Fahasa và PNC hoạt động ra sao khi thương mại điện tử nở rộ?

27/06/2019 09:12
27-06-2019 09:12:56+07:00

Fahasa và PNC hoạt động ra sao khi thương mại điện tử nở rộ?

Thị trường bán sách ở Việt Nam khá đa dạng với nhiều tên tuổi, trong đó, hệ thống nhà sách và tên tuổi lớn trên cả nước phải kể đến CTCP Văn hóa Phương Nam (HOSE: PNC) và CTCP Phát hành Sách Thành phố Hồ Chí Minh (Fahasa, UPCoM: FHS). Hai hệ thống nhà sách này đang hoạt động thế nào trước những áp lực từ các đối thủ thương mại điện tử?

Fahasa trụ tốt trong mảng bán sách, PNC thoát lỗ nhờ chuyển nhượng CGV

Tính đến cuối năm 2018, Fahasa có hệ thống gồm 110 nhà sách tại 45 tỉnh, thành phố trong cả nước. Riêng trong năm 2018, Fahasa đã khai trương 7 nhà sách mới.

Nói về tình hình kinh doanh, tổng doanh thu thực hiện năm 2018 của Fahasa gần 3,173 tỷ đồng, tăng 16% so năm 2017 và vượt 9% kế hoạch. Lợi nhuận trước thuế mà FHS ghi nhận hơn 28 tỷ đồng, tăng 8% so năm trước và vượt nhẹ 2% kế hoạch.

Doanh thu năm 2018 và kết quả kinh doanh những năm gần đây của Fahasa (Đơn vị tính: Triệu đồng)
Nguồn: VietstockFiance

Trong điều kiện chi phí hoạt động tăng do ảnh hưởng của thị trường, Fahasa vẫn tăng trưởng lợi nhuận từ các yếu tố phát triển mạng lưới, tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí hoạt động, quản lý và sử dụng vốn hiệu quả.

Chiến lược phát triển trung và dài hạn của Fahasa là xây dựng và phát triển hệ thống Nhà sách Fahasa chuyên nghiệp trên toàn quốc, đầu tư phát triển thương mại điện tử và ebook. Cho năm 2019, Fahasa đặt kế hoạch mang về 3,500 tỷ đồng doanh thu và 30 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng lần lượt 10% và 7% so với thực hiện năm 2018.

Về phần PNC, Công ty đang vận hành với hàng chục cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc cùng hệ thống cửa hàng book café.

Phương Nam Book Café vào ban đêm.

Trong năm 2018, PNC ghi nhận doanh thu thuần gần 700 tỷ đồng, tăng 17% so với năm trước, lãi trước thuế hơn 160 tỷ đồng trong khi năm 2017 báo lỗ hơn 67 tỷ đồng. Được biết, con số lãi trước thuế khủng của PNC phần lớn đến từ chuyển nhượng thành công phần vốn góp vào Công ty TNHH CJ CGV Việt Nam (CGV, doanh nghiệp quản lý và vận hành cụm rạp chiếu phim lớn nhất tại Việt Nam).

Theo chia sẻ từ đại diện của PNC tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2019, chỉ tính riêng mảng bán lẻ và xuất bản sách thì năm 2018, PNC phải ghi nhận mức lỗ 9 tỷ đồng.

Năm 2019, PNC đặt kế hoạch doanh thu thuần 730 tỷ đồng và lãi ròng 12 tỷ đồng. Lãi ròng dự kiến của Công ty thấp hơn nhiều so với năm 2018 do PNC sẽ không có nguồn thu lớn từ việc thoái toàn bộ khoản đầu tư vào CGV.

PNC sẽ tập trung vào 2 mảng cốt lõi là bán lẻ và xuất bản sách và không định hướng phát triển đa ngành nghề như những năm trước đây (kinh doanh cà phê sách, bán thành phẩm phim,...).

Doanh thu năm 2018 và kết quả kinh doanh những năm gần đây của PNC
(Đơn vị tính: Triệu đồng)
Nguồn: VietstockFiance

Chi phí bán hàng đang là gánh nặng của Fahasa cũng như PNC

Doanh thu của Fahasa và PNC đều tăng trưởng qua các năm nhưng lợi nhuận thì không luôn tăng như vậy. Xem xét các khoản mục của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, các khoản chi phí luôn là gánh nặng của hai chuỗi nhà sách này.

Trong giai đoạn từ 2015-2018, chi phí bán hàng của Fahasa đã bào mòn hết 88%-89% lợi nhuận gộp, còn chi phí bán hàng của PNC cũng lên đến 82%-111% của lợi nhuận gộp. Do đâu mà chi phí bán hàng lại là “tội đồ” kéo lợi nhuận của Fahasa và PNC?

Nguyên nhân phần lớn có thể kể đến là chi phí mặt bằng. Ngoài việc phát triển hệ thống nhà sách độc lập, Fahasa và PNC còn chọn địa điểm là các siêu thị, trung tâm mua sắm để phát triển kinh doanh. Ở Thành phố Hồ Chí Minh tại Vincom Center, Aeon mall Tân Phú, Maximark, Sài Gòn Center… đều có nhà sách trong trung tâm thương mại.

Những nhà sách tại đây cũng có quy mô lớn, đa dạng sách báo, văn phòng phẩm. Việc tọa lạc ở các trung tâm thương mại có thể là con dao hai lưỡi, có thể tăng doanh thu nhưng chi phí thuê mặt bằng và các chi phí khác bỏ ra thì khá đắt đỏ.

