Cầu 32 tỷ đồng “lọt” giữa sông
Cầu 32 tỷ đồng “lọt” giữa sông
Một cây cầu có giá trị đầu tư 32 tỷ đồng qua sông Lợi Nông (thành phố Huế) dù hoàn thành xây dựng từ lâu, nhưng do không có đường dẫn hai đầu nên nằm lọt thỏm giữa sông.
Cây cầu 32 tỷ đồng không thể đưa vào sử dụng do thiếu đường dẫn hai đầu
|
Năm 2017, dự án cầu Lợi Nông bắc qua sông Lợi Nông thuộc địa phận phường An Đông, thành phố Huế, được UBND tỉnh TT-Huế phê duyệt xây dựng, với trị giá đầu tư 32 tỷ đồng. Đây là cây cầu có quy mô lớn, mặt cầu rộng, phía trên phẳng, phía dưới khung dầm dạng mái vòm. Cầu là công trình vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép, cầu một nhịp dài hơn 40m, bề rộng theo quy hoạch 24m, đầu tư phân kỳ giai đoạn 1 khổ cầu 10m… Công trình do Ban Quản lý khu vực Phát triển Đô thị tỉnh TT-Huế làm chủ đầu tư.
Sau một thời gian triển khai thi công, đến nay, các hạng mục thiết yếu của cây cầu đã hoàn thành. Tuy nhiên, do thiếu hai đường dẫn đấu nối với hai đầu cầu từ phía đường Hải Triều và Tôn Quang Phiệt, nên công trình hiện còn “lọt thỏm” giữa lòng sông Lợi Nông, không thể thông xe đưa vào sử dụng.
Theo ông Nguyễn Đình Nghị, Chủ tịch UBND phường An Đông, phường rất mong đẩy nhanh tiến độ công trình, cũng như đẩy nhanh công tác đền bù giải phóng mặt bằng nhằm hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật liên quan công trình cầu Lợi Nông.
Còn theo giải thích từ Ban Quản lý khu vực Phát triển Đô thị tỉnh TT-Huế, do ảnh hưởng điều chỉnh quy hoạch tuyến đường Tôn Quang Phiệt từ 19,5m thành 13,5m (tuyến đường này giao với đường hai đầu cầu và đường mặt cắt 24m của dự án) và mới được UBND tỉnh TT-Huế phê duyệt điều chỉnh vào tháng 2/2019 đối với quy hoạch phân khu A - Khu đô thị mới An Vân Dương, nên phải điều chỉnh phạm vi một số vị trí để phù hợp với quy hoạch điều chỉnh.
Mặt khác, do vướng giải phóng mặt bằng liên quan nhiều nhà dân và tỉnh chưa bố trí được nguồn vốn xây đường dẫn hai đầu cầu, nên công trình hiện vẫn dang dở. “Thời gian tới, khi được bố trí vốn, chủ đầu tư sẽ tiếp tục triển khai thi công ngay đường dẫn vào cầu phía đường Hải Triều và tập trung hoàn thành giải phóng mặt bằng, tái định cư cho các hộ dân, để có mặt bằng sạch thi công tuyến đường dẫn còn lại vào năm 2020”, đại diện Ban Quản lý khu vực Phát triển Đô thị tỉnh TT-Huế thông tin.
Vụ đào đường, lắp ống bán nước trái phép: Sở Xây đựng Hà Nội nói gì?
Thay vì phục vụ các vùng “trắng” nước sạch của thành phố theo quy hoạch, đơn vị cung cấp nước sạch sông Đuống lại “thỏa thuận ngầm” để bán nước cho các khu vực chung cư - vốn đang ổn định theo mạng của thành phố. Đây là lý do, trong nhiều tuần nay, hàng nghìn hộ dân ở các khu chung cư Đại Thanh, Linh Đàm đang tập trung phản đối.
Hà Nội phá dỡ bức tường 'tử thần'
Bức tường khu Văn hóa nghệ thuật (phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội) dài khoảng 100 mét xuống cấp trầm trọng gây nguy hiểm cho người dân chính thức được phá dỡ.
Vi phạm đất đai ở Ba Vì, Sóc Sơn: Nể nang nên khó xử lý?
Theo nguyên Phó chủ nhiệm UBKT Trung ương Vũ Quốc Hùng, sự việc một số cán bộ ở huyện Ba Vì ( Hà Nội) bị xử lý là “đã phá đi một ổ tham nhũng”. Ông Hùng cho rằng, nếu bộ máy tốt từ huyện đến xã thì có thể ngăn chặn được từ đầu, không để sai phạm xảy ra. Việc UBKT Trung ương kiểm tra ở Ba Vì là điển hình cho tình trạng “trên nóng dưới lạnh”. “Qua tổng kết thống kê nhận thấy, những vụ việc mà tự thân cấp huyện, từ chi bộ trở lên xử lý được rất ít vì nể nang nhau”, ông Hùng nói.
Dự án gần 1.500 tỷ vừa khánh thành đã phải lột vỉa hè làm lại
Dự án Chỉnh trang sông Tam Bạc (TP. Hải Phòng) với số vốn đầu tư 1.450 tỉ đồng vừa khánh thành và đưa vào hoạt động được vài ngày đã phải lột vỉa hè làm lại.
Khu tập thể có nguy cơ sụp đổ: Những hộ không di chuyển sẽ bị cưỡng chế
Khu tập thể G6A Thành Công (phường Thành Công, Ba Đình, Hà Nội) hiện đã bị nghiêng, khiến hai đơn nguyên 1 và 2 của “tháp nghiêng” này không còn đứng sát nhau mà tách ra tạo thành hình chữ V ở khoảng trống giữa. Tuy nhiên, vài năm qua tình trạng trên vẫn chưa thể xử lý, khiến “tháp nghiêng” này ẩn chứa hiểm họa.
'Đại gia' Huế chiếm dụng đất công, chính quyền bất lực?
Ông Lê Ngọc Thiện - một “đại gia” có tiếng trong giới bất động sản xứ Huế ngang nhiên chiếm dụng khe suối, chiếm đất giao thông do chính quyền quản lý để xây công trình thuộc khu resort, tùy tiện đổ thải trái phép... Hành vi trái pháp luật này khiến dư luận bất bình, nhưng chưa được cấp có thẩm quyền xử lý dứt điểm.
Ngọc Văn