Huawei đang “gồng mình” vượt qua cơn giông bão từ Mỹ

06/06/2019 16:57
06-06-2019 16:57:51+07:00

Huawei đang “gồng mình” vượt qua cơn giông bão từ Mỹ

Bước vào cánh cửa của khuôn viên ngổn ngang của Huawei Technologies ở phía Nam Trung Quốc, bạn sẽ thấy các nhân viên đang di chuyển nhanh đến điên cuồng. Những chiếc xe minivan màu xanh neon “đèo” nhân viên đi đi lại lại giữa các văn phòng suốt cả ngày lẫn đêm. Bóng đèn huỳnh quang ở văn phòng bật thâu đêm, còn căng tin mở cửa hoạt động đến gần nửa đêm.

Công ty công nghệ lớn nhất của Trung Quốc đã phát triển thịnh vượng nhờ vào cái mà nhân viên và người bên ngoài gọi là “văn hóa chó sói” (wolf culture). Phương pháp không khoan nhượng (take-no-prisoners) đang thể hiện rõ rệt khi Huawei đang đối đầu với Tổng thống Mỹ Donald Trump, đấu tranh chống lại những nỗ lực chặn đứng nguồn cung thiết bị cần thiết, đồng thời cắt đứt thị trường và khách hàng của họ. Vào ngày 17/05/2019, Bộ Thương mại Mỹ đã thêm Huawei vào danh sách đen, tức cấm các công ty Mỹ bán linh kiện và phần mềm quan trọng cho Huawei.

Huawei đã chỉ định tới 10,000 lập trình viên làm việc cả ngày lẫn đêm ở các văn phòng tại Thượng Hải, Thâm Quyến và Tây An với mong muốn không còn phụ thuộc vào phần mềm và vi mạch của Mỹ và “tự lực cánh sinh”, dựa trên nguồn tin thân cận. Từ người gác cổng cho tới tài xế, mọi người đều bị kéo vào trận chiến với Mỹ và được bảo là hãy chuẩn bị tinh thần trước áp lực từ chính trị và thị trường. Cho tới nay, Huawei chỉ cho biết họ có kế hoạch dự phòng cho trường hợp như thế này và không nói gì thêm.

Các kỹ sư lập trình ở một số nhóm thậm chí còn chưa được về nhà sau một vài ngày làm việc, một người thân cận với vấn đề cho biết. Trong số các linh kiện mà Huawei đang cố gắng phát triển, các nhà lập trình đang nỗ lực phát triển ăng ten trạm gốc (base-station antennas) – một linh kiện mà các công ty Mỹ như Rogers Corp. sản xuất – đồng thời thay đổi thiết kế của toàn bộ trạm gốc 4G – tức phải cạnh tranh trực tiếp với các sản phẩm từ Ericsson AB và Nokia Corp.

“Đây không còn là câu hỏi chúng tôi có thể chiến thắng hay không, mà là chúng tôi buộc phải thắng”, một kỹ sư lập trình của Huawei – vốn giữ vai trò trưởng nhóm nghiên cứu và phát triển chip truyền thông – cho hay. “Đây là một cuộc chiến để Trung Quốc có một ngành công nghệ viễn thông độc lập”. Một diễn đàn nhân viên trực tuyến có đăng tải một thông điệp: “Các chiến binh mặc áo giáp vàng sẽ không bao giờ trở về nhà cho đến khi họ đánh bại ông Trump từ Mỹ”.

Các động thái của Chính phủ Mỹ đe dọa tới giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ của Huawei. Công ty này đang là nhà cung ứng thiết bị kết nối mạng hàng đầu thế giới và cũng là nhà cung cấp điện thoại thông minh thứ hai thế giới, chỉ sau Samsung Electronics. Lệnh cấm của Mỹ đã gây chao đảo các nhà sản xuất chip điện tử từ Mỹ cho tới châu Âu, khi chuỗi cung ứng toàn cầu bị đe dọa. Ngoài ra, động thái của Mỹ còn gây gián đoạn quá trình triển khai mạng 5G trên thế giới – một công nghệ nền tảng cho mọi thứ, từ xe tự lái cho tới phẫu thuật bằng robot.

Ông Trump cho biết những ràng buộc này là động thái đáp trả cần thiết cho việc Huawei giúp Bắc Kinh do thám những Chính phủ khác. Trong nhiều năm qua, Huawei bị cáo buộc và bị kiện vì đánh cắp sở hữu trí tuệ từ một vài công ty lớn, bao gồm cả Cisco Systems Inc. và T-Mobile. Tuy vậy, Huawei đã phủ nhận các cáo buộc trên.

“Tôi đánh cắp các công nghệ Mỹ của tương lai. Mỹ còn chẳng hề có những công nghệ đó”, nhà sáng lập Nhậm Chính Phi nói. “Chúng tôi đang dẫn trước Mỹ. Nếu chúng tôi đang tụt lại phía sau thì chẳng có lý gì ông Trump lại chỉ trích chúng tôi”.

