Giữa lúc thương chiến với Mỹ, Trung Quốc “trải thảm đỏ” chào đón các quốc gia khác

19/06/2019 16:21
19-06-2019 16:21:17+07:00

Giữa lúc thương chiến với Mỹ, Trung Quốc “trải thảm đỏ” chào đón các quốc gia khác

Trung Quốc “đang trải thảm đỏ cho phần còn lại của thế giới” bằng cách hạ thuế quan đối với các quốc gia khác – ngay cả khi cuộc chiến thương mại với Mỹ tiếp tục kéo dài, theo Viện Kinh tế Quốc tế Peterson (PIIE).

Theo PIIE, có một sự thật mà ít ai chú ý tới: Trong năm vừa qua, Bắc Kinh đã hạ thuế nhập khẩu đối với hàng hóa từ các quốc gia đang cạnh tranh với Mỹ.

Nghiên cứu của PIIE cho thấy:

- Mức thuế nhập khẩu trung bình mà Trung Quốc áp lên hàng hóa Mỹ tăng từ 8% (đầu năm 2018) lên 20.7% trong tháng này.

- Trong khi đó, mức thuế nhập khẩu trung bình mà Trung Quốc áp lên hàng hóa của các quốc gia khác giảm từ 8% (đầu năm 2018) xuống 6.7% vào tháng 11/2018. Mức thuế này đã giữ nguyên cho tới nay.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (bên phải)

Việc Trung Quốc chuyển sang giảm thuế đối với các quốc gia khác (ngoại trừ Mỹ) dường như ít ai chú ý tới, trong đó nhiều phương tiện truyền thông chỉ chăm chăm vào diễn biến thương mại Mỹ-Trung.

Nhưng trên thực tế, bằng cách hạ thấp thuế với các đối tác thương mại khác, Bắc Kinh đã đặt các công ty Mỹ vào tình thế bất lợi ngay khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhiều lần sử dụng thuế quan như một cách để đàm phán với các nước khác, PIIE nói.

“Trung Quốc đã bắt đầu trải thảm đỏ cho phần còn lại của thế giới. Những quốc gia khác đang tận hưởng khả năng tiếp cận cao tới 1.4 tỷ người tiêu dùng của Trung Quốc”, nhóm nghiên cứu cho biết trong báo cáo ngày 12/06.

Các nhà nghiên cứu, bao gồm cả chuyên gia thương mại nổi tiếng Chad P. Bown, cho biết: “Sự khiêu khích của ông Trump và sự đối đáp khác biệt (giữa Mỹ và các quốc gia khác) của Trung Quốc đã đặt các công ty và người lao động Mỹ vào thế bất lợi về chi phí so với cả các công ty Trung Quốc và công ty ở các nước thứ ba”.

Trong báo cáo, các nhà nghiên cứu đề cập tới một hệ lụy quan trọng khác từ hành động của Trung Quốc: “Người Mỹ có thể phải chịu tổn thương hơn những gì Tổng thống Trump vẫn nghĩ” và đó là kết quả của cuộc chiến thương mại.

Cuộc chiến thuế quan giữa Washington và Bắc Kinh đã bắt đầu từ hơn 1 năm trước và gần đây đã mở rộng phạm vi sang các lĩnh vực khác như công nghệ và an ninh quốc gia. Căng thẳng thương mại giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới đã khiến nhà đầu tư “đứng ngồi không yên” và đe dọa tới hoạt động kinh tế trên toàn cầu.

Việc giảm thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm từ các quốc gia khác cũng cho phép Trung Quốc hạn chế thiệt hại đối với nền kinh tế của họ, theo PIIE.

Việc áp thuế nhập khẩu cao hơn lên hàng hóa Mỹ sẽ khiến các công ty và người tiêu dùng Trung Quốc có thể phải chịu thêm chi phí khi nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ. Thế nhưng, giờ thì họ có quyền không nhập hàng từ các nhà cung ứng của Mỹ và chuyển sang nhập hàng từ các quốc gia khác với cái giá tốt hơn.

“Hàng rào thuế quan cũng gây thiệt hại tới quốc gia áp thuế và Trung Quốc cũng không phải là ngoại lệ”, PIIE cho biết. “Nỗi lo về những chi phí này có thể góp phần lý giải về những động thái đáp trả của Trung Quốc với Mỹ và quyết định giảm bớt thuế nhập khẩu đối với hàng hóa từ phần còn lại của thế giới”.

“Đây không phải là tin tốt lành cho các nhà xuất khẩu của Mỹ”, PIIE cho biết, đồng thời lý giải rằng việc Trung Quốc giảm thuế nhập khẩu đối với các quốc gia khác đã đặt các nhà xuất khẩu Mỹ vào thế bất lợi so với các đối thủ cạnh tranh ở Canada, Nhật Bản, châu Âu và những quốc gia khác”.

Kết quả là lượng hàng hóa Mỹ nhập vào Trung Quốc đã suy giảm trong năm 2018, PIIE cho biết. Mặc dù tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc đã giảm trong vài tháng gần đây vì kinh tế giảm tốc, nhưng lượng hàng hóa mà Trung Quốc nhập từ Mỹ giảm còn nhanh hơn rất nhiều, PIIE lưu ý.

Các nhà nghiên cứu đã trích dẫn một số ví dụ về các sản phẩm của Mỹ, như hải sản, đã mất thị phần tại Trung Quốc trong năm vừa qua. Xuất khẩu tôm hùm của Mỹ sang Trung Quốc đã giảm 70% sau khi Bắc Kinh tăng thuế lên 25% vào tháng 7/2018, các nhà nghiên cứu nhận định. Nhưng xuất khẩu tôm hùm của Canada lại tăng gần gấp đôi vì Trung Quốc giảm thuế nhập khẩu đối với tôm hùm từ Canada trong năm 2018.

