Dịch tả heo châu Phi: Các tỉnh phát sốt vì tài chính

04/06/2019 20:53
04-06-2019 20:53:15+07:00

Dịch tả heo châu Phi: Các tỉnh phát sốt vì tài chính

Các địa phương đều thống nhất hỗ trợ heo bị tiêu hủy vì dịch tả heo châu Phi (DTHCP) bằng cân với tối thiểu 80% giá thị trường và đề xuất nâng mức hỗ trợ cho lực lượng tham gia tiêu hủy heo bị bệnh với mức từ 300.000-500.000 đồng/ngày.

Cơ quan chức năng tiêu hủy heo mắc dịch tả heo châu Phi - Ảnh: TRÍ NHÂN

Sáng 4-6, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến đã chủ trì họp với đại diện 35 tỉnh, thành phố, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ để thống nhất cách thức và mức hỗ trợ người dân, doanh nghiệp một cách hợp lý, chính xác khi lợn bị DTHCP, buộc phải tiêu hủy.

Theo Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), tính đến ngày 3-6, DTHCP đang xảy ra tại 55 tỉnh, thành phố. Tổng số heo bị bệnh buộc phải tiêu hủy là hơn 2,2 triệu con với trọng lượng gần 130 nghìn tấn. Thiệt hại do bệnh DTHCP gây ra ước tính khoảng 3.600 tỉ đồng, bao gồm chi phí hỗ trợ heo tiêu hủy, chi phí mua hóa chất sát trùng, chi phí hỗ trợ tiêu hủy.

Địa phương phát sốt vì tài chính

Bà Hoàng Thị Tố Nga, phó giám đốc Sở NN&PTNT Nam Định, cho biết tính đến nay tỉnh Nam Định đã tiêu hủy hơn 178.000 con, chiếm khoảng 30% tổng số đàn. Số tiền hỗ trợ của tỉnh vào khoảng 450 tỉ đồng trong khi quỹ dự phòng của tỉnh là 100 tỉ đồng.

"Lãnh đạo tỉnh phải phát sốt lên trong đời quản lý tài chính chưa bao giờ nhìn thấy thiệt hại như vậy kể cả bão gió, thiên tai xảy ra trên địa bàn tỉnh" - bà Nga chia sẻ.

Ông Nguyễn Huy Đăng, phó giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội, cho biết khi DTHCP xảy ra, thành phố áp dụng hỗ trợ theo chính sách của Chính phủ (không dưới 38.000 đồng). Khi giá heo xuống thấp, sở đã trình UBND thành phố mức hỗ trợ bằng 80% mức giá do Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam công bố nhằm tránh xảy ra tình trạng trục lợi hỗ trợ do giá hỗ trợ cao hơn giá thị trường. Thành phố lấy nguồn từ Quỹ dự phòng thiên tai để chi trả.

Tại hội nghị, các đại biểu cũng đề xuất nâng mức hỗ trợ cho lực lượng tham gia tiêu hủy heo bị bệnh bằng với mức thuê nhân công ở địa phương, dao động từ 300.000-500.000 đồng/ngày.

Để xuất hai phương án hỗ trợ

Ông Nguyễn Xuân Dương, quyền cục trưởng Cục Chăn nuôi đưa ra hai phương án: Phương án 1 (đang thực hiện theo nghị quyết 16): hỗ trợ phân theo đối tượng heo con, heo thịt các loại, heo nái, heo đực đang khai thác các loại hỗ trợ bằng 80% giá thị trường và hỗ trợ bằng cân và đề xuất phương án hỗ trợ đối với các doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh tối thiểu bằng 30% giá thị trường.

Phương án 2: hỗ trợ theo nhóm heo phân ra 5 nhóm lợn: heo đang theo mẹ, hỗ trợ: 250.000 đồng/con; heo con cai sữa dưới 2 tháng tuổi, hỗ trợ 500.000 đồng/con; heo thịt từ 2 đến 4 tháng tuổi (từ 30-80kg) hỗ trợ 1.500.000 đồng/con; heo thịt từ 4 tháng tuổi trở lên hỗ trợ 2.500.000 đồng/con; heo nái đang khai thác hỗ trợ 3.500.000-4.000.000 đồng/con.

"Với cách tính bằng cân là công bằng, chính xác nhất. Tuy nhiên, với số lượng heo ít thì dễ thực hiện, còn khi trang trại có 1.000 con phải tiêu hủy, ai đi cân hết được 1.000 con lợn trong điều kiện nắng mưa, nhọc nhằn?

Trong khi đó, cách hỗ trợ theo nhóm heo (phương án 2) đang được Đồng Nai và một số tỉnh đang áp dụng. Tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) cũng đang áp dụng theo phương án này"- ông Dương nói

Đóng góp ý kiến tại buổi họp, hầu hết các đại biểu đều thống nhất với phương án đưa ra tại nghị quyết số 16 của Chính phủ, đó là hỗ trợ bằng cân với tối thiểu 80% giá thị trường. Các địa phương căn cứ vào giá thực tế tại địa phương vào thời điểm hỗ trợ để xác nhận mức hỗ trợ cụ thể.

CHÍ TUỆ

TUỔI TRẺ





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là "đột phá của đột phá"

Kết luận tại “Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn” tổ chức vào chiều ngày 24/04, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quan điểm phải coi...

Đề xuất 'gói' giải pháp gỡ khó cho dự án BOT giao thông triển khai trước khi có Luật PPP

Đây là kiến nghị của một số bộ, ngành tại cuộc làm việc về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án BOT giao thông, do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ...

Đối tượng nào được tham gia trao đổi trên thị trường carbon?

Ở Việt Nam, thị trường trao đổi tín chỉ carbon đã có nhiều hoạt động giao dịch dưới hình thức thỏa thuận, trong khi thị trường trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà...

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng: 'Các nhà thầu không lo thiếu tiền'

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cam kết các nhà thầu thi công đến đâu, tiền sẽ thanh toán, giải ngân đủ đến đó, không lo thiếu tiền để thi công “3 ca, 4 kíp”.

Khởi tố và bắt tạm giam Phó Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc

Ông Nguyễn Văn Khước, Phó chủ tịch UBND, Chủ tịch Hội đồng thẩm định giá đất tỉnh Vĩnh Phúc, bị bắt với cáo buộc nhận hối lộ liên quan tập đoàn Phúc Sơn.

Bộ Công Thương điều chỉnh kế hoạch cung ứng điện mùa nắng nóng 2024

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 924/QĐ-BCT điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024 và các tháng cao điểm mùa khô...

NVIDIA tiếp tục sang Việt Nam khảo sát địa điểm đầu tư

NVIDIA, hãng sản xuất chíp trí tuệ nhân tạo hàng đầu thế giới, tiếp tục cử đoàn công tác sang Việt Nam khảo sát Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM để bỏ vốn đầu tư.

'Không ai muốn đầu tư để bán điện mặt trời mái nhà 0 đồng'

Chuyên gia cho rằng điện mặt trời mái nhà tự dùng nếu bán 0 đồng sẽ khó thu hút người dân, doanh nghiệp vì suất đầu tư không hiệu quả.

Khởi tố, bắt tạm giam ông Phạm Thái Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội

Ông Phạm Thái Hà, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội, bị bắt với cáo buộc lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để...

Xuất khẩu dệt may khởi sắc

Ngành dệt may đang đứng trước nhiều cơ hội nhưng cũng đối mặt nhiều thách thức buộc phải vượt qua để đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 44 tỉ USD trong năm 2024.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98