Dầu gần như đi ngang khi nhà đầu tư cân nhắc triển vọng cắt giảm sản lượng
Dầu gần như đi ngang khi nhà đầu tư cân nhắc triển vọng cắt giảm sản lượng
Các hợp đồng dầu thô tương lai hầu như không thay đổi trong phiên ngày thứ Ba (11/06), khi nhà đầu tư cân nhắc sự không chắc chắn xung quanh quyết định nguồn cung của OPEC cùng với các đồng minh và chờ đợi báo cáo được dự báo sẽ cho thấy đà tăng nhẹ thứ 2 liên tiếp của nguồn cung dầu thô tại Mỹ, MarketWatch đưa tin.
“Với đà tăng thiếu yếu tố thúc đẩy chính, thị trường có thể vẫn ở trong tình trạng khó khăn cho đến cuối tháng khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) xem xét cắt giảm sản lượng cùng với sự không chắc chắn về căng thẳng thương mại Mỹ - Trung”, Stephen Innes, Đối tác quản lý tại Vanguard Markets, nhận định.
Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Ba, hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 7 trên sàn Nymex nhích 1 xu (tương đương 0.02%) lên 53.27 USD/thùng.
Hợp đồng dầu Brent giao tháng 8 trên sàn Luân Đôn không thay đổi ở mức 62.29 USD/thùng.
Các hợp đồng dầu thô tương lai suy yếu trong ngày thứ Hai (10/06) khi nhà đầu tư tập trung vào nỗi lo về đà giảm tốc tăng trưởng toàn cầu sau dữ liệu về nhập khẩu yếu kém từ Trung Quốc và nghi ngờ rằng Nga không sẵn sàng gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng sau khi thỏa thuận hết hạn vào cuối tháng này. Tuy nhiên, quyết định của chính quyền ông Trump về việc không nâng thuế đối với hàng hóa Mexico đã mang đến một số hỗ trợ cho giá dầu.
Sự không chắc chắn vẫn xoay quanh triển vọng Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cùng với các đồng minh, đặc biệt là Nga, gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng, vốn đã ảnh hưởng mạnh đến giá dầu vào đầu năm nay. Bộ trưởng Năng lượng Nga, Alexander Novak, vào ngày thứ Hai (10/06) cho biết ông không thể loại trừ một kịch bản mà giá dầu rớt xuống 30 USD/thùng nếu thỏa thuận không được gia hạn, Reuters đưa tin.
Một cuộc thăm dò của Platts cho hay các thành viên OPEC đã bơm vào thị trường 30.09 triệu thùng/ngày trong tháng 5, mức thấp nhất kể từ tháng 2/2015, trước khi Gabon, Guinea Xích đạo và Congo gia nhập OPEC, trong khi Qatar vẫn còn là thành viên ở thời điểm này.
Tại Mỹ, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) đã hạ dự báo giá dầu trong năm 2019 và sản lượng dầu thô nội địa, báo cáo Triển vọng Năng lượng Ngắn hạn vào ngày thứ Ba cho thấy. EIA dự báo sản lượng dầu thô tại Mỹ trong năm 2019 đạt 12.32 triệu thùng/ngày, giảm 1% so với dự báo hồi tháng 5. Cơ quan này cũng cắt giảm kỳ vọng sản lượng năm 2020 thêm 0.9% xuống 13.26 triệu thùng/ngày.
Trong năm 2019, EIA đã hạ triển vọng giá dầu WTI thêm 5.6% xuống 59.29 USD/thùng và dầu Brent sụt 4.2% xuống 66.69 USD/thùng. Cơ quan này không thay đổi dự báo giá dầu trong năm 2020.
Cũng trong phiên giao dịch ngày thứ Ba, hợp đồng xăng giao tháng 7 tiến 1.5% lên 1.756 USD/gallon. Hợp đồng dầu sưởi giao tháng 7 cộng 0.9% lên 1.822 USD/gallon.
Hợp đồng khí thiên nhiên giao tháng 7 tăng 1.8% lên 2.399 USD/MMBtu.
Fili