Hành trình trở lại đỉnh vinh quang của Microsoft (kỳ 2): Vị thuyền trưởng tài ba Satya Nadella

22/06/2019 09:58
22-06-2019 09:58:56+07:00

Hành trình trở lại đỉnh vinh quang của Microsoft (kỳ 2): Vị thuyền trưởng tài ba Satya Nadella

Tại thời điểm ông Nadella thay thế ông Ballmer, Microsoft tụt hậu ít nhất 4 năm so với Amazon trong lĩnh vực điện toán đám mây, lĩnh vực này đã đem về doanh thu 4.6 tỷ USD mỗi năm cho Amazon. Ông Nadella hiểu rằng bất cứ sự dịch chuyển lớn nào trong nội bộ công ty đều sẽ gây khó khăn cho bộ phận chuyên phát triển Windows.

* Hành trình trở lại đỉnh vinh quang của Microsoft (kỳ 1): Buông bỏ quá khứ huy hoàng

Nhưng nếu như Nadella điều nguồn lực từ những bộ phận khác trong Microsoft thì chẳng khác nào “tự nhổ móng tay”, điều đó làm ông nhớ đến Scott Guthrie, Phó Chủ tịch điều hành của Microsoft, người đã thay ông tiếp quản bộ phận điện toán đám mây khi ông trở thành CEO. Ông Guthrie kể lại một cuộc họp mà ở đó những nhân viên thuộc bộ phận phát triển điện toán đám mây đều đồng ý với chiến lược của ông Nadella, nhưng sau đó, họ nhận ra rằng có đến 90% những bộ phận quan trọng hàng đầu của công ty đều tập trung vào các lĩnh vực có liên quan đến Windows. Ông Guthrie gọi đó là “thế lưỡng nan thường gặp của nhà cải tiến”. “Tôi có nhiều nhân viên lãnh đạo dưới trướng, những người đã phải quản lý hàng tỷ USD lợi nhuận và thua lỗ (P/L) và thật khó khăn khi bạn phải nói với họ rằng 'bây giờ anh chuẩn bị phải quản lý 4 triệu USD P/L'”, ông Guthrie nói.

Một cựu nhân viên cấp cao của Microsoft cho biết, ông Nadella quá mệt mỏi với việc phải sắp xếp nhân sự để phát triển cả lĩnh vực điện toán đám mây và Windows, đến nỗi ông phải la mắng một nhóm nhân viên cấp cao vào ngay đầu nhiệm kỳ làm CEO của ông. Microsoft dưới sự lãnh đạo của ông Nadella, chỉ tồn tại “những người biết sửa chữa”, không có "những người phàn nàn". Nếu như có người nào đó không đồng tình với quan điểm của ông, ông sẽ nói với họ rằng: “Đừng ở lại đây nữa. Đến lúc cậu nên rời đi rồi”.

Giám đốc Điều hành (CEO) Satya Nadella của Microsoft

Trong suốt khoảng thời gian khó khăn ban đầu, ông Nadella đã cho mọi người thấy được khả năng tạo ra những thay đổi lớn với những xung đột rất nhỏ, đó là một sự chuyển tiếp từ phong cách lãnh đạo đầy giận dữ khét tiếng của Bill Gates từ những năm 1990 và phong cách lãnh đạo “đập ngực mạnh mẽ” của Steve Ballmer vào cuối những năm 2000.

Ông Nadella đã hủy bỏ thương vụ mua lại Nokia trị giá 7.6 tỷ USD mà ông Ballmer khởi xướng, cắt giảm 7,800 công việc trong năm 2015, dấu hiệu rõ ràng cho thấy ông sẽ từ bỏ tham vọng cạnh tranh trực tiếp với Google và Apple trong lĩnh vực điện thoại di động. Sản phẩm đầu tiên mà ông Nadella thông báo dưới thời của mình là phiên bản Office tối ưu hóa dành riêng cho hệ điều hành điện thoại iOS của Apple. Động thái mới này của Microsoft đi ngược lại quan điểm suốt nhiều năm của công ty, họ từng lo sợ phần mềm của họ được sử dụng trên iPhone và iPad sẽ làm giảm doanh số bán ra của những chiếc máy tính cá nhân Windows.

