Hé lộ bí mật bên trong kế hoạch phát triển hệ điều hành riêng của Huawei

12/06/2019 13:17
12-06-2019 13:17:38+07:00

Hé lộ bí mật bên trong kế hoạch phát triển hệ điều hành riêng của Huawei

Bảy năm trước, trong một căn biệt thự quay mặt nhìn ra bờ hồ ở Thâm Quyến là một nhóm nhỏ gồm các lãnh đạo đứng đầu công ty Huawei Technologies, dẫn đầu là nhà sáng lập Nhậm Chính Phi. Họ đã tổ chức một cuộc họp kín suốt nhiều ngày ở đây.

Nhiệm vụ của họ lúc bấy giờ là đưa ra ý tưởng làm thế nào để đối phó với sự thành công đang lên như diều gặp gió trên khắp thế giới của hệ điều hành (HĐH) Android do Google tung ra – đây cũng là phần mềm được sử dụng trong những thiết bị cầm tay của Huawei. Mối lo ngại tiềm ẩn ở đây là sự phụ thuộc vào Android có thể khiến công ty này trở nên dễ bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm trong tương lai của Mỹ.

Nhóm họp kín đã đi đến thống nhất rằng Huawei nên tự tạo ra một HĐH độc quyền để làm kế hoạch dự phòng nhằm thay thế Android, dựa trên một nguồn tin thân cận.

Cuộc họp này về sau được người trong nội bộ gọi bằng cái tên “cuộc họp bên hồ” và quyền truy cập vào các tài liệu có liên quan đến cuộc họp này trở thành loại tuyệt đối hạn chế vào năm 2018, các nguồn tin cho biết.

Theo kết quả cuộc họp và sự chỉ đạo của quản lý cấp cao, một nhóm phụ trách HĐH đặc biệt được thành lập dưới sự quản lý của các Giám đốc điều hành bao gồm ông Eric Xu Zhijun - hiện là một trong ba Chủ tịch luân phiên của công ty Huawei - sau đó, nhóm này bắt đầu nghiên cứu xây dựng HĐH dưới những điều kiện bảo mật nghiêm ngặt.

Một khu vực đặc biệt có bảo vệ ngay cửa ra vào được lập ra ngay bên trong Huawei để nhóm HĐH làm việc. Chỉ có những nhân viên thuộc nhóm HĐH với loại thẻ nhân viên được đăng ký riêng mới có quyền ra vào khu vực đặc biệt này. Các loại điện thoại di động cá nhân đều không được phép mang vào khu đặc biệt và phải để trong một tủ khóa bên ngoài.

Dự án HĐH trở thành một phần quan trọng của Phòng thí nghiệm Huawei 2012, phòng này đảm nhận nhiệm vụ nghiên cứu, đổi mới và phát triển công nghệ của công ty. Làm việc trong phòng thí nghiệm này là các nhà nghiên cứu và học giả của Huawei, mục đích làm việc của họ là thúc đẩy các đổi mới tiên tiến nhất và thu hút hàng tỷ Nhân dân tệ vốn đầu tư mỗi năm mà không cần ngay lập tức đóng góp bất cứ thứ gì cho lợi nhuận của công ty.

Hầu hết thành quả mà phòng thí nghiệm này tạo ra đều không được công chúng biết đến, bao gồm cả dự án HĐH, sự tồn tại của phòng thí nghiệm này chỉ mới được Huawei công khai gần đây.

Tuy nhiên, nhiều thứ đã thay đổi kể từ năm 2012, thời điểm mà một nhóm nhỏ các thương hiệu nước ngoài đang “hô mưa gọi gió” trên thị trường điện thoại thông minh và lúc ấy Huawei chỉ nắm trong tay chưa đến 5% thị phần trên thị trường thế giới. Thế nhưng hiện nay, Huawei đã trở thành công ty cung cấp điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới và đã bán ra tổng cộng 206 triệu chiếc điện thoại thông minh trong năm 2018, theo dữ liệu của IDC, một nửa trong số đó là vận chuyển sang các thị trường ngoài nước.

“Như chúng tôi đã nhấn mạnh từ trước, Huawei thật sự có các hệ thống lưu trữ nhưng chúng tôi không chỉ dùng chúng trong các trường hợp cần giảm nhẹ. Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ HĐH của các đối tác – chúng tôi rất thích sử dụng chúng và các khách hàng của chúng tôi cũng vậy”, Phát ngôn viên của Huawei cho biết trong một email trả lời. “Android và Windows sẽ luôn là lựa chọn hàng đầu của chúng tôi. Vào lúc cần thiết, chúng tôi sẽ làm mọi thứ có thể để bảo đảm quyền lợi cho khách hàng của mình”.

