IMF: Thương chiến Mỹ-Trung có thể “cuốn bay” 455 tỷ USD khỏi GDP toàn cầu trong năm 2020

06/06/2019 10:12
06-06-2019 10:12:17+07:00

IMF: Thương chiến Mỹ-Trung có thể “cuốn bay” 455 tỷ USD khỏi GDP toàn cầu trong năm 2020

Thương chiến Mỹ-Trung – cả những hàng rào thuế quan đã triển khai và đề xuất – có thể khiến sản lượng kinh tế toàn cầu giảm 0.5% trong năm 2020, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo trong ngày thứ Tư (05/06),

Trong báo cáo gửi tới các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương từ các nước thuộc nhóm G20, Christine Lagarde, Tổng Giám đốc IMF, cho biết việc áp thuế lên tất cả hàng hóa giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ khiến GDP toàn cầu “bốc hơi” 455 tỷ USD, còn lớn hơn cả nền kinh tế Nam Phi.

* IMF hạ dự báo tăng trưởng của Trung Quốc vì thương chiến Mỹ-Trung

Christine Lagarde, Tổng Giám đốc