FedEx lại gửi nhầm gói hàng của Huawei, có nguy cơ bị thêm vào danh sách đen của Trung Quốc

25/06/2019 14:03
25-06-2019 14:03:24+07:00

FedEx lại gửi nhầm gói hàng của Huawei, có nguy cơ bị thêm vào danh sách đen của Trung Quốc

Trong ngày Chủ nhật (23/06), FedEx cho biết, một sai sót về hoạt động đã ngăn công ty chuyển gói hàng của Huawei Technologies tới Mỹ. Cách đây mới vài tuần, FedEx cũng đã gửi gói hàng của Huawei tới sai địa chỉ.

“Trong một nhầm lẫn không đáng có, gói hàng bị tình nghi đã bị trả lại cho người giao hàng và chúng tôi xin lỗi vì sai sót hoạt động này”, FedEx nói với Reuters trong một tuyên bố bằng email. Phát ngôn viên của FedEx xác nhận là gói hàng trên phải được gửi tới Mỹ, nhưng từ chối trong đó có chứa gì.

Không lâu sau đó, trong một dòng tweet, Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc cho biết, FedEx có khả năng bị thêm vào “danh sách thực thể không đáng tin” vì vụ việc trên.

Giữa lúc xung đột thương mại Mỹ-Trung ngày càng leo thang, Trung Quốc đã dọa đưa ra một danh sách bao gồm các công ty, tổ chức và các cá nhân nước ngoài “không đáng tin” và gây hại tới lợi ích của các công ty Trung Quốc. Đây là một động thái chưa từng có tiền lệ.

Huawei – nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới – đang nằm giữa “tâm bão” chiến tranh thương mại Mỹ-Trung.

Bộ Thương mại Trung Quốc và FedEx không lập tức phản hồi về khả năng FedEx bị thêm vào danh sách công ty không đáng tin. Thời báo Hoàn Cầu được quản lý bởi Nhân dân Nhật báo (People's Daily), cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Vào đầu tháng trước, Trung Quốc đã khởi động cuộc điều tra nhằm vào FedEx vì đã gửi gói hàng của Huawei tới sai địa chỉ, nhưng không đưa ra thông tin chi tiết về gói hàng này.

Tại thời điểm đó, Tân Hoa Xã cho biết, cuộc điều tra về FedEx vì vụ gửi nhầm địa chỉ trên không nên được xem là động thái đáp trả với Mỹ.

Hiện Mỹ đang vướng vào cuộc chiến thương mại ngày càng căng thẳng với Trung Quốc. Hồi đầu tháng 5/2019, đàm phán thương mại Mỹ-Trung đã đổ vỡ sau khi Mỹ cáo buộc Trung Quốc "trở mặt" và rút lại các cam kết đã nhất trí trước đó. Kéo theo đó, Mỹ đã quyết định nâng thuế đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc từ 10% lên 25%. Cho tới nay, Mỹ đã áp thêm thuế 25% lên 250 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc và còn dọa áp thêm thuế lên 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc chưa bị áp thuế trong những vòng trước.

Ngoài ra, Mỹ còn thêm Huawei vào danh sách đen về thương mại vì lý do an ninh quốc gia, tức cấm các công ty Mỹ bán linh kiện và phần mềm cho Huawei.

“FedEx có thể chấp nhận chuyển tất cả hàng hóa của Huawei, ngoại trừ những kiện hàng gửi tới các thực thể nằm trong danh sách đen của Mỹ”, FedEx cho biết trong ngày Chủ nhật (23/06).

Trong ngày thứ Sáu (21/06), Bộ Thương mại Mỹ cho biết họ đã thêm 4 công ty Trung Quốc và 1 viện nghiên cứu do Chính phủ Trung Quốc kiểm soát vào danh sách đen về thương mại, cấm họ mua linh kiện và thành phần của Mỹ mà không có sự cho phép của Chính phủ. Đây là những công ty có mảng hoạt động liên quan tới siêu máy tính với những ứng dụng trong quân sự.

Trước đó, Huawei cho biết họ sẽ đánh giá lại mối quan hệ với FedEx sau khi gói hàng của họ bị chuyển tới nhầm địa chỉ.