Một nhân viên cấp cao lâu năm, vừa rời khỏi công ty gần đây, diễn tả phương thức hành động của ông Nadella kiểu như một “sắc thái tinh tế”. Ông Nadella chưa bao giờ phân chia rõ ràng 86 bộ phận trong công ty hay bỏ đi bất cứ sản phẩm hàng đầu nào, nhưng dụng ý ẩn của ông luôn được thể hiện rõ ràng.

Trong bức email dài 1,000 chữ đầu tiên mà ông gửi cho toàn thể nhân viên không đề cập gì đến Windows. Sau đó, ông đặt lại tên của điện toán đám mây thành Microsoft Azure, không còn là Windows Azure nữa. “Satya không nói những điều nhảm nhí bao giờ - ông ấy chỉ bắt đầu loại từ ‘Windows’ ra khỏi những câu nói”, cựu nhân viên cấp cao cho biết. “Đột nhiên, mọi thứ Satya nói đều là ‘điện toán đám mây, điện toán đám mây, điện toán đám mây!’”. Ông ấy cũng bắt đầu cho phát triển những ô chữ mới khi nói đến những sản phẩm cũ hơn của công ty, ví dụ ông ấy sẽ dùng những cụm từ như “trí thông minh nhân tạo (AI)” khi bàn luận đến phần mềm Microsoft Office, cựu nhân viên này nói thêm, “ngay cả khi phần mềm Office chẳng liên quan gì đến AI cả”.

Việc đẩy mạnh phát triển lĩnh vực điện toán đám mây bắt đầu vào guồng, điều đó đã giúp trẻ hóa hình ảnh của Microsoft và nâng cao tinh thần của nhân viên. Ông Guthrie nhớ rằng ông đã vui mừng phấn khởi suốt một tháng khi doanh thu từ điện toán đám mây tăng 40,000 USD trên bản báo cáo hoạt động kinh doanh. “Chúng tôi lúc đó kiểu như, ‘Ôi, tuyệt vời!’”, ông Guthrie vừa nói vừa cười. “Và sau đó là, ‘Ôi mọi người, chúng ta còn mục tiêu cả tỷ USD phải đạt đến”.

Điện toán đám mây nghĩ đơn giản là sự trao đổi các bit dữ liệu bằng phương thức kỹ thuật số, nhưng thật chất nó hoàn toàn xoay quanh các cấu trúc hạ tầng vật lý – nó là những trung tâm dữ liệu có kích cỡ như kho chứa máy bay cùng với những sợi cáp xuyên đại dương để truyền tải hàng petapyte thông tin. Amazon, Microsoft và những tay chơi khác trong lĩnh vực điện toán đám mây cho phép các công ty khác thuê các cơ sở hạ tầng tốn kém này, có nghĩa là Netflix có thể truyền trực tiếp các bộ phim đến điện thoại của bạn hay là Citibank có thể thực hiện hàng tỷ giao dịch trực tuyến mà không cần làm những dự án xây dựng lớn.

Năm 2016, ban quản trị Microsoft ngày càng lo lắng công ty phát triển không đủ nhanh để có thể đuổi kịp Amazon, khi dịch vụ điện toán đám mây chỉ đem lại 12 tỷ USD doanh thu. Mối lo ngại lúc đó của Microsoft chính là lĩnh vực phần mềm của công ty sẽ sụp đổ nhanh chóng, trước khi dịch vụ điện toán đám mây non trẻ có thể bổ sung thêm doanh thu cho công ty.

Lúc đó, để tập trung hoàn toàn vào việc phát triển điện toán đám mây, ông Nadella đã thực hiện hàng loạt hành động lớn tái tổ chức cơ cấu công ty. Đỉnh điểm là vào năm 2018, ông Nadella đã thực hiện một hành động gây sốc (ít nhất là đối với các nhân viên lâu năm của Microsoft) khi quyết định loại bỏ hoàn toàn bộ phận phát triển Windows và chia bộ phận đó thành nhóm phát triển Azure và Office.

Vào thời điểm đó, cuộc chiến trong lĩnh vực điện toán đám mây giữa Microsoft và Amazon đang leo thang: Mỗi khi Amazon cho ra mắt bất cứ bản cập nhật nào cho cơ sở hạ tầng và cơ sở dữ liệu đám mây của họ, thì ông Nadella sẽ cố gắng đưa ra những nâng cấp tương tự, đổ hàng tỷ USD vào việc mua những trung tâm dự trữ và các dự án khởi nghiệp về dữ liệu.