Chủ đề Huawei có HĐH riêng xuất hiện vào tháng 3/2019 khi Giám đốc mảng di động của Huawei, Richard Yu Chengdong, nói với một tờ báo Đức rằng công ty ông đã phát triển một HĐH riêng dành cho cả điện thoại thông minh và máy tính, điều đó có nghĩa là Huawei có thể sử dụng HĐH riêng này trong trường hợp ông lớn công nghệ Mỹ không cung cấp HĐH hiện tại cho họ nữa.

Lời tiết lộ của ông Yu được đưa ra khi Mỹ bắt đầu tăng áp lực lên việc chạy đua tham gia vào mạng lưới 5G thế giới của Huawei, đồng thời Mỹ còn cảnh báo các nước đồng minh rằng các thiết bị của công ty Trung Quốc này tạo ra các mối nguy hại đến an ninh quốc gia. Nhà cung cấp thiết bị mạng viễn thông lớn nhất thế giới này hiện đang phải đối mặt với hàng loạt cáo buộc mà Mỹ đưa ra, bao gồm việc công ty này đánh cắp bí mật thương mại, vi phạm các lệnh trừng phạt kinh tế và che giấu các thỏa thuận làm ăn ở Iran thông qua một công ty con không chính thức.

Huawei đã nhiều lần và kịch liệt phủ nhận những cáo buộc này, đồng thời kiện ngược lại rằng Mỹ không có bằng chứng.

Vấn đề về HĐH riêng của Huawei ngày càng trở nên cấp thiết hơn khi giữa tháng 5 vừa qua, Mỹ chính thức đưa Huawei và các công ty con vào danh sách đen, hạn chế công ty này không được mua dịch vụ và linh kiện từ các công ty Mỹ mà không được cho phép. Google và Microsoft, hai nhà cung cấp HĐH Android và Windows mà Huawei đang sử dụng trong các dòng điện thoại di động, máy tính bảng và máy tính xách tay, đều đã chặn quyền truy cập của các thiết bị của Huawei khỏi các dịch vụ và ứng dụng có liên quan.

Kể từ khi Mỹ ra lệnh cấm cho đến khi các nhà cung cấp hoàn toàn “cấm cửa” Huawei chỉ vỏn vẹn 90 ngày, điều đó đã buộc công ty Trung Quốc này công bố kế hoạch phát triển HĐH riêng vốn ấp ủ bấy lâu.

HĐH mà Huawei phát triển dựa trên một loại hạt nhân nhẹ và có thể phản ứng nhanh chóng với các điều chỉnh và các lệnh liên tiếp, dựa theo các nguồn tin thân cận. Các kỹ sư làm việc trong dự án HĐH của Huawei cũng đã nghiên cứu kỹ càng HĐH Android và HĐH iOS của Apple để học hỏi từ hai loại HĐH này.

Một trong những thách thức công nghệ lớn nhất mà HĐH Huawei phải phát triển là khả năng tương thích với Android, một nguồn tin cho biết.

Sự tương thích này sẽ khiến các điện thoại dùng HĐH riêng của Huawei có khả năng tải và chạy các ứng dụng Android một cách liền mạch. Nếu lớp tương thích với Android được phát triển thành công có nghĩa là các nhà phát triển phần mềm trên khắp thế giới không cần phải tốn công tạo thêm một đoạn mã dành riêng cho HĐH của Huawei nữa.

Trước đây, cũng đã có nhiều công ty khác cố gắng tạo ra HĐH có thể thay thế Android nhưng chưa ai thành công. Microsoft cũng đã từng thử phát triển lớp tương thích trên HĐH Windows của họ để nó có thể chạy được ứng dụng của Android nhưng ông trùm công nghệ Mỹ này thất bại ở chỗ không phải ứng dụng Android nào cũng chạy mượt được. Samsung cũng đã cố thay thế HĐH Android trên các dòng điện thoại thông minh của họ bằng HĐH riêng có tên Tizen, nhưng nỗ lực đó cũng không thành công.

Tương tự như vậy, nếu HĐH của Huawei không thể chạy được các ứng dụng Android thì vấn đề tạo ra HĐH riêng vẫn là vấn đề gây nhức nhối đối với công ty Trung Quốc này.

