Doanh nghiệp sẽ được "quyết" chính sách tiền lương

10/06/2019 17:22
10-06-2019 17:22:28+07:00

Doanh nghiệp sẽ được "quyết" chính sách tiền lương

Bộ luật Lao động (sửa đổi) có nhiều điểm mới về nội dung tiền lương, đặc biệt là quy định cho phép doanh nghiệp được quyền xây dựng thang lương, bảng lương, quy chế trả lương, tiến tới giảm dần sự can thiệp của nhà nước vào chính sách tiền lương trong doanh nghiệp

Doanh nghiệp sẽ được 'quyết' chính sách tiền lương
 

Làm rõ hơn về những thay đổi trên, ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng ban Quan hệ lao động (Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam) cho biết, quy định về tiền lương, nhất là tiền lương tối thiểu trong lần sửa đổi này về cơ bản đã đáp ứng theo tinh thần chỉ đạo của nghị quyết số 27/NQ-TW. Trong đó, đã thay khái niệm nhu cầu sống tối thiểu bằng mức sống tối thiểu để phù hợp hơn, bổ sung thành viên Hội đồng Tiền lương quốc gia là những chuyên gia kinh tế - xã hội để đảm bảo khách quan trong việc đưa ra các căn cứ thương lượng.

Một trong những điểm nhấn là dự thảo đề xuất quy định để doanh nghiệp được quyền xây dựng thang lương, bảng lương, quy chế trả lương, tiến tới giảm dần sự can thiệp của nhà nước vào chính sách tiền lương trong doanh nghiệp. 

Nhưng, với chính sách này, có quan điểm bày tỏ lo ngại, doanh nghiệp có thể lợi dụng kẽ hở về mặt chính sách để trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng, bằng lập luận là để phù hợp với khả năng chi trả của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, theo ông Quảng, thực tế khả năng chi trả của doanh nghiệp được đánh giá trên rất nhiều yếu tố tổng thể, liên quan đến điều kiện kinh tế - xã hội nên rất khó xác định. 

Hơn nữa, trong quá trình thương lượng, tổ chức công đoàn luôn cho rằng tiền lương tối thiểu chưa đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu, đời sống của một bộ phận người lao động còn gặp nhiều khó khăn, nên tiền lương cần tăng cao hơn. 

Trong khi đó, doanh nghiệp lại lập luận là nếu mức tăng quá cao thì doanh nghiệp không có hoặc vượt quá khả năng chi trả dẫn đến phá sản, giải thể.

"Năm vừa rồi, khi tiền lương tối thiểu tăng, chúng tôi thấy doanh nghiệp kêu rất nhiều, nhưng thực tế khảo sát cho thấy, doanh nghiệp vẫn mở rộng sản xuất, kinh doanh. Dù vậy, chúng tôi thừa nhận tiền lương tối thiểu cũng phải tính đến "sức khỏe" của doanh nghiệp để đảm bảo hài hòa giữa các bên. Từ trước đến nay, căn cứ này thường được xác định dựa trên cảm tính nhiều hơn", ông Quảng bày tỏ.

Dưới góc độ tổ chức đại diện người lao động, song ông Quảng cũng khẳng định, xu hướng của cơ chế thị trường là phải tiến tới giảm dần sự can thiệp của nhà nước vào tiền lương trong doanh nghiệp cũng như vào quan hệ lao động. Thay vào đó, nhà nước chỉ đóng vai trò "bà đỡ", và chỉ quy định một số chính sách hỗ trợ, mức sàn lương tối thiểu.

"Chúng ta phải chấp nhận đây là xu hướng tiến bộ của quan hệ lao động, của cơ chế thị trường. Khi nhà nước giảm can thiệp thì vai trò của tổ chức công đoàn và bản thân người lao động trong thương lượng phải nâng cao hơn, người lao động phải "mạnh dạn" mặc cả hơn. Lâu nay do chưa thương lượng được nên phải chờ tiền lương tối thiểu hằng năm, chứ thực tế tiền lương tối thiểu chỉ là sàn thấp nhất. Tiền lương phải là giá cả sức lao động, mà như vậy thì phải trả theo cơ chế thị trường", ông Quảng nhấn mạnh.

Đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nhấn mạnh rất chia sẻ với người lao động vì nằm trong thế yếu, nhưng xu hướng của kinh tế thị trường thì nên mặc cả, đặc biệt là về tiền lương. Tuy nhiên, muốn mặc cả được phải đi liền với các chính sách đồng bộ khác.