Không chỉ có kỹ thuật điện toán đám mây của Microsoft không đuổi kịp Amazon mà cả doanh số cũng vậy. Ông Nadella đã giao phó nhiệm vụ cho Judson Althoff, một kỹ sư chuyển ngành thành nhân viên kinh doanh, nhiệm vụ mà Althoff phải đảm nhận là phá bỏ phương thức bán giấy phép cho các doanh nghiệp dựa trên số lượng nhân viên sử dụng phần mềm và các dịch vụ tương ứng. Althoff đã bổ sung thêm 3,000 kỹ sư vào bộ phận kinh doanh, là nơi những người từng là kỹ sư này sẽ phải viết những mã mẫu trong những cuộc họp với các khách hàng tiềm năng. Khi kỹ sư kỳ cựu Corey Sanders tham gia vào nhóm kinh doanh, ông Nadella đã đùa anh ta rằng, “Anh đã làm ‘loạn’ Azure gần 10 năm nay rồi, giờ thì anh phải tìm cách để bán nó đi”.

Công ty Microsoft không tiết lộ rõ doanh thu điện toán đám mây Azure mang lại hay nói rằng lĩnh vực này đang tạo ra lợi nhuận cho công ty – con số 34 tỷ USD doanh thu của Microsoft có bao gồm cả doanh thu của Office – nhưng các nhà phân tích lại cho rằng vị thế cạnh tranh của Azure đang được cải thiện.

Thị phần điện toán đám mây của Microsoft đã tăng từ 14% cuối năm 2017 lên 17% vào cuối năm 2018, trong khi thị phần của Amazon trong lĩnh vực này vẫn giữ nguyên 32% cùng kỳ, dựa theo chuyên gia nghiên cứu Canalys.

Phát ngôn viên của Amazon nhấn mạnh rằng công ty họ cho đến nay vẫn là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây nổi tiếng nhất. Một cựu nhân viên cấp cao phát triển điện toán đám mây của Amazon, người này yêu cầu được ẩn danh, đã hăng hái bày tỏ: “Tôi có nhiều sự kính trọng hơn đối với người lãnh đạo hiện tại của Microsoft. Công ty này đã đi được một chặng đường dài, nhưng sau đó, họ sẽ nhận ra rằng họ là đội Twins và chúng tôi vẫn là đội Yankees”. (Twins và Yankees là hai đội tuyển bóng chày nổi tiếng là “kỳ phùng địch thủ” của nhau ở Mỹ, nhưng trong hầu hết những lần đối đầu, Yankees là đội thắng nhiều hơn).

Kỹ thuật đánh bóng một tay đầy mạnh mẽ của Microsoft được thể hiện tại buổi thuyết trình bán sản phẩm gần đây của Azure tại Redmond, ở đây có khoảng 20 nhân viên của Microsoft và các nhân viên quản lý cấp cao đến từ công ty WPP, một công ty quảng cáo và quan hệ công chúng đa quốc gia lớn, họ cùng tập trung tại Redmond để dự buổi họp “mang tính hình dung”. Ông Nadella xuất hiện với nụ cười hạnh phúc và làm một vòng quanh bàn họp để chào mừng CEO Mark Read của WPP.

Sau phần giới thiệu, ông Read đưa ra tổng quan những thách thức trong kinh doanh mà WPP đang gặp phải, chi tiết cuộc họp được yêu cầu bảo mật. Ông Nadella ngồi đối diện với ông Read, khuấy ly trà của ông và gật đầu một cách cường điệu. 13 phút sau, ông Read lên tiếng đồng ý hợp tác với điện toán đám mây của Microsoft. “Chúng tôi không muốn ông nghĩ rằng lần hợp tác này là xây dựng một ứng dụng mới trên nền tảng của chúng tôi”, ông Nadella nói. “Chúng tôi muốn trao cho ông khả năng tự xây dựng nền tảng của ông”.