Theo thông tin đăng ký thương hiệu, năm 2018, Huawei đã đăng ký một thương hiệu có tên là “Huawei Hongmeng” ở Trung Quốc, việc này đã khiến nhiều người suy đoán rằng đây rất có thể là tên của HĐH mà Huawei đang phát triển. Tên thương hiệu đó chuyển sang tiếng Việt có nghĩa là “Thế giới nguyên thủy”. Tuy nhiên, thông qua một vài hồ sơ công khai thì vào cuối tháng 5/2019, công ty Huawei thừa nhận đã đăng ký tên “HĐH Huawei Ark” thông qua Văn phòng Sở hữu Trí tuệ Liên minh châu Âu.

Bằng sự việc đó, Huawei đã công khai phát ra tín hiệu tích cực về việc phát triển HĐH riêng của họ.

HĐH tự phát triển của Huawei sẽ có khả năng hỗ trợ tất cả sản phẩm và hệ thống thuộc “hệ sinh thái” Huawei, từ điện thoại di động, máy tính, máy tính bảng, tivi, xe hơi cho đến vật phẩm thông minh mang trên người. HĐH này cũng có thể sẽ tương thích với tất cả ứng dụng của Android và các ứng dụng web hiện có, trích dẫn lời của ông Yu trong một báo cáo được công bố vào ngày 21/05/2019 của báo Securities Times.

“HĐH của Huewai sẽ ‘gõ cửa’ thị trường sớm nhất là vào mùa thu năm nay và muộn nhất là vào mùa xuân năm sau”, ông Yu cho biết trong một nhóm thảo luận trên WeChat. Mặc dù ảnh chụp màn hình đoạn nói chuyện trên của ông Yu đã được lưu hành rộng rãi trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc, nhưng Huawei vẫn từ chối xác minh độ chính xác của thông tin trên.

“Tôi không thể tiết lộ thêm thông tin nào ngoài lời ông Yu đã nói”, Zhao Ming, Chủ tịch của công ty Honor, một trong hai thương hiệu điện thoại thông minh của Huawei, cho biết trong một buổi phỏng vấn ở Thương Hải vào tháng 5 vừa qua.

Các câu hỏi được đặt ra hiện tại là liệu HĐH mới của Huawei có thể tăng trải nghiệm của người dùng hay không và liệu khách hàng ngoài nước có thực sự muốn sử dụng một chiếc điện thoại không truy cập được các ứng dụng thông thường của Google hay không.

HĐH Android của Google và HĐH iOS của Apple hiện đang thâu tóm gần như toàn bộ các HĐH dùng trong điện thoại thông minh, theo ước tính năm 2018 của Gartner thì hai HĐH này chiếm 99.9% trên thị trường thế giới.

Phía Huawei khá tự tin rằng mảng HĐH riêng của họ sẽ được ủng hộ rộng rãi ở thị trường Trung Quốc, họ tin rằng các công ty phát triển và khách hàng trong nước sẽ hỗ trợ và nhanh chóng xây dựng được “hệ sinh thái” Huawei, nguồn tin thân cận cho biết. Doanh số bán hàng của Huawei vẫn tiếp tục tăng ở thị trường nội địa bởi vì người dân ở đây không mấy khi sử dụng các dịch vụ của Google thông qua hệ thống Android vì Chính phủ Trung Quốc có nhiều điều luật hạn chế vấn đề này.

Nhưng Bloomberg vừa đăng tin vào ngày 05/06/2019 rằng người tiêu dùng ở châu Âu lo ngại các dòng điện thoại của Huawei sẽ nhanh chóng bị “đào thải” vì nhu cầu dành cho những thiết bị này đã “trượt dốc không phanh” ở một vài thị trường châu Âu, dựa theo các chuyên gia phân tích.

“Đây không phải là thời điểm tốt nhất để Huawei cho ra mắt HĐH riêng vì vốn dĩ họ muốn thử nghiệm HĐH mới này khi có được thị phần lớn hơn”, một chuyên gia phân tích nói. “Nếu chỉ tính riêng thị trường nội địa thì Huawei sẽ vẫn ổn, nhưng công ty này còn quan tâm đến phản ứng của thị trường thế giới nữa”.

Huawei chắc chắn cần phải có một vài biện pháp để đối phó sau khi nhận ra bản thân họ đang sắp nhận những đợt tấn công cuối cùng từ Mỹ.

Mặc dù Huawei từ lâu đã chuẩn bị sẵn sàng cho viễn cảnh tồi tệ nhất, nhưng vụ việc Giám đốc tài chính (CFO) của công ty – Meng Wanzhou – bị bắt vào cuối năm 2018 và các sự kiện diễn ra sau đó đã khiến công ty phải đẩy nhanh tiến độ của các dự án, Nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành (CEO) của Huawei, Nhậm Chính Phi – và cũng là cha của bà Meng – trả lời với một nhóm truyền thông Trung Quốc vào cuối tháng 5/2019.

