Dòng vốn âm thầm tháo chạy khỏi Trung Quốc, 1.2 ngàn tỷ USD bỗng biến mất

24/06/2019 19:00
24-06-2019 19:00:00+07:00

Dòng vốn âm thầm tháo chạy khỏi Trung Quốc, 1.2 ngàn tỷ USD bỗng biến mất

Trung Quốc đã củng cố sức mạnh tài chính để nâng cao sức ảnh hưởng trên thương trường quốc tế trong vài năm trở lại đây, nhưng  nước này đang tiến dần tới điểm mà họ có lẽ buộc phải xem xét lại chiến lược của mình.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo số dư tài khoản vãng lai của Trung Quốc sẽ âm trong năm 2022, vì tác động của cuộc chiến thương mại và các diễn biến khác. Bên dưới của “tảng băng trôi”, tình trạng tháo chạy của các dòng vốn lớn đang vượt ra khỏi tầm kiểm soát của các nhà điều tiết khắc khe trong Chính phủ Trung Quốc.

Xu hướng này làm gia tăng khả năng xảy ra sự chuyển dịch của cán cân quyền lực trên toàn cầu.

Tổng cộng 1.2 ngàn tỷ USD đã “biến mất” khỏi số liệu thống kê của Trung Quốc trong hơn 10 năm trở lại đây, có khả năng làm suy yếu sức ảnh hưởng mà Trung Quốc muốn xây dựng thông qua sáng kiến “Vành đai và Con đường” và các khoản đầu tư khổng lồ vào trái phiếu Chính phủ Mỹ.

IMF cho biết, Trung Quốc có lượng tài sản ròng bên ngoài là 2.1 ngàn tỷ USD tính tới năm 2018 – lớn thứ ba, chỉ sau Nhật Bản (3.1 ngàn tỷ USD) và Đức (2.3 ngàn tỷ USD), nhưng lại thấp hơn rất nhiều so với mức thặng dư tài khoản vãng lai của Trung Quốc.

Thông thường, thặng dư tài khoản vãng lai thường đi cùng với sự gia tăng hoặc suy giảm của tài sản ròng bên ngoài. Thế nhưng, trong khi thặng dư của Trung Quốc tăng thêm 2 ngàn tỷ USD trong giai đoạn 2009-2018 thì tài sản ròng nước ngoài chỉ tăng thêm 740 tỷ USD trong cùng kỳ.

Điều gì lý giải cho sự chênh lệch tới 1.2 ngàn tỷ USD này?

Yu Yongding, Chuyên gia kinh tế và từng là thành viên trong ủy ban chính sách của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC), đưa ra một lý thuyết để giải thích chuyện này. Nếu một công ty Trung Quốc xuất khẩu lượng sản phẩm trị giá 1 triệu USD tới Mỹ, họ sẽ ghi nhận con số này vào khoản thương mại với Mỹ, theo ông Yu. Thế nhưng, đôi khi, chỉ 500,000 USD có trong tài khoản ngân hàng của công ty này ở Trung Quốc, trong khi một nửa còn lại vẫn ở nước ngoài.

Ông Yu cho biết việc tích lũy lượng tiền như thế này góp phần giải thích tại sao lại có mức chênh 1.2 ngàn tỷ USD này.

Trong phần thống kê chính thức của Trung Quốc, một khoản mục gọi là “lỗi và sai sót” (net errors and omissions) bao gồm những khoản giao dịch mù mờ như thế này. Trong giai đoạn 2009-2018, Trung Quốc ghi nhận mức -1.1 ngàn tỷ USD trong phần này – đáng ngờ là nó gần với con số 1.2 ngàn tỷ USD.

Khoản “lỗi và sai sót” rõ ràng bao gồm thua lỗ về tiền tệ so với các đồng tiền mới nổi trong dự trữ ngoại hối của Trung Quốc. Thế nhưng, vì chúng thường tăng khi đồng Nhân dân tệ giảm giá, một dòng vốn tháo chạy không chính thức ra khỏi Trung Quốc được cho là chiếm phần lớn trong khoản mục lỗi và sai sót.

Theo IMF, Trung Quốc sẽ sớm chứng kiến cán cân tài khoản vãng lai chuyển sang âm. Tổ chức này dự báo Trung Quốc sẽ thâm thụt tài khoản vãng lai khoảng 6.6 tỷ USD vào năm 2022.

Thâm hụt tài khoản du lịch của Trung Quốc cũng tác động tiêu cực tới số dư tài khoản vãng lai và điều này không chỉ là do các khoản mua sắm của khách du lịch.

Trong năm 2018, một người đàn ông Trung Quốc làm việc cho một công ty ở Bắc Kinh đã mua một căn hộ studio cũ ở Tokyo với giá 10 triệu JPY (93,000 USD). Anh ta trả tiền bằng cách gộp các khoản vốn nhỏ mà anh ta đã mang theo mỗi khi đến Nhật Bản để giải trí hoặc kinh doanh.

