ĐHĐCĐ SJF: Liệu có sự thao túng giá ở đây không?

28/06/2019 09:20
28-06-2019 09:20:29+07:00

ĐHĐCĐ SJF: Liệu có sự thao túng giá ở đây không?

"Việc thao túng giá với cổ đông nội bộ ở đây hoàn toàn không có, biến động giá trên thị trường hoàn toàn thuận theo cung cầu mua bán trên thị trường chứng khoán. Thời gian phục hồi của cổ phiếu phụ thuộc nhiều vào thị trường chung nên khó dự đoán".

Đó là chia sẻ của lãnh đạo SJF tại ĐHĐCĐ thường niên 2019 diễn ra ngày 26/06 vừa qua.

Ngày 26/06, ĐHĐCĐ thường niên CTCP Đầu tư Sao Thái Dương (HOSE: SJF) đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2019 với doanh thu thuần 700 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hợp nhất 60 tỷ đồng và cổ tức 5%.

Đại hội cũng ủy quyền cho HĐQT quyết định các khoản đầu tư, mua bán sáp nhập công ty có giá trị lớn hơn hoặc bằng 35% tổng giá trị tài sản ghi trong báo cáo tài chính. Được biết, năm 2018, SJF đã thực hiện được 543 tỷ đồng doanh thu thuần và 47 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế hợp nhất.

Theo biên bản ĐHĐCĐ thường niên, cổ đông SJF tại đại hội đã có những thắc mắc liên quan đến hoạt động cũng như giá cổ phiếu SJF thời gian qua. 

Lý giải nguyên nhân có sự sụt giảm giá cổ phiếu từ giai đoạn cao nhất xuống gần 3,000 đồng/cp như hiện nay?

Cổ phiếu SJF giảm mạnh trong thời gian qua có nhiều nguyên nhân. Thứ nhất là do sự sụt giảm chung của thị trường do chiến tranh thương mại Mỹ - Trung vào thời điểm đầu năm 2018.

Thứ hai là do kết quả hoạt động kinh doanh những năm qua của Công ty không được tốt như kỳ vọng do hoạt động sản xuất tre ép công nghiệp chưa mở rộng được như dự kiến. Hoạt động kinh doanh nông sản và phân bón không tốt như kế hoạch do ảnh hưởng của dịch bệnh đến nhu cầu tiêu thụ phân bón và tiêu thụ thức ăn.

Thứ ba, theo một số thông tin, một số cổ đông không điều hành đã tham gia đầu tư vào Công ty từ lâu, đã cầm cố cổ phiếu để vay tiền đầu tư cho hoạt động riêng. Đến hạn trả tiền vay, nhóm cổ đông này không thanh toán được nên bị giải chấp cho khoản vay chứ không phải giải chấp do call margin.

Liệu có sự thao túng giá ở đây không? Bao giờ giá cổ phiếu của Công ty phục hồi? Giá trị cổ phiếu của Công ty ở mức nào là hợp lý?

Việc thao túng giá với cổ đông nội bộ ở đây hoàn toàn không có, biến động giá trên thị trường hoàn toàn thuận theo cung cầu mua bán trên thị trường chứng khoán. Thời gian phục hồi của cổ phiếu phụ thuộc nhiều vào thị trường chung nên khó dự đoán.

Tuy nhiên, điều ban lãnh đạo Công ty hiện tại có thể làm là đẩy mạnh sản xuất kinh doanh tốt hơn, đi đôi với truyền thông và khi đối tác chiến lược nước ngoài vào đầu tư đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, cổ phiếu sẽ phục hồi.

Về mức giá hợp lý, đương nhiên là cổ đông lớn hiểu giá trị của Công ty, chúng tôi kỳ vọng giá cổ phiếu phải trên 10,000 đồng/cp. Còn trên bao nhiêu thì rất khó nói do nhiều yếu tố khác quyết định. Ví dụ, khi đối tác chiến lược nước ngoài vào thì chắc chắn họ sẽ mua hay tăng vốn với giá cao hơn 10,000 đồng/cp.

Giải pháp của Ban lãnh đạo để giúp hỗ trợ giá cổ phiếu tăng trở lại là gì?

