Báo động tình trạng giải ngân thấp vốn ODA

18/06/2019 10:59
18-06-2019 10:59:29+07:00

Báo động tình trạng giải ngân thấp vốn ODA

"Chính phủ nhận diện rõ những tồn tại, cản trở trong việc giải ngân vốn đầu tư công, trong đó có vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi dẫn đến tiến độ giải ngân chậm, làm tăng chi phí dự án, giảm hiệu quả đầu tư".

Báo động tình trạng giải ngân thấp vốn ODA
Theo đánh giá chung của nhóm các nhà tài trợ, Việt Nam "vượt trội hơn" so với tất cả các nước khác về kết quả của các dự án nhưng tỉ lệ giải ngân vốn đang sụt giảm mạnh.

Nhận xét trên được Phó thủ tướng - Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đưa ra khi ông chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi với nhóm 6 ngân hàng tài trợ cho Việt Nam, chiều 17/6.

Chính phủ nhận rõ nguyên nhân

Tại cuộc họp, đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương của Việt Nam cùng nhóm 6 ngân hàng phát triển đã đánh giá quá trình thu hút và sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của Việt Nam, đồng thời đi phân tích, tìm ra những giải pháp triệt để khắc phục tình trạng giải ngân vốn ODA, vốn vay ưu đãi có xu hướng giảm trong thời gian qua.

Theo đánh giá chung của 6 nhà tài trợ, gồm Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc (KEXIM), Cơ quan phát triển Pháp (AFD) và Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW), Việt Nam "vượt trội hơn" so với tất cả các nước khác về kết quả của các dự án.

Tính đến năm 2018, Việt Nam đã tiếp nhận trên 80 tỷ USD nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi, trở thành một trong những nước tiếp nhận nguồn vốn này nhiều nhất trên thế giới, trong đó khoảng 80% là của 6 ngân hàng trên.

Trong tổng số nguồn vốn tiếp nhận, 7 tỷ USD là viện trợ không hoàn lại, trên 70 tỷ USD là vốn vay với lãi suất dưới 2% và 1,62 tỷ USD vốn vay kém ưu đãi nhưng lãi suất vẫn thấp hơn vốn vay thương mại.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, tỉ lệ giải ngân tại Việt Nam giảm từ mức cao 23,1% năm 2014 xuống còn 11,2% trong năm 2018, thấp hơn nhiều so với mức trung bình toàn cầu của nhóm 6 ngân hàng, trong đó tỉ lệ giải ngân toàn cầu của ADB và WB năm 2018 lần lượt là 21% và 20,2%.

Phát biểu tại hội nghị, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh đã thẳng thắn chỉ ra những nguyên nhân của tình trạng giải ngân chậm là do các quy định về thủ tục còn phức tạp, trùng lặp; mức độ sẵn sàng của dự án thấp, còn độ "vênh" về thủ tục giữa bên tiếp nhận là Việt Nam với các nhà tài trợ...

Do đó, Chính phủ đã có những bước đi cụ thể để khắc phục tình trạng trên. Trong đó đã ban hành một loạt quy định nhằm nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng vốn vay nước ngoài, trong đó có Nghị định về cho chính quyền địa phương vay lại, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt định hướng thu hút, sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ giai đoạn 2018-2020, tầm nhìn 2021-2025, trình Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư công, trong đó chú trọng cải cách thủ tục hành chính, phân cấp, phân quyền mạnh hơn…

Tránh nguy cơ đội vốn

Theo Phó thủ tướng, trong thời gian tới, Chính phủ sẽ tiếp tục cải tiến, đơn giản hóa quy trình thủ tục tiếp nhận các nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi. Sau khi Quốc hội thông qua Luật Đầu tư công sửa đổi, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ trình Chính phủ Nghị định thay thế các Nghị định 16 và 132; đồng thời đề nghị các nhà tài trợ phối hợp chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam trong việc xây dựng Nghị định nêu trên.

Cùng với đó cần rút ngắn thời gian khởi động và thực hiện các dự án, đặc biệt là công tác đấu thầu, trên cơ sở làm rõ, sửa đổi các quy định liên quan đến nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi; phối hợp hài hòa thủ tục giữa bên cho vay là các ngân hàng cũng như bên nhận là Việt Nam.

Cần xây dựng quy trình thủ tục cụ thể, rõ ràng, nhất quán về lập thẩm định và giao kế hoạch đầu tư công trung hạn hằng năm đối với nguồn vốn nước ngoài trên nguyên tắc minh bạch hóa thông tin, trao đổi thường xuyên để bố trí vốn kế hoạch phù hợp.