"Một phần của chi phí đi lại đóng góp vào sự tháo chạy của dòng vốn và đã được sử dụng để mua các sản phẩm tài chính và tài sản", Yu nói.

Thâm hụt tài khoản du lịch của Trung Quốc bắt đầu tăng mạnh trong năm 2014. Nó chiếm khoảng 80% thâm hụt trong thương mại dịch vụ và được tính từ các sàn giao dịch tiền tệ tại các ngân hàng ở Trung Quốc, thanh toán bằng thẻ tín dụng và điện thoại thông minh, các đợt rút tiền mặt từ ATM và giao dịch khác của khách du lịch đi nước ngoài và sinh viên học tập ở nước ngoài.

Một nghiên cứu cho thấy 60% thâm hụt cán cân du lịch là do sự tháo chạy của dòng vốn.

Điểm mấu chốt là do dòng vốn tháo chạy ra nước ngoài nên tài sản bên ngoài ròng của Trung Quốc không tăng nhiều như thặng dư tài khoản vãng lai và số dư trong cán cân thu nhập vẫn đang âm.

Tadashi Nakamae, Chủ tịch của tổ chức Nghiên cứu Kinh tế Quốc tế Nakamae của Nhật Bản, dự đoán thâm hụt tài khoản vãng lai của Trung Quốc sẽ trở thành một xu hướng lâu dài.

"Áp lực giảm giá đối với đồng Nhân dân tệ sẽ tăng trong tương lai", Zhang Ming, Chuyên gia nghiên cứu tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc(CASS), cho biết.

Vũ Hạo (Theo Nikkei Asian Review)

FiLi





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chính phủ Mỹ lại đối diện nguy cơ đóng cửa do vấn đề ngân sách

Ngân sách chính phủ dự kiến hết hạn vào cuối tháng Chín và Quốc hội Mỹ sẽ cần một dự luật tạm thời được gọi là "nghị quyết tiếp tục" (CR) để giữ cho các hoạt động...

Tín hiệu tích cực cho thị trường bất động sản Mỹ

Chi phí đi vay thấp hơn đã thúc đẩy chỉ số đơn xin mua nhà do Hiệp hội Ngân hàng thế chấp của Mỹ theo dõi tăng 1,8%, lên mức cao nhất trong gần hai tháng.

Trump và Harris đấu khẩu nảy lửa về chính sách thương mại với Trung Quốc

Donald Trump và Kamala Harris đã tranh cãi gay gắt về chính sách Trung Quốc trong cuộc tranh luận Tổng thống do ABC News tổ chức vào sáng ngày 11/09 (giờ Việt Nam).

Lạm phát Mỹ xuống thấp nhất kể từ năm 2021, mở đường cho đợt hạ lãi suất của Fed

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng yếu nhất kể từ tháng 2/2021, tạo tiền đề để Fed hạ lãi suất trong tuần tới.

Trung Quốc đối mặt vòng xoáy giảm phát: Liệu có lặp lại "thập kỷ mất mát" của Nhật Bản?

Bóng ma giảm phát đang bao trùm nền kinh tế Trung Quốc, gợi nhớ về "thập kỷ mất mát" của Nhật Bản. Dữ liệu mới nhất cho thấy tình trạng này đang trở nên trầm trọng...

Fed giảm lãi suất, đồng USD vẫn có thể mạnh lên?

Trong bối cảnh Fed đang chuẩn bị cho một chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ, nhiều chuyên gia cho rằng đồng USD có thể suy yếu. Tuy vậy, một nhà phân tích từ...

Trung Quốc thống trị chuỗi cung ứng năng lượng tái tạo toàn cầu

Trung Quốc đang ngày càng khẳng định vị thế thống lĩnh của mình trong lĩnh vực năng lượng tái tạo. Năm vừa qua chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ của các doanh...

Khủng hoảng bất động sản Trung Quốc: 3 tháng triển khai giải pháp cứu nguy, kết quả vẫn mờ mịt

Tháng 5 vừa qua, Chính phủ trung ương Trung Quốc đã kêu gọi hơn 200 thành phố mua lại các căn nhà "ế ẩm" nhằm giảm bớt tình trạng dư thừa. Tuy nhiên, sau hơn ba...

Các nền kinh tế trên thế giới chưa thể chiến thắng lạm phát

Lạm phát ở Mỹ và các nước Eurozone gần đây đã giảm xuống dưới 3%, chỉ cao hơn một chút so với mục tiêu lạm phát đề ra là 2%; trong khi các nước đang phát triển cũng...

WTO: Chủ nghĩa bảo hộ thương mại đe dọa thu nhập của nước nghèo

Các nước nghèo cần đầu tư nước ngoài và tiếp cận thị trường quốc tế để tăng trưởng bền vững, thu hẹp khoảng cách thu nhập với nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, Tổ...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98