Để hỗ trợ tích cực cho giá cổ phiếu thời gian tới, Công ty dự kiến sẽ tập trung mạnh vào kinh doanh chính nhằm nâng cao kết quả kinh doanh trong những năm tới. Cụ thể, sau khi đạt được các chứng chỉ cần thiết trong ngành tre ép công nghiệp, cơ hội mở rộng hoạt động sản xuất và xuất khẩu tre ép công nghiệp không còn bị bó hẹp. Cơ hội lớn khi các khách hàng và nhà phân phối các sản phẩm tre chuyển dịch từ Trung Quốc sang, nhằm tránh ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. 

Tại sao Công ty không chia cổ tức bằng tiền mà lại chia bằng cổ phiếu?

Trong kế hoạch năm 2019, Công ty dự kiến trả cổ tức bằng cổ phiếu 5% do muốn giữ lại nguồn lực này để thực hiện tái đầu tư mở rộng hoạt động chính, đồng thời đầu tư mới vào một số hoạt động tiềm năng có liên quan. 

Cổ đông muốn biết thông tin cụ thể về lĩnh vực mới mà Công ty dự kiến đầu tư?

Lĩnh vực kinh doanh các loại mỹ phẩm, dược phẩm tự nhiên không có gì xa lạ với Công ty. Trước đây Công ty đã từng nhập khẩu các sản phẩm của Nhật và phân phối thị trường trong nước. Do vậy việc chuyển hướng đầu tư sâu vào lĩnh vực này cũng một phần nằm trong kế hoạch từ trước.

Thứ nhất, Công ty đã nghiên cứu thành công công nghệ chiết xuất tinh chất thảo mộc. Thứ hai, Công ty đã tìm được đối tác và cơ bản đàm phán xong việc sáp nhập một doanh nghiệp có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành dược liệu và mỹ phẩm tự nhiên. Thứ ba, hiện công ty tre đang thu mua toàn bộ thân cây tre còn lại lá bỏ đi. Nếu tận dụng được nguồn lá tre lớn này để làm dược liệu thì hiệu quả sẽ tăng lên. Thứ tư, các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên đang lên ngôi. Các sản phẩm dược và mỹ phẩm tự nhiên chưa phát triển là cơ hội lớn. Lợi nhuận lĩnh vực này hiện từ 30-40% trên doanh thu. 

Đối tác chiến lược dự kiến là ai và tham gia đầu tư thế nào?

Hiện Công ty có một số đối tác là các khách hàng đến từ Mỹ, Canada, châu Âu. Họ muốn tham gia đầu tư cùng Công ty. Công ty đã đàm phán với một số khách hàng và chuẩn bị đi đến ký kết hợp tác chiến lược trên cơ sở đối tác vừa là khách hàng vừa là nhà đầu tư. 

Năm 2018 lợi nhuận công ty mẹ là 125 tỷ đồng trong khi lợi nhuận hợp nhất 47 tỷ đồng. Có phải nguyên nhân là do một số công ty còn hoạt động động không hiệu quả?

Hoàn toàn không phải nguyên nhân này. Năm 2018 lợi nhuận công ty mẹ là 125 tỷ đồng do công ty mẹ được nhận cổ tức từ các công ty con. Số cổ tức này được chia từ lợi nhuận lũy kế chưa phân phối được tích lũy từ các năm trước của công ty con. Việc chia cổ tức từ các công ty con về công ty mẹ là giao dịch nội bộ trong tập đoàn, nên sẽ bị loại trừ khi thực hiện hợp nhất báo cáo tài chính của Tập đoàn. 

Tình hình triển khai sản xuất và phân phối sản phẩm vi sinh của Nhật đến đâu? Tại sao không phát triển mạnh mảng đó?

Công ty sở hữu chế phẩm sinh học LBF của Nhật có rất nhiều ưu điểm có thể ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ. Thực tế thử nghiệm và sản xuất ở trang trại của Công ty đem lại hiệu quả tốt. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay chế phẩm sinh học nhập khẩu bị kiểm soát rất chặt chẽ do trước đó buông lỏng quản lý và cấp phép bừa bãi.  Do vậy theo quy định mới chế phẩm cần phải thông qua đề tài nghiên cứu và được hội đồng chứng nhận. Quá trình này mất nhiều thời gian. Công ty vẫn tiếp tục phối hợp để thực hiện nghiên cứu và thực nghiệm và hy vọng quá trình này sẽ sớm kết thúc trong năm 2020.