Thực tế, trong thời gian vừa qua, Chính phủ đã điều chuyển vốn từ các dự án giải ngân chậm sang nơi thực sự có nhu cầu bổ sung để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, do đó Phó thủ tướng đề nghị các ngân hàng cũng cần linh hoạt trong điều chỉnh vốn cho các dự án.

Phó thủ tướng cũng cho rằng cần xác định rõ những hạng mục chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển để tạo thuận lợi cho việc xây dựng dự án và kế hoạch thanh quyết toán, đồng thời tránh nguy cơ đội vốn.

Chính phủ cũng sẽ xem xét điều chỉnh tỉ lệ cho vay với chính quyền địa phương phù hợp với từng lĩnh vực và thời hiệu áp dụng tỉ lệ này để tránh tình trạng phải điều chỉnh, phê duyệt nhiều do thay đổi chính sách.

Phó thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường phối hợp với các nhà tài trợ, thường xuyên kiểm điểm tình hình, đánh giá giải ngân các dự án, đề xuất giải pháp kịp thời tháo gỡ khó khăn, không chờ đến khi tổ chức Hội nghị vào cuối năm 2019 mới nêu ra vấn đề cần xử lý.

"Trong bối cảnh Việt Nam đã "tốt nghiệp IDA", các nguồn vốn vay ưu đãi ngày càng hạn hẹp, trong khi lãi suất ngày càng tiệm cận lãi suất vốn vay thương mại, trách nhiệm của chủ dự án và hiệu quả sử dụng càng phải được đề cao. Tôi đề nghị nhóm 6 ngân hàng phát triển phối hợp với Chính phủ xây dựng khung hợp tác phát triển để xác định rõ khả năng huy động nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi cho giai đoạn 2021-2025", Phó thủ tướng nói.

Nguyên Hà

VnEconomy





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh có thể đạt 300 triệu USD

Theo Cục Bảo vệ thực vật, năm 2023, Trung Quốc đã chi khoảng 6,7 tỉ USD để nhập khẩu sầu riêng tươi từ các nước và 1 tỉ USD để nhập khẩu sầu riêng đông lạnh từ Thái...

Các trường hợp dự án đầu tư có sử dụng đất phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

Chính phủ ban hành Nghị định số 115/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử...

Vụ sai phạm liên quan đất đai ở Hậu Giang: Bắt thêm 1 người

Với hành vi bồi thường, hỗ trợ không đúng đối tượng, gây thiệt hại ngân sách nhà nước hàng tỉ đồng nên Lâm Sĩ Tiếng và một cựu phó chủ tịch thị trấn ở Hậu Giang bị...

Phá ổ nhóm chiếm đoạt tài sản dưới hình thức lừa đầu tư “sàn BO”

Từ ngày 13-19/9/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Bắc Kạn đã ra quyết định khởi tố đối với 13 bị can về tội “Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông...

Chuyển đổi xanh: Cơ chế, chính sách là quan trọng

Các chuyên gia đồng tình cho rằng các yếu tố về quy định, chính sách là một trong những vấn đề quan trọng trong quá trình xây dựng nền kinh tế hướng đến Net Zero.

Khuyến khích các doanh nghiệp Singapore hợp tác và đầu tư vào Việt Nam

Việt Nam đề nghị Singapore nỗ lực phối hợp triển khai các sáng kiến mới nhằm khuyến khích các doanh nghiệp Singapore đưa ra các đề xuất hợp tác mới và tăng cường...

Công ty con của KBC đề xuất Tập đoàn The Trump Organization đầu tư vào Hưng Yên

Với thế mạnh về đầu tư bất động sản, khách sạn và sân golf, Tập đoàn The Trump Organization bày tỏ mong muốn hợp tác, đầu tư tại Hưng Yên.

Vụ Xuyên Việt Oil: Chuyện ‘rút ruột’ tiền mang đi hối lộ

Trên đường đến khu vực làm việc của Vụ Thị trường trong nước, ông Nguyễn Văn Thắng kiểm tra thấy có 300.000 USD và đã lấy ra 1 cọc tiền USD gồm 5 thếp (50.000 USD...

Xét xử vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm giai đoạn 2

Vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm trở thành một trong những vụ án kinh tế lớn và phức tạp nhất thời gian gần đây.

Đề xuất chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh sau bão Yagi

Trưởng Ban pháp chế VCCI nhận định đây là thời điểm rất cần những chính sách kinh tế phù hợp để doanh nghiệp các tỉnh miền Bắc nhanh chóng tái thiết, khôi phục sản...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98