Hành trình trở lại đỉnh vinh quang của Microsoft (kỳ 3): Tìm lại bản sắc

25/06/2019 15:00
25-06-2019 15:00:00+07:00

Hành trình trở lại đỉnh vinh quang của Microsoft (kỳ 3): Tìm lại bản sắc

Microsoft không những đã sống sót qua thế lưỡng nan của nhà cải tiến mà cho đến nay, nó còn sống sót qua cuộc khủng hoảng mang tên bản sắc.

* Hành trình trở lại đỉnh vinh quang của Microsoft (kỳ 2): Vị thuyền trưởng tài ba Satya Nadella

* Hành trình trở lại đỉnh vinh quang của Microsoft (kỳ 1): Buông bỏ quá khứ huy hoàng

Từ tháng 7/2018, Microsoft đã ký kết hợp đồng với 5 nhà bán lẻ lớn: Albertsons, Gap, Kroger, Walgreens và Walmart. “Bạn thật sự không thể biết được là ai làm việc cho ai”, theo Rodney McMullen, CEO của Kroger Co., công ty này đang sử dụng sự giúp đỡ của Microsoft để xây dựng nên các cửa hàng ý tưởng với các kệ hàng trưng bày kỹ thuật số và các chương trình tiếp thị được vận hành bằng AI, tương tự như các cửa hàng kiểm tra miễn phí Amazon Go của Amazon. Các kỹ sư của Microsoft hiện đang cắm rễ tại các văn phòng của Kroger.

Chiến lược của Nadella đã dẫn đến việc Microsoft giao lại những cơ hội đầy cám dỗ cho những tay chơi công nghệ khác. Ví dụ, Amazon và Google đang tập trung vào phần cứng của công nghệ lái xe tự động, nhưng Microsoft lại không đi theo con đường đó, thay vào đó họ tập trung vào phát triển AI và các công cụ phân tích cần thiết khác để bán công nghệ tự lái x echo những hãng xe như BMW, Nissan và Volkswagen. Trong đó, BMW AG đang sử dụng công nghệ của Microsoft để phát triển một trợ lý bằng giọng nói trên xe có thể đáp lại câu nói “Này, BMW”, thay vì câu “Này, Alexa” của Amazon.

“Chúng tôi không thúc đẩy phát triển sản phẩm mang thương hiệu Microsoft trong chiếc xe”, Sanjay Ravi, Tổng Giám đốc mảng công nghệ ô tô của Microsoft, chia sẻ. “Chúng tôi sẽ đưa cho bạn bộ não của chúng tôi và cung cấp tất cả những yếu tố cần thiết để bạn tạo ra thương hiệu của bản thân”.

Microsoft đã đặc biệt thành công trong những ngành công nghiệp khác xa so với lĩnh vực phần mềm. Azure đang điều hành những hoạt động đảm bảo an toàn cho Chevron Corp., phân tích hàng trăm terabyte dữ liệu từ 2,700 giếng dầu, trong khi những chiếc tai nghe tăng cường thực tế ảo HoloLens của Microsoft cho phép các kỹ sư ngồi trong văn phòng Chervon tại Houston có thể thực sự sửa chữa những thiết bị đặt tại Bồn địa Permain. Thông tin thu thập được sẽ được dùng để tối ưu hóa hiệu quả khoan dầu, nhưng mục đích cuối cùng là để phòng tránh bất cứ thảm họa nào có quy mô như thảm họa Deepwater Horizon.

“Một Phó Chủ tịch của Microsoft từng nói ‘Tôi hiểu vấn đề của ông và tôi đang lập ra một nhóm để giải quyết vấn đề đó cho ông’. Và đó chính xác là điều đã diễn ra”, Tổng giám đốc về công nghệ Sebastian Gass của Chervon, cho biết.

Công ty Microsoft còn theo dõi cả sức khỏe của chính cơ sở hạ tầng của họ tại Redmond, trong Trung tâm Hợp tác Điện toán Azure rộng lớn làm người ta nhớ tới một căn cứ của Bộ Chỉ huy Phòng không, với những bức tường được treo đầy các màn hình máy tính để theo dõi những mối đe dọa tấn công mạng.

Tại đây, các đội nhóm theo dõi những hệ thống quan trọng mà Azure đang hỗ trợ như các bệnh viện, máy bay và các cuộc bầu cử. Bất cứ một trục trặc nào xảy ra lúc này cũng có khả năng làm tê liệt ứng dụng thương mại điện tử của một nhà bán lẻ, ví dụ như sự kiện “Ngày thứ Sáu đen tối” (Black Friday). “Công việc hơi căng thẳng một chút vào ngày này”, ông Guthrie, Phó Chủ tịch điều hành điện toán đám mây, chia sẻ. Hiện tại, ông ấy dành cả ngày này để nhấn nút làm mới trạng thái mạng lưới của Microsoft. “Lễ Tạ ơn từng là ngày lễ mà tôi thích nhất”.

