào từ cuộc gặp với ông Tập”

Donald Straszheim, Chiến lược gia tại Evercore ISI, cho biết có 3 kịch bản khả dĩ từ cuộc gặp Trump-Tập: Đầu tiên, Mỹ đồng ý trì hoãn áp thêm thuế đối với hàng hóa Trung Quốc trong một khoảng thời gian chưa xác định. Kịch bản thứ hai là Mỹ trì hoãn áp thêm thuế lên hàng hóa Trung Quốc trong khoảng thời gian hữu hạn. Kịch bản thứ ba là Mỹ không đề cập tới việc áp thuế bổ sung trong tuyên bố sau cuộc họp – tức chính quyền này sẽ triển khai áp thuế ngay khi có thể.

Kịch bản 1: Mỹ trì hoãn áp thêm thuế lên hàng hóa Trung Quốc vô thời hạn, nối lại đàm phán (xác suất 45%)

Kịch bản khả dĩ nhất từ cuộc gặp Trump-Tập ở Nhật Bản là Mỹ đồng ý không áp thêm thuế lên 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc mà không có khung thời gian cụ thể, Straszheim cho biết.

Straszheim dự báo, kết quả này có xác suất xảy ra là 45% và được xem là kịch bản có lợi nhiều thứ hai cho ông Trump, ông Tập và thị trường.

“Đây là kịch bản hai bên đồng ý tạm ngưng chiến. Mỹ sẽ ngưng triển khai áp thêm thuế có thể trong một thời gian ngắn, cũng có thể trong một khoảng thời gian dài”, Straszheim cho biết trong một báo cáo. “Các cuộc đàm phán thực sự sẽ được khởi động lại. Kịch bản này có sự không chắc chắn cao nhất về hàng rào thuế quan và gây bất ổn trên thị trường (Trung Quốc, Mỹ và phần còn lại của thế giới), nhưng mang lại sự linh hoạt tối đa cho ông Trump”.

Kịch bản 2: Mỹ trì hoãn áp thêm thuế lên Trung Quốc trong khoảng thời gian hữu hạn và nối lại đàm phán (xác suất 35%)

Kịch bản khả dĩ thứ hai là hai bên đồng ý khởi động lại đàm phán thương mại, trong đó Mỹ trì hoãn áp thêm thuế lên Trung Quốc trong một khoảng thời gian hữu hạn, Straszheim cho biết.

Có xác suất 35% để kết quả này xảy ra và nó sẽ là kịch bản thuận lợi nhất đối với ông Tập và thị trường chứng khoán vì nó sẽ cho họ thời gian để “thở”. Kịch bản này cũng sẽ mang lại cho thị trường sự chắc chắn để khoảng thời gian đàm phán (và đánh giá). Nhưng điều làm cho kịch bản này khó xảy ra là nó sẽ cản trở ông Trump trong các cuộc đàm phán trong tương lai.

“Ông Trump không có sự linh hoạt trong khoảng thời gian này”, Straszheim cho hay.

Kịch bản này – cùng với kịch bản thứ nhất – có thể tạo lợi ích cho những cổ phiếu nhạy cảm với thương mại như Caterpillar và nhóm cổ phiếu sản xuất chip. Những cổ phiếu này đã lao dốc mạnh trong thời gian gần đây giữa lúc đám mây u ám về thương mại tiếp tục đeo bám.

Caterpillar đã tăng 4% trong 3 tháng qua. Micron Technology, Nvidia, Xilinx và Skyworks Solutions lao dốc ít nhất 7.9%. Trong khi đó, S&P 500 vọt hơn 5% trong 3 tháng qua.

Kịch bản 3: Mỹ và Trung Quốc không đề cập tới việc áp thêm thuế, ám chỉ Mỹ sẽ sớm triển khai áp thuế (xác suất 20%)

Đây là kịch bản tệ nhất cho cả ông Tập và thị trường chứng khoán vì nó tạo ra thêm một “cú tát” tới nền kinh tế Trung Quốc và làm gia tăng nỗi lo sợ của nhà đầu tư về cuộc chiến thương mại kéo dài.

“Đây sẽ là tin xấu, cho thấy hai bên gần như không thể đồng thuận về những khác biệt còn lại”, Straszheim cho hay. “Trong trường hợp tốt nhất, hai bên sẽ duy trì liên lạc”.