Cũng thừa nhận còn những bất cập, ông Bùi Sỹ Lợi, Phó chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng, chính sách tiền lương hiện hành đang mâu thuẫn ở chỗ quy định tiền lương tối thiểu phải đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu của người lao động, trong khi nhu cầu này là vô cùng. 

Bên cạnh đó, quy định thang lương, bảng lương phải có sự quản lý của nhà nước trong quá trình triển khai là rất khó thực hiện được.

"Tiền lương là để trả cho giá trị sức lao động trên thị trường, giá trị thế nào thì giá cả sức lao động như thế, vậy tại sao nhà nước lại can thiệp vào tiền lương của doanh nghiệp. Tiền lương phải phân cấp cho các doanh nghiệp, nhà nước chỉ đóng vai trò quản lý mức tiền lương tối thiểu. Hội đồng Tiền lương quốc gia hằng năm công bố mức này để đảm bảo mức sống cho người lao động và gia đình họ", ông Lợi đề xuất.

Ngoài ra, theo ông Lợi, quyền xây dựng thang lương, bảng lương, quy chế trả lương, tiền thưởng phân phối như thế nào cũng phải giao cho doanh nghiệp và người lao động thương lượng với nhau.

Góp ý thêm vào nội dung tiền lương trong Bộ luật Lao động (sửa đổi), ông Lê Đình Quảng cũng cho rằng, bên cạnh tiền lương tối thiểu theo tháng, cần bổ sung quy định về tiền lương tối thiểu theo giờ. Lý do là thị trường lao động luôn biến động nên không phải người lao động nào cũng làm trong các công xưởng theo hợp đồng, và làm đủ ngày trong một tháng, thậm chí có nhiều loại hình lao động linh hoạt. Hơn hết, trong thực tế những lao động không làm đủ tháng thường bị vi phạm quyền lợi nhiều hơn.

Nhật Dương

VnEconomy





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để người dân và doanh nghiệp phải lo lắng về điện

Sáng 20/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về bảo đảm cung ứng điện năm 2024 và thời gian tới, nhất là trong mùa cao điểm nắng...

14 trạm BOT lọt vào tầm ngắm giám sát công tác quản lý doanh thu thu phí

Có 14 trạm thu phí BOT tại nhiều tuyến đường sẽ lọt vào tầm ngắm giám sát về công tác quản lý vận hành trạm thu phí, công tác thu tiền sử dụng dịch vụ đường bộ.

Đề xuất nhà máy điện mặt trời được phép bán trực tiếp cho khách hàng qua đường dây riêng

Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo sở hữu nhà máy điện gió hoặc mặt trời sẽ được bán điện trực tiếp cho khách hàng sử dụng điện lớn thông qua đường dây riêng hoặc...

Cấp 'tín chỉ xanh' đối với các nhà máy sử dụng năng lượng sạch

Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm và trình tự, thủ tục cấp "tín chỉ xanh" đối với các nhà máy sử dụng nguồn năng lượng sạch.

Còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết

Tính đến cuối tháng Ba, vẫn còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết, thậm chí 15 bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân là 0%.

Vì sao ngành điện muốn áp giá hai thành phần?

Với cách tính hiện nay, hai khách hàng dùng cùng lượng điện, tiền trả như nhau, nhưng chi phí nhà đèn bỏ ra cho họ chưa được phản ánh chính xác, theo chuyên gia.

Thủ tướng đề nghị Apple mở rộng kinh doanh và xác định Việt Nam là một cứ điểm của Apple trên toàn cầu

Sáng 16/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Tim Cook, Giám đốc điều hành Apple của Hoa Kỳ - công ty công nghệ lớn nhất thế giới và là nhà đầu tư nước ngoài lớn...

Điện mặt trời mái nhà dư thừa: Phát lên lưới giá 0 đồng, không được tính tiền

Điện mặt trời mái nhà chỉ được tự dùng, không được bán cho cá nhân, tổ chức khác. Nếu không dùng hết, phát lên lưới chỉ được ghi nhận sản lượng điện với giá 0 đồng...

Chủ tịch Tập đoàn Thuận An bị bắt: DN vài tỷ vốn tăng gấp 200 lần, nổi lên nhờ cầu đường

Từ một doanh nghiệp có quy mô vốn điều lệ chỉ vỏn vẹn 3,9 tỷ đồng, trong 10 năm trở lại đây Thuận An đã lớn nhanh như thổi, vốn điều lệ tăng gấp 200 lần lúc mới...

Nhiều tiệm vàng tại TP HCM bất ngờ đóng cửa

Cục Quản lý thị trường TP HCM cho biết sẽ tiếp tục đồng loạt kiểm tra các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh mua bán vàng trên địa bàn thành phố


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98