Trung tâm Azure ở Redmond

Mặc dù Microsoft đạt được nhiều thành công, nhưng các nhà phê bình đôi lúc vẫn ám chỉ có điều gì đó trống rỗng trong thời đại Nadella. Danh mục đầu tư của công ty này bao gồm những sản phẩm và dịch vụ khác nhau như GitHub, LinkedIn và Xbox và chúng rất ít liên quan đến nhau. Ván cược lớn mà Microsoft đặt vào HoloLens vẫn còn nhiều năm nữa mới có thể chứng minh giá trị tài chính của nó, nếu nó đem lại giá trị nào đó. Và những công ty di sản của thời đại này cảm thấy như những sản phẩm của Microsoft xưa kia không thể hoạt động thực sự tốt nếu như không có hệ điều hành Windows.

Lời phê bình khái quát nhất là câu nói được đưa ra từ thời kỳ vỡ bong bóng dot-com: Microsoft phải lấy lại sự hăng hái của họ. Tạp chí Vanity Fair, tại một trong vô số những cuộc triễn lãm trong 10 năm qua ghi chép lại sự sụp đổ của Microsoft, đã ghi nhận buổi ra mắt Windows 95, khi mà Bill Gates và Steve Ballmer nhún nhẩy trên sân khấu trong nền nhạc Start Me Up của Rolling Stones, là thời điểm Microsoft “đạt đến đỉnh cao của sự tuyệt vời”.

Gần đây, khi giá trị vốn hóa của công ty này vượt mốc 1 ngàn tỷ USD, vài người khác đã phủ nhận nhận định trên, họ cho rằng Redmond cuối cùng đã lấy lại được sự tinh tế khi xưa. “Sự tái sinh của Microsoft đi kèm với sự tự tin”, ông Read của công ty WPP nói. “Microsoft đã tuyệt vời trở lại”.

Tuy nhiên, vẫn có sai sót trong lời phân tích đó: Microsoft chưa khi nào tuyệt vời cả. Nếu như có việc gì đó mà ông Nadella đã lấy lại được ở Microsoft, thì đó là sự vui vẻ mà những kẻ mọt công việc chưa từng được trải nghiệm lại kể từ khi ông Gates từ chức.

Đây là một sự thay đổi quan trọng. Gần như trong suốt thời đại của ông Ballmer, Microsoft theo đuổi hình tượng gợi cảm, giống như một phiên bản khác của Apple và gần như đã thất bại. Khi Apple ra mắt iPod, Microsoft có Zune; iPad ra đời thì sẽ có máy tính bảng Surface đối chọi; còn khi có một thiết bị chạy hệ điều hành iOS nào ra đời thì sẽ có một chiếc điện thoại Windows đuổi theo. Microsoft khi đó đang cố gắng cho ra mắt mọi thứ mà mọi người cần. Tận thâm tâm, ông Nadella muốn Microsoft nhớ ra bản chất của nó khi còn ở thời đại đầy huy hoàng của Bill Gates. Đi kèm với đó là một tin xấu: Khách hàng nói rằng dịch vụ điện toán đám mây của Microsoft vẫn đem lại cảm giác rời rạc theo cách mà chỉ công ty này mới có.

Đồng thời, những nhân viên đã và đang làm việc tại công ty cũng nói rằng mặc dù văn hóa công ty đã được cải thiện, nhưng Microsoft vẫn phải chật vật với những cuộc đấu đá chính trị trong nội bộ và những hành vi xấu xí mà các nhân viên gây ra. Mới trong tháng 4/2019, các nhân viên nữ của Microsoft đã tung ra hàng loạt email nội bộ và những nhân viên này cũng cho biết họ đã bị quấy rối tình dục và bị đối xử bất công từ các cấp lãnh đạo của công ty trong nhiều năm trời. (Từ đó, ông Nadella cũng đã vạch ra các bước để cải tổ các hoạt động quản lý nhân sự của Microsoft và cách để điều tra các cáo buộc quấy rối tình dục).

Tuy vậy, chiến lược của ông Nadella cũng đã khôi phục lại những thế mạnh kinh điển mà Microsoft có: Sức mạnh kỹ thuật, hệ thống cơ sở hạ tầng và cả tham vọng Đế chế phục thù nữa. Hôm nay, khi lắng nghe ban quản trị của Microsoft nói về tương lai của họ, thật khó để giữ sự tỉnh táo giữa những cuộc nói chuyện về các sản phẩm của điện toán đám mây như là Cơ sở dữ liệu Azure cho PostgreSQL, PowerBI và Dynamic 365. Chúng là một phần của lĩnh vực kinh doanh sẽ sinh lời và nhàm chán – nhưng đối với Microsoft, “sinh lời và nhàm chán” chỉ là một cách nói dài hơn của từ “sinh lời” mà thôi.