Vì Mỹ đang liên tục chỉa mũi dùi về phía Huawei, nên việc cho ra mắt HĐH riêng hiện đã trở thành nhiệm vụ tối quan trọng của Huawei.

“Huawei vẫn chưa chuẩn bị đầy đủ cho màn ra mắt của HĐH mới vì lệnh cấm của Mỹ đến quá đột ngột”, hai nguồn tin thân cận cho biết. Mặc dù việc thử nghiệm HĐH thay thế Android đã được thực hiện “hàng ngàn lần” trong phòng làm việc đặc biệt của Huawei, nhưng “nó vẫn chưa được thử nghiệm rộng rãi trên các dòng sản phẩm khác nhau, có nghĩa là Huawei vẫn chưa định chắc được ngày phát hành HĐH này ra công chúng”.

* Ông lớn Western Digital ngừng hợp tác với Huawei dù mới tuyên bố hợp tác chiến lược vào tháng 4/2019

* Đến lượt nhà cung ứng thiết bị sản xuất chip hàng đầu Nhật Bản “nghỉ chơi” Huawei

* Mỹ nhắm Huawei, “đầu rồng” của Thủ phủ công nghệ Thâm Quyến

Vũ Hạo (Theo SCMP)

FiLi







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Google tiếp tục sa thải số lượng lớn nhân viên nhằm cắt giảm chi phí

Động thái của Google và những diễn biến tương tự trong khắp ngành công nghệ năm nay làm tăng thêm lo ngại rằng việc sa thải có thể tiếp tục xảy ra khi các công ty...

Những câu hỏi mà dân bán ô tô không thích nghe vì khó moi tiền khách hàng

Một ông chủ đại lý ô tô có kinh nghiệm hơn 40 năm trong nghề đã chia sẻ những câu hỏi mà người mua xe đặt ra có thể khiến nhân viên bán ô tô khó chịu. Điều đó cũng...

Ứng dụng AI vào công việc – không thể cưỡi ngựa xem hoa

Các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) rất hữu ích trong công việc nhưng để có thể vận dụng hiệu quả thì không đơn giản. Một số người dùng có tâm lý nôn nóng, muốn đạt...

Khi các Big Tech không còn được "nuông chiều"

Sau hơn một thập kỷ được “nuông chiều,” các Big Tech đang phải đối mặt với xu hướng siết chặt quản lý từ các cơ quan thực thi chống độc quyền của Mỹ.

Thị trường xe máy chạm đáy, doanh số xuống thấp kỷ lục trong 6 năm qua

Trong cả quý I/2024, 5 hãng xe máy gồm Honda, Yamaha, Suzuki, SYM và Piaggio chỉ bán ra tổng cộng hơn 600.000 chiếc, thấp nhất trong vòng 6 năm trở lại đây.

Apple kêu gọi đảo ngược lệnh cấm nhập khẩu đồng hồ thông minh

Theo Apple, lệnh cấm không thể có hiệu lực vì một thiết bị đeo của Masimo được cấp bằng sáng chế "hoàn toàn chỉ là giả thuyết" khi hãng này nộp đơn khiếu nại ITC...

Xanh SM Lào khai trương dịch vụ taxi điện tại Champasak 

Ngày 05/4/2024, tiếp nối thành công của dịch vụ taxi điện tại thủ đô Vientiane, thị trấn du lịch Vang Vieng và tỉnh Savannakhet, Xanh SM chính thức mở rộng hoạt...

Tấn công mã hóa dữ liệu sẽ chưa dừng lại ở PVOIL và VNDIRECT

Theo chuyên gia về an ninh mạng, ngoài việc rà soát lỗ hổng, tăng cường các giải pháp công nghệ, các doanh nghiệp, tổ chức lớn cần xây dựng một đội ngũ chuyên trách...

VinFast chính thức khai trương đại lý đầu tiên tại Indonesia 

Ngày 02/04/2024, Công ty PT Gallerie Setia Utama chính thức khai trương đại lý VinFast đầu tiên tại Indonesia. Sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng của VinFast tại...

Nhập khẩu ô tô tháng 3 tăng vọt, vì sao?

Nhập khẩu ô tô nguyên chiếc tháng 3 vừa qua bất ngờ bật tăng 50% so với tháng 2.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98