Công ty có kế hoạch tăng vốn hay không?

Hiện tại, Công ty chưa có kế hoạch tăng vốn trong năm 2019. Các dự án Công ty sắp triển khai đã được tài trợ bởi nguồn lợi nhuận để lại, nguồn vốn đối tác chiến lược góp thêm và nguồn vốn vay.

Thái Hương

Fili

Tài liệu đính kèm:
20190627_20190627 - SJF - BB va NQ Dai hoi co dong TN 2019.pdf






TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

ĐHĐCĐ TMS: Cơ sở nào để đặt mục tiêu lãi trước thuế gấp đôi?

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CTCP Transimex (HOSE: TMS) thông qua mục tiêu lợi nhuận trước thuế gần 419 tỷ đồng, gấp đôi thực hiện năm trước. Công ty đặt nhiều kỳ...

MSB lãi trước thuế quý 1 hơn 1,530 tỷ đồng, tỷ lệ CASA đạt 29.21%

Theo BCTC hợp nhất quý 1/2024 vừa công bố, Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (HOSE: MSB) lãi trước thuế hơn 1,530 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ...

ĐHĐCĐ Siba Group: Tăng lợi nhuận 25%, ông Trương Sỹ Bá tham gia ban điều hành

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 vào sáng ngày 25/04, CTCP Tập đoàn Cơ khí Công nghệ cao Siba (Siba Group, HOSE: SBG) đặt mục tiêu gia tăng về cả doanh thu và lợi nhuận...

Tiếp tục "thu hời" từ chứng khoán, ACB lãi trước thuế quý 1 gần 4,900 tỷ đồng

BCTC hợp nhất vừa công bố của Ngân hàng TMCP Á Châu (HOSE: ACB) cho thấy lãi trước thuế trong quý 1/2024 đạt hơn 4,892 tỷ đồng, giảm nhẹ 5% so với...

Dự báo bấp bênh, Petrolimex đặt mục tiêu 2024 giảm 27% lợi nhuận

Theo tài liệu ĐHĐCĐ 2024, Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam (Petrolimex, HOSE: PLX) dự báo tình hình năm nay có nhiều yếu tố không thuận lợi. Do đó, dự kiến trình mục tiêu...

ĐHĐCĐ HSC: Mảng IB có thể mang về 200-240 tỷ đồng năm 2024

Chiều ngày 25/04, diễn ra ĐHĐCĐ năm tài chính 2023 của CTCP Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSC, HOSE: HCM) với mục tiêu lãi trước thuế năm 2024 cao kỷ lục.

ĐHĐCĐ SHB: Lợi nhuận quý 1 khoảng 4,017 tỷ đồng

Chiều 25/04, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (HOSE: SHB) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 nhằm thông qua kế hoạch kinh doanh, phương án phân phối lợi nhuận, tăng vốn...

ĐHĐCĐ SSI: Thị phần là một mục tiêu quan trọng để phấn đấu nhưng không phải là duy nhất

Chiều ngày 25/04, CTCP Chứng khoán SSI (HOSE :SSI) tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên 2024 để thảo luận nhiều nội dung về kế hoạch kinh doanh năm mới. Tại đại hội, Chủ...

ĐHĐCĐ HBC: Cơ bản đã hoàn thành hồ sơ phát hành cổ phiếu hoán đổi nợ

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 tổ chức chiều ngày 25/04, bên cạnh kế hoạch kinh doanh, CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HOSE: HBC) còn tiến hành biểu quyết thay đổi...

ĐHĐCĐ DGW: Lãi ròng 92 tỷ đồng trong quý 1, muốn thực hiện 2-3 thương vụ M&A mỗi năm

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CTCP Thế Giới Số (Digiworld, HOSE: DGW) diễn ra vào chiều ngày 25/04, nhằm thông qua nhiều nội dung quan trọng như kế hoạch kinh doanh...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98