Vào một buổi chiều đẹp trời gần đây ở Redmond, khuôn viên của Microsoft với đầy những dự án tái thiết được rào chắn cẩn thận. Trong The Den, phòng điều hành được trang trí theo phong cách West Elm mới của Microsoft, ông Nadella đang giải thích làm thế nào mà sự tập trung của ông không còn đặt ở thời đại Zune của Microsoft nữa. Thay vào đó là tập trung vào thứ mà công ty này có thể làm tốt hơn, theo ông nói, là “trở nên siêu kỷ luật”.

Microsoft không những đã sống sót qua thế lưỡng nan của nhà cải tiến mà cho đến nay, nó còn sống sót qua cuộc khủng hoảng mang tên bản sắc. “Nếu bạn cứ cố gắng thay đổi bản chất con người bạn, sẽ chẳng có gì thay đổi được cả”, ông Nadella vừa nói vừa rướn người về phía trước trên chiếc ghế dài của ông. “Chúng tôi đã học được từ những thói quen của chúng tôi trong quá khứ, tại thời điểm mà chúng tôi cảm thấy như là ‘Được rồi, bạn không thể là một công ty đang làm việc này rồi lại đột ngột chuyển sang làm việc khác vì bạn đang cực kỳ thành công được. Cách đó đơn giản là không thể thành công đâu”.

Tuấn Kiệt (Theo Bloomberg)

FiLi





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chứng khoán toàn cầu bị bán tháo, Dow Jones tương lai giảm hơn 1%, Nikkei 225 sụt hơn 1,200 điểm

Thị trường chứng khoán toàn cầu bị bán tháo sau thông tin xảy ra một vụ nổ ở Iran, nhưng chưa biết nguyên nhân.

Giảm 5 phiên liên tiếp, S&P 500 ghi nhận chuỗi lao dốc dài nhất kể từ tháng 10/2023

Chỉ số S&P 500 giảm phiên thứ 5 liên tiếp vào ngày thứ Năm (18/04), ghi nhận chuỗi lao dốc dài nhất kể từ tháng 10/2023.

Các chỉ số chứng khoán châu Á phục hồi sau chuỗi ngày liên tiếp mất điểm

Phiên 18/4, các nhà đầu tư đã “phớt lờ” đợt bán tháo trong phiên trước ở Phố Wall, nơi các cổ phiếu công nghệ chìm trong sắc đỏ do lo ngại rằng Fed sẽ duy trì lãi...

Thế giới ngày càng rời xa các chính sách thương mại tự do

Ngày càng có nhiều nước ủng hộ các biện pháp tăng cường tính độc lập và an ninh chuỗi cung ứng của họ, một xu hướng mà các nhà kinh tế cảnh báo sẽ hạn chế thương...

S&P 500 và Nasdaq Composite giảm 4 phiên liên tiếp

Chỉ số S&P 500 giảm phiên thứ 4 liên tiếp vào ngày thứ Tư (17/04), khi cổ phiếu Nvidia và các cổ phiếu công nghệ đang gặp khó khăn khác gây áp lực suy giảm cho thị...

Chứng khoán châu Á sắp xóa sạch đà tăng của năm 2024

Chứng khoán châu Á sắp trở lại điểm khởi đầu của năm 2024, khi nỗi lo về lãi suất cao và căng thẳng địa chính trị đeo bám tâm trí nhà đầu tư.

S&P 500 giảm nhẹ sau cảnh báo của Chủ tịch Fed

Chỉ số S&P 500 giảm điểm vào ngày thứ Ba (16/04), sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell cho biết lãi suất có thể cần duy trì ở mức cao.

Chủ tịch BlackRock dự báo thị trường cổ phiếu Mỹ sắp tăng trở lại

Lãnh đạo của gã khổng lồ BlackRock dự báo thị trường chứng khoán Mỹ sắp trở lại mạnh mẽ.

S&P 500 và Nasdaq Composite giảm hơn 1% do lo ngại về xung đột ở Trung Đông

Chứng khoán Mỹ đỏ lửa vào ngày thứ Hai (15/04), khi lợi suất tăng và lo ngại xung đột ở Trung Đông đã làm lu mờ kết quả lợi nhuận mạnh mẽ của Goldman Sachs và dữ...

Giới đầu tư toàn cầu “tháo chạy” do lo ngại lạm phát cao kéo dài

Trong bối cảnh lo ngại lạm phát cao và đồn đoán Fed giảm lãi suất vào tháng Sáu, các nhà đầu tư đã bán ra lượng lớn quỹ đầu tư cổ phần tuần thứ 2 liên tiếp trong...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98