Chứng khoán Hồng Kông khởi sắc sau 3 phiên giảm liên tiếp
Chứng khoán Hồng Kông khởi sắc sau 3 phiên giảm liên tiếp
Chứng khoán châu Á rơi vào trạng thái trái chiều trong ngày thứ Hai (17/06) khi nhà đầu tư đợi chờ cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sắp tới.
Khép lại phiên giao dịch ngày thứ Hai (17/06), thị trường chứng khoán Trung Quốc đại lục rơi vào trạng thái trái chiều, trong đó Shanghai Composite tăng 0.2% lên 2,887.62 điểm, còn Shenzhen Composite giảm 0.195% xuống 1,502.12 điểm và Shenzhen Component lùi 0.33% xuống 8,780.87 điểm.
Ở Hồng Kông, chỉ Hang Seng chỉ còn tăng 108.81 (tương đương 0.4%) lên 27,227.16 điểm, một ngày sau khi những đám đông yêu cầu quan chức hàng đầu của Hồng Kông từ chức sau khi bà đình chỉ (nhưng không rút hẳn) dự luật dẫn độ gây tranh cãi.
Trên thị trường Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 tiến nhẹ lên 21,124 điểm. Trong khi đó, chỉ số Topix vẫn còn giảm 0.45% xuống 1,539.74 điểm. Cổ phiếu Japan Display – vốn là nhà cung ứng cho Apple – rớt 7.02% sau khi Công ty thông báo TPK Holding quyết định không đầu tư vào họ.
Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 0.22% xuống 2,090.73 điểm, còn chỉ số ASX 200 của Australia hạ 0.35% xuống 6,530.90 điểm.
Một nhà đầu tư cho biết, tình trạng hiện nay ở Hồng Kông có thể có tác động vô cùng hạn chế tới thị trường, khi họ tập trung tới bức tranh lớn hơn ở hiện tại.
“Nếu xem xét kỹ, tôi nghĩ họ thực sự tập trung tới hai yếu tố: Một là căng thẳng thương mại – vốn không chỉ tác động mạnh hơn tới Hồng Kông mà còn cả thế giới. Thứ hai là lãi suất. Tuần này, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tổ chức họp và mọi người đang theo dõi rất sát”, Haren Shah, Giám đốc quản lý và trưởng bộ phận đầu tư tại Taurus Wealth Advisors, cho biết trong ngày thứ Hai (17/06).
Trong tháng 5/2019, sản lượng công nghiệp – một thước đo về sản lượng của các lĩnh vực công nghiệp trong nền kinh tế Trung Quốc, bao gồm sản xuất chế tạo, khai khoáng và tiện ích – tăng trưởng 5% so với cùng kỳ năm trước, giảm từ mức 5.4% của tháng trước và thấp hơn dự báo 5.5% của các chuyên gia kinh tế.
Đây là mức tăng trưởng yếu nhất của sản lượng công nghiệp kể từ tháng 2/2002 – thời điểm sản lượng công nghiệp tăng trưởng 2.7%.
Trong sản lượng công nghiệp, sản lượng của lĩnh vực sản xuất chế tạo (manufacturing) tăng trưởng 5% so với cùng kỳ năm trước, giảm từ mức 5.3% trong tháng 4/2019. Sản lượng công nghiệp giảm tốc mạnh trong bối cảnh Mỹ vừa mới nâng thuế đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc từ 10% lên 25% và cho thấy kinh tế Trung Quốc đã “ngấm đòn” chiến tranh thương mại.
Dữ liệu mới nhất từ Trung Quốc được đưa ra khi Bắc Kinh vẫn còn bị mắc kẹt trong cuộc chiến thương mại với Washington, làm dấy lên nỗi lo về đà giảm tốc của nền kinh tế Trung Quốc.
Nhà đầu tư cũng mong chờ cuộc họp sắp tới của Fed giữa lúc nhà đầu tư kỳ vọng Fed cũng sẽ sớm hạ lãi suất.
Thế nhưng, theo những nhà quan sát Fed có ba lý do khiến Fed không giảm lãi suất tại cuộc họp lần này: Hội nghị thượng đỉnh G20, tại đó Mỹ và Trung Quốc có thể tiến tới một thỏa thuận thương mại; mong muốn không bị nhà đầu tư xem là bị ảnh hưởng quá nhiều bởi thị trường tài chính và chỉ trích của Tổng thống Mỹ Donald Trump; và mong muốn tránh làm đợt nâng lãi suất tháng 12/2018 trông như một sai lầm chính sách.
“Tôi nghĩ rằng những gì chúng tôi sẽ học trong tuần này chỉ là Fed sẽ tiếp tục kiên nhẫn như thế nào và tôi nghĩ rằng kiên nhẫn có lẽ là từ khóa. Chúng tôi sẽ xem xét các báo cáo để xem liệu họ có tiếp tục sử dụng từ kiên nhẫn trong việc theo dõi dữ liệu kinh tế hay không, nếu từ đó không có, tôi nghĩ đó sẽ là một gợi ý ... Fed đã sẵn sàng ... hành động bằng cách này hay cách khác”, ông Christopher Smart, Trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế vĩ mô và địa chính trị tại Barings, đã nói trên chương trình “Squawk Box” của CNBC vào hôm thứ Hai (17/06).
FiLi