Danh sách thực thể của Trung Quốc

Trong ngày thứ Sáu (31/05), Trung Quốc cho biết, họ sẽ lập một danh sách thực thể “không đáng tin cậy” mà họ cho là sẽ gây thiệt hại tới lợi ích của các công ty nội địa, một lệnh có khả năng tác động tới hàng ngàn doanh nghiệp nước ngoài. Động thái này được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang sau khi Mỹ thêm Huawei Technologies vào danh sách đen về xuất khẩu.

Để chỉ định một thực thể nước ngoài không đáng tin, Trung Quốc sẽ xem xét liệu công ty đó có phân biệt đối xử với các công ty trong nước hay không, Tân Hoa Xã cho biết trong ngày thứ Bảy (01/06). Các tiêu chí khác sẽ là vi phạm quy tắc thị trường, phá vỡ hợp đồng, gây hại cho các công ty Trung Quốc, các mối đe dọa thực sự hoặc tiềm ẩn tới an ninh quốc gia, theo nguồn tin từ Tân Hoa Xã.

Vũ Hạo (Theo Reuters)

FiLi





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Căng thẳng Israel-Iran ảnh hưởng đến việc vận chuyển 20 triệu thùng dầu mỗi ngày

Căng thẳng Israel-Iran có thể làm gián đoạn vận chuyển dầu qua Eo biển Hormuz, ảnh hưởng lớn đến nguồn cung dầu toàn cầu và giá dầu tăng cao.

Căng thẳng giữa Israel-Iran bùng phát gây ra tác động gì đến kinh tế thế giới?

Căng thẳng leo thang đã tạo ra những phản ứng mạnh mẽ trên thị trường toàn cầu khi giá dầu tăng mạnh, nhà đầu tư rút vốn khỏi cổ phiếu để tìm đến các tài sản an...

Khi các doanh nghiệp từ bỏ các cam kết về khí hậu

Coca-Cola, BP, HSBC cùng hàng loạt doanh nghiệp khác đang lần lượt từ bỏ các mục tiêu môi trường, qua đó cho thấy sự thiếu hiệu quả của các hành động tự nguyện.

Ông Trump phê duyệt thương vụ US Steel-Nippon Steel, Mỹ sẽ sở hữu “cổ phần vàng”

Tổng thống Donald Trump đã ban hành sắc lệnh hành pháp trong ngày 13/06, chính thức phê duyệt thương vụ sáp nhập giữa US Steel và Nippon Steel của Nhật Bản. Quyết...

Cuộc 'nổi loạn' của thị trường trái phiếu

Lần đầu tiên sau gần một thế hệ, các Chính phủ bắt đầu thường xuyên đối mặt với sự phản kháng từ nhà đầu tư khi phát hành trái phiếu dài hạn.

Kinh tế thế giới trong cơn hỗn loạn

Cuộc chiến thuế quan của ông Trump đã mang đến sự khó lường và hệ quả là niềm tin bị đánh mất.

CBAM của EU có thực sự thúc đẩy giảm phát thải hay là một rào cản thương mại?

Carbon Border Adjustment Mechanism (CBAM) của EU là một trong những chính sách môi trường quan trọng nhất của Liên minh châu Âu trong những năm gần đây. Được thiết...

Người duy nhất sống sót kể lại giây phút kinh hoàng trong thảm kịch máy bay 241 người chết

Trong một trong những thảm họa hàng không tồi tệ nhất thập kỷ qua, Ramesh Vishwaskumar, 40 tuổi, trở thành người duy nhất sống sót sau vụ rơi máy bay Air India...

Thảm kịch hàng không Air India: 242 người trên máy bay Boeing 787 gặp nạn

Một chiếc máy bay Boeing 787 Dreamliner của Air India chở 242 hành khách và phi hành đoàn đã gặp nạn ngay sau khi cất cánh từ Ahmedabad (Ấn Độ) trong ngày 12/6...

Ngân hàng Thế giới gỡ lệnh cấm tài trợ điện hạt nhân sau nhiều thập kỷ

Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ dỡ lệnh cấm đối với việc cấp vốn cho lĩnh vực điện hạt nhân sau nhiều thập kỷ duy trì. Đây là một bước chuyển về chính sách nhằm thúc đẩy...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98