Ông Nadella không thừa nhận, nhưng ai cũng hiểu rằng ông đang đá xoáy Amazon. Công ty của Jeff Bezos đã bành trướng quá lớn, trở thành mối đe dọa đối với những khách hàng sử dụng điện toán đám mây, ví dụ như những nhà bán lẻ và các công ty giải trí lớn, ngay cả khi Amazon tìm cách dự trữ dữ liệu của những công ty này trong các máy chủ của họ.

“Microsoft làm việc này theo cách trang nhã hơn, nhưng họ không đem lại cảm giác giống như ông Bezos đang lẩn khuất đâu đó trong sân sau nhà bạn và dạy cho máy móc học những dữ liệu của bạn và nhắm vào những khách hàng của bạn”, cựu Phó Chủ tịch của một công ty thương mại điện tử từng có mối quan hệ hợp tác điện toán đám mây thân mật với ông Nadella, cho biết. “Dưới thời của ông Ballmer, chỉ có những lời nói khoác. Nhưng Satya thật sự giỏi trong việc chỉ ra rằng ‘Ông có muốn đối tác công nghệ của ông trở thành đối thủ của ông luôn không?’”.

Tuấn Kiệt (Theo Bloomberg)

FiLi





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Trung Quốc tạo gã khổng lồ ngành chứng khoán 230 tỷ USD, quyết đấu với Phố Wall

Trong một động thái đánh dấu bước ngoặt quan trọng cho ngành tài chính Trung Quốc, hai công ty chứng khoán hàng đầu của quốc gia này - Guotai Junan Securities Co...

S&P 500 ghi nhận tuần tồi tệ nhất kể từ tháng 3/2023

Chỉ số S&P 500 giảm mạnh vào ngày thứ Sáu (06/09), ghi nhận tuần tồi tệ nhất kể từ tháng 3/2023, khi nhà đầu tư đánh giá hậu quả từ báo cáo việc làm tháng 8 yếu kém...

Chuyên gia: Fed giảm lãi suất, chứng khoán Mỹ chưa chắc đã tăng

Bạn nghĩ việc cắt giảm lãi suất sẽ cứu vãn thị trường tăng giá? Hãy suy nghĩ lại, theo Stifel.

Dow Jones mất 200 điểm, S&P 500 giảm 3 phiên liên tiếp

Chứng khoán Mỹ tiếp tục gặp khó khăn trong ngày thứ Năm (05/09), khi nhà đầu tư bán tháo các tài sản rủi ro và ngày càng lo ngại về triển vọng nền kinh tế Mỹ trước...

Người Mỹ cực kỳ lạc quan về thị trường chứng khoán

Hiếm khi nào người Mỹ lại hào hứng về thị trường chứng khoán đến vậy.

Vì sao công ty mẹ Batdongsan.com.vn chìm sâu vào thua lỗ?

PropertyGuru, chủ sở hữu của Batdongsan.com.vn, vừa công bố kết quả kinh doanh quý 2/2024 với khoản lỗ ròng 12.3 triệu USD, gấp đôi mức lỗ cùng kỳ. Tuy nhiên, bức...

S&P 500 và Nasdaq Composite giảm phiên thứ 2 liên tiếp

Chỉ số S&P 500 và Nasdaq Composite giảm phiên thứ 2 liên tiếp vào ngày thứ Tư (04/09), khởi đầu một tháng 9 đầy ảm đạm.

Diễn biến mới trong vụ điều tra Nvidia

Mới đây, Bộ Tư pháp Mỹ (DOJ) đã gửi trát đòi hầu tòa cho Nvidia và một số công ty khác, đánh dấu bước leo thang quan trọng trong cuộc điều tra chống độc quyền đối...

Thị trường hoài nghi về cơn sốt AI, Nvidia "bốc hơi" gần 280 tỷ USD

Bốn tuần sau khi cơn bán tháo tài sản rủi ro trên toàn cầu, các nhà sản xuất chip lại châm ngòi cho một đợt bán tháo cổ phiếu khác. Lần này, giới phân tích ngành...

Nối gót Phố Wall, chứng khoán châu Á đỏ rực, Nikkei 225 sụt gần 4%

Làn sóng bán tháo dữ dội đã quét qua thị trường chứng khoán Nhật Bản vào sáng ngày 04/09, phản ánh những lo ngại ngày càng tăng về triển vọng kinh tế Mỹ và tác động...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98