Cú tát vào các công ty Mỹ

PIIE đưa ra kết quả nghiên cứu trong bối cảnh ngày càng nhiều công ty Mỹ đang kêu gọi chính quyền Trump giải quyết xung đột thương mại với Trung Quốc. Họ cho biết, hàng rào thuế quan đang gây tổn thương tới doanh nghiệp và người tiêu dùng của Mỹ.

Hiện Mỹ và Trung Quốc đang vướng vào cuộc chiến thương mại ngày càng căng thẳng. Hồi đầu tháng 5/2019, đàm phán thương mại Mỹ-Trung đã đổ vỡ sau khi Mỹ cáo buộc Trung Quốc "trở mặt" và rút lại các cam kết đã nhất trí trước đó. Kéo theo đó, Mỹ đã quyết định nâng thuế đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc từ 10% lên 25%. Cho tới nay, Mỹ đã áp thêm thuế 25% lên 250 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc và còn dọa áp thêm thuế lên 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc chưa bị áp thuế trong những vòng trước. Đáp trả lại, Trung Quốc nâng thuế đối với 60 tỷ USD hàng hóa Mỹ.

Trong ngày thứ Ba (18/06), Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình “sẽ có cuộc họp kéo dài” tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Nhật Bản vào tuần tới.

Trước đó, hơn 600 công ty đã viết thư gửi tới Tổng thống Mỹ để bày tỏ nỗi lo ngại của họ về cuộc chiến thương mại.

Và không chỉ là Trung Quốc mà chính các công ty Mỹ cũng đang bị Trump “vắt kiệt sức” do một số chính sách của Tổng thống Mỹ. Chẳng hạn, Tổng thống Mỹ đã rút Mỹ ra khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), khiến các nhà xuất khẩu thịt bò của Mỹ gặp bất lợi so với các công ty ở Nhật Bản, theo PIIE.

Các nhà nghiên cứu cho biết: “Đây chỉ mới là một lý do chính đáng để giải thích tại sao không dễ dàng chiến thắng trong các cuộc chiến thương mại”.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FiLi







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chính phủ Mỹ lại đối diện nguy cơ đóng cửa do vấn đề ngân sách

Ngân sách chính phủ dự kiến hết hạn vào cuối tháng Chín và Quốc hội Mỹ sẽ cần một dự luật tạm thời được gọi là "nghị quyết tiếp tục" (CR) để giữ cho các hoạt động...

Tín hiệu tích cực cho thị trường bất động sản Mỹ

Chi phí đi vay thấp hơn đã thúc đẩy chỉ số đơn xin mua nhà do Hiệp hội Ngân hàng thế chấp của Mỹ theo dõi tăng 1,8%, lên mức cao nhất trong gần hai tháng.

Trump và Harris đấu khẩu nảy lửa về chính sách thương mại với Trung Quốc

Donald Trump và Kamala Harris đã tranh cãi gay gắt về chính sách Trung Quốc trong cuộc tranh luận Tổng thống do ABC News tổ chức vào sáng ngày 11/09 (giờ Việt Nam).

Lạm phát Mỹ xuống thấp nhất kể từ năm 2021, mở đường cho đợt hạ lãi suất của Fed

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng yếu nhất kể từ tháng 2/2021, tạo tiền đề để Fed hạ lãi suất trong tuần tới.

Trung Quốc đối mặt vòng xoáy giảm phát: Liệu có lặp lại "thập kỷ mất mát" của Nhật Bản?

Bóng ma giảm phát đang bao trùm nền kinh tế Trung Quốc, gợi nhớ về "thập kỷ mất mát" của Nhật Bản. Dữ liệu mới nhất cho thấy tình trạng này đang trở nên trầm trọng...

Fed giảm lãi suất, đồng USD vẫn có thể mạnh lên?

Trong bối cảnh Fed đang chuẩn bị cho một chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ, nhiều chuyên gia cho rằng đồng USD có thể suy yếu. Tuy vậy, một nhà phân tích từ...

Trung Quốc thống trị chuỗi cung ứng năng lượng tái tạo toàn cầu

Trung Quốc đang ngày càng khẳng định vị thế thống lĩnh của mình trong lĩnh vực năng lượng tái tạo. Năm vừa qua chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ của các doanh...

Khủng hoảng bất động sản Trung Quốc: 3 tháng triển khai giải pháp cứu nguy, kết quả vẫn mờ mịt

Tháng 5 vừa qua, Chính phủ trung ương Trung Quốc đã kêu gọi hơn 200 thành phố mua lại các căn nhà "ế ẩm" nhằm giảm bớt tình trạng dư thừa. Tuy nhiên, sau hơn ba...

Các nền kinh tế trên thế giới chưa thể chiến thắng lạm phát

Lạm phát ở Mỹ và các nước Eurozone gần đây đã giảm xuống dưới 3%, chỉ cao hơn một chút so với mục tiêu lạm phát đề ra là 2%; trong khi các nước đang phát triển cũng...

WTO: Chủ nghĩa bảo hộ thương mại đe dọa thu nhập của nước nghèo

Các nước nghèo cần đầu tư nước ngoài và tiếp cận thị trường quốc tế để tăng trưởng bền vững, thu hẹp khoảng cách thu nhập với nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, Tổ...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98