Fahasa Tân Phú tọa lạc tại Trung tâm thương mại Aeon Mall Tân Phú Celadon.

Cuộc chiến thương mại điện tử nở rộ, người trong cuộc đối phó ra sao?

Trong xu hướng công nghệ 4.0, nhiều ông lớn thương mại điện tử trong và ngoài nước đang có mặt tại Việt Nam, trong mảng sách có thể kể đến Tiki, Amazon,… Bên cạnh đó, thói quen mua sắm của người tiêu dùng dần thay đổi, mua sắm trực tuyến đang dần chiếm thị phần lớn so với mua sắm truyền thống.

Đối mặt với những diễn biến đó, Fahasa đã nhanh chóng đầu tư mở rộng mảng thương mại điện tử để có thể cạnh tranh và “chiều lòng” khách hàng. Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2019, đại diện của Fahasa cho hay: “Fahasa đã đầu tư vào thương mại điện tử trong 3 năm qua và đạt được những kết quả tích cực”.

Bằng chứng là Fahasa sở hữu Trung tâm thương mại điện tử với website thương mại điện tử fahasa.com, nhờ đó Fahasa có thể cạnh tranh với những trang thương mại điện tử trong ngành khác và đạt có lợi nhuận đều đặn qua các năm.

Có những tập đoàn bán lẻ trực tuyến lớn vào Việt Nam. Hàng năm họ có thể chấp nhận lỗ hàng trăm tỷ. Nhiều công ty bán lẻ trực tuyến ở Việt Nam cũng như vậy. Họ chấp nhận giá bán thấp để cạnh tranh và gây ảnh hưởng đến việc kinh doanh của Công ty. Bên cạnh đó, những công ty thương mại điện tử này khiến hành vi của người tiêu dùng thay đổi, do đó PNC gặp nhiều khó khăn”, Chủ tịch PNC – ông Đặng Bá Tùng chia sẻ tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2019.

Sau 3 tháng hoạt động của năm 2019, PNC đã ôm khoản lỗ hơn 2 tỷ đồng. Còn Fahasa vẫn chưa hề công bố BCTC cho quý 1/2019.

Minh Nhật

fili





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (3)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

ĐHĐCĐ Savitech: Kế hoạch lãi tăng nhẹ, xác định đầu tư giáo dục là trọng tâm

Sáng ngày 20/04, tại hội trường Trường Việt Mỹ, CTCP Công nghệ Sài Gòn Viễn Đông (Savitech, HOSE: SVT) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2024. Đại hội thông qua...

Môi giới tăng trưởng mạnh, VPSS báo lãi quý 1 gấp hơn 4 lần

Theo BCTC hợp nhất quý 1/2024, CTCP Chứng khoán VPS (VPSS) lãi trước thuế 631 tỷ đồng, gấp hơn 4 lần cùng kỳ, thực hiện được 42% kế hoạch năm.

Vì đâu VND báo lãi sau thuế quý 1 tăng 340%?

CTCP Chứng khoán VNDIRECT (HOSE: VND) vừa công bố báo cáo tài chính quý 1/2024. Quý này, VND báo lãi ròng đạt 617 tỷ đồng, tăng 340% so với cùng kỳ.

Imexpharm giảm 20% lãi quý 1 dù đặt mục tiêu phá kỷ lục lợi nhuận

Giá vốn tăng mạnh khiến CTCP Dược phẩm Imexpharm (HOSE: IMP) trải qua quý kinh doanh đi lùi so với cùng kỳ.

Doanh số tiêu thụ khả quan, lãi ròng của FMC tăng 14% trong quý 1

Trên BCTC hợp nhất quý 1/2024, sản lượng tiêu thụ của CTCP Thực phẩm Sao Ta (Fimex, HOSE: FMC) ghi nhận hơn 4,607 tấn, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước. Qua đó thu...

CEO Jens Lottner: Techcombank không đánh đổi tăng trưởng tín dụng lấy chất lượng tài sản

Sáng 20/04, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank, HOSE: TCB) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 nhằm thông qua kế hoạch kinh doanh, phương án phân phối lợi...

Đổi tên thành Ngân hàng Lộc Phát, LPBank lãi quý 1/2024 hơn 2,886 tỷ đồng, tăng 84%

Theo BCTC quý 1/2024 vừa công bố, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank, HOSE: LPB) lãi trước thuế hơn 2,886 tỷ đồng, tăng 84% so với cùng kỳ năm trước nhờ tăng...

ĐHĐCĐ Nam Long: Thị trường đang quay trở lại

Lãnh đạo Nam Long xác định thị trường 2024 sẽ là thị trường sản phẩm, Công ty chỉ bán cái thị trường cần. Tuy nhiên, Công ty sẽ vẫn đối mặt với những khó khăn chung...

Lợi nhuận TDM quý 1 xuống mức thấp nhất 10 quý do hụt thu cổ tức 

Kết quả kinh doanh quý 1/2024 của CTCP Nước Thủ Dầu Một (TDM Water, HOSE: TDM) ảm đạm với lãi sau thuế thấp nhất 10 quý trở lại đây, do trong kỳ không còn khoản cổ...

Comeco báo lãi quý 1 gấp 9 lần cùng kỳ, nắm 9 mã cổ phiếu

Theo BCTC quý 1/2024, CTCP Vật tư Xăng Dầu (Comeco, HOSE: COM) báo lãi hơn 3.7 tỷ đồng, tăng mạnh so với cùng kỳ.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98