“Trong kịch bản này, hai bên sẽ không đề cập tới hàng rào thuế quan của Mỹ trong tuyên bố sau cuộc họp, ám chỉ Mỹ sẽ triển khai áp thêm thuế lên 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc”, ông nói thêm. Trong kịch bản này, ông Straszheim kỳ vọng ông Trump sẽ áp thêm thuế 10% lên 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc chưa bị áp thuế trong các vòng trước.

Các tài sản như vàng và trái phiếu Chính phủ Mỹ sẽ được hưởng lợi từ kết quả này khi chứng khoán sẽ chịu áp lực nặng. Vàng đã trên đà tăng mạnh gần đây. Kim loại quý này đạt mức cao nhất kể từ năm 2013 vào ngày thứ Hai (24/06). Các nhà đầu tư cũng đã đầu tư trái phiếu Chính phủ Mỹ gần đây, qua đó đẩy lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm chuẩn xuống mức thấp nhất kể từ năm 2016.

Đây là kịch bản ít có khả năng xảy ra nhất - chỉ có xác suất 20% xảy ra - với các tác động mạnh về chính trị và kinh tế, chiến lược gia này nói.

“Các kịch bản vẫn có thể thay đổi; Không loại trừ khả năng xuất hiện nhiều sự bất ngờ”, ông kết luận.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FiLi







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chính phủ Mỹ lại đối diện nguy cơ đóng cửa do vấn đề ngân sách

Ngân sách chính phủ dự kiến hết hạn vào cuối tháng Chín và Quốc hội Mỹ sẽ cần một dự luật tạm thời được gọi là "nghị quyết tiếp tục" (CR) để giữ cho các hoạt động...

Tín hiệu tích cực cho thị trường bất động sản Mỹ

Chi phí đi vay thấp hơn đã thúc đẩy chỉ số đơn xin mua nhà do Hiệp hội Ngân hàng thế chấp của Mỹ theo dõi tăng 1,8%, lên mức cao nhất trong gần hai tháng.

Trump và Harris đấu khẩu nảy lửa về chính sách thương mại với Trung Quốc

Donald Trump và Kamala Harris đã tranh cãi gay gắt về chính sách Trung Quốc trong cuộc tranh luận Tổng thống do ABC News tổ chức vào sáng ngày 11/09 (giờ Việt Nam).

Lạm phát Mỹ xuống thấp nhất kể từ năm 2021, mở đường cho đợt hạ lãi suất của Fed

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng yếu nhất kể từ tháng 2/2021, tạo tiền đề để Fed hạ lãi suất trong tuần tới.

Trung Quốc đối mặt vòng xoáy giảm phát: Liệu có lặp lại "thập kỷ mất mát" của Nhật Bản?

Bóng ma giảm phát đang bao trùm nền kinh tế Trung Quốc, gợi nhớ về "thập kỷ mất mát" của Nhật Bản. Dữ liệu mới nhất cho thấy tình trạng này đang trở nên trầm trọng...

Fed giảm lãi suất, đồng USD vẫn có thể mạnh lên?

Trong bối cảnh Fed đang chuẩn bị cho một chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ, nhiều chuyên gia cho rằng đồng USD có thể suy yếu. Tuy vậy, một nhà phân tích từ...

Trung Quốc thống trị chuỗi cung ứng năng lượng tái tạo toàn cầu

Trung Quốc đang ngày càng khẳng định vị thế thống lĩnh của mình trong lĩnh vực năng lượng tái tạo. Năm vừa qua chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ của các doanh...

Khủng hoảng bất động sản Trung Quốc: 3 tháng triển khai giải pháp cứu nguy, kết quả vẫn mờ mịt

Tháng 5 vừa qua, Chính phủ trung ương Trung Quốc đã kêu gọi hơn 200 thành phố mua lại các căn nhà "ế ẩm" nhằm giảm bớt tình trạng dư thừa. Tuy nhiên, sau hơn ba...

Các nền kinh tế trên thế giới chưa thể chiến thắng lạm phát

Lạm phát ở Mỹ và các nước Eurozone gần đây đã giảm xuống dưới 3%, chỉ cao hơn một chút so với mục tiêu lạm phát đề ra là 2%; trong khi các nước đang phát triển cũng...

WTO: Chủ nghĩa bảo hộ thương mại đe dọa thu nhập của nước nghèo

Các nước nghèo cần đầu tư nước ngoài và tiếp cận thị trường quốc tế để tăng trưởng bền vững, thu hẹp khoảng cách thu nhập với nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, Tổ...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98