Huawei đã tận mắt chứng kiến Bộ Thương mại Trung Quốc khiến một công ty công nghệ khác của Trung Quốc là ZTE gục ngã trong năm 2018, chú ý tới cách Washington buộc ZTE phải thay đổi ban quản lý, nộp phạt số tiền lên tới 10 con số và cho phép các nhân viên giám sát của Mỹ tiếp cận tới các công việc nội bộ của ZTE. Tại thời điểm đó, Huawei đã thề rằng khi thời điểm đó đến, Huawei sẽ chuẩn bi sẵn sàng. “Lịch sử đang đứng về phía chúng ta”, Huawei viết trong một bản ghi chú nội bộ sau khi Mỹ công bố lệnh cấm. “Sau mỗi cơn bão, cầu vồng sẽ xuất hiện. Chúng tôi hy vọng mỗi người các bạn sẽ giữ vững niềm tin, cứ tận tâm cống hiến và hoàn thành nghĩa vụ của mình”.

Huawei được cho là đã dự trữ đủ lượng chip điện tử và các linh kiện quan trọng khác để giúp doanh nghiệp hoạt động thêm ít nhất 3 tháng, dựa trên nguồn tin thân cận. Một số nhân viên lạc quan cho rằng, Bắc Kính sẽ giải quyết xung đột với Washington. Một số khác cho rằng Chính phủ Trung Quốc sẽ nhảy vào bằng cách cung cấp vốn hoặc thay đổi chính sách để vực dậy công ty này.

Vào ngày 17/05/2019, cùng ngày Huawei bị thêm vào danh sách đen, Trung Quốc cũng thông báo miễn thuế cho các công ty thiết kế chip và sản xuất phần mềm trong nước. Nói cách khác, HiSilicon – bộ phận sản xuất chip bí mật đang dẫn đầu nỗ lực tự phát triển chip cho Huawei – không cần phải đóng thuế trong 2 năm tới.

Dù vậy, nỗi lo lắng vẫn hiện hữu ở các văn phòng của Huawei từ Tokyo cho tới Sydney. “Chúng tôi không thể phủ nhận rằng lệnh cấm có tác động tiêu cực, khi thông tin xấu xoay quanh Huawei cứ xuất hiện mỗi ngày”, một nhân viên cho biết. “Thế nhưng, các nhân viên ở Nhật Bản đang cố gắng gồng mình vượt qua giông bão và chúng tôi chỉ đang cố gắng làm việc như thường lệ. Một vài khách hàng thậm chí còn cố gắng động viên chúng tôi”.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FiLi







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Mỹ chiếm gần 40% tổng số triệu phú toàn cầu năm 2024

Tài sản tại Mỹ đã gia tăng nhanh chóng đáng kể trong năm ngoái khi có thêm hơn 379.000 người trở thành triệu phú USD, tức trung bình có hơn 1.000 triệu phú mỗi ngày.

Fed giữ nguyên lãi suất, vẫn dự báo hai lần giảm lãi suất trong năm nay

Fed đã giữ nguyên lãi suất trong bối cảnh kỳ vọng lạm phát cao hơn và tăng trưởng kinh tế thấp hơn. Nhưng điều đáng chú ý nhất là họ vẫn dự báo hai lần giảm lãi...

Thế giới đối mặt “cú sốc xuất khẩu mới” từ Trung Quốc

Hàng xuất khẩu từ Trung Quốc đang tràn khắp thế giới, khi thuế quan của Tổng thống Trump đóng cửa thị trường Mỹ và buộc hàng hóa Trung Quốc phải tìm đường sang các...

Nomura: Mỹ có thể áp thuế quan cao lên châu Á để ngăn hàng Trung Quốc "đi vòng”

Mỹ có thể áp mức thuế quan cao đối với các nước Đông Nam Á do dữ liệu cho thấy Trung Quốc đang chuyển hướng hàng hóa qua khu vực này để tránh mức thuế cao hơn, theo...

Chờ đợi gì từ cuộc họp Fed khuya nay?

Các quan chức Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ bày tỏ quan điểm về lộ trình lãi suất tương lai trong tuần này, cùng với đánh giá tác động của thuế quan và bất ổn Trung...

Châu Á ‘đi dây’ trong căng thẳng thương mại Mỹ – Trung

Khi căng thẳng thương mại giữa hai siêu cường Mỹ và Trung Quốc leo thang, châu Á đứng trước bài toán hóc búa: làm sao bảo vệ lợi ích kinh tế và an ninh quốc gia mà...

EU từ chối đối thoại kinh tế với Trung Quốc trước thềm hội nghị thượng đỉnh

Lý do từ chối tổ chức cuộc họp với Trung Quốc mà EU đưa ra là cuộc gặp sẽ không tạo tiến triển trong giải quyết tranh chấp thương mại.

Goldman Sachs: Nhu cầu nhà ở Trung Quốc vẫn thấp hơn 75% so với mức đỉnh

Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs dự báo nhu cầu nhà ở mới tại các thành phố sẽ duy trì ở mức thấp hơn 75% so với đỉnh năm 2017 trong những năm tới. Nguyên nhân chính...

Mỹ ký thỏa thuận chính thức giảm thuế quan cho hàng hóa của Anh

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hạ thuế quan đối với ngành hàng không vũ trụ của Anh xuống mức 0%, hạ thuế đối với ô tô nhập khẩu của Anh xuống mức 10% đối với...

Bài toán khó cho công suất pin mặt trời dư thừa ở Trung Quốc

Sau khi ghi nhận khoản thua lỗ đến 40 tỉ đô la hồi năm ngoái, các công ty pin mặt trời Trung Quốc kêu gọi chấm dứt cuộc chiến giá và tìm giải pháp cho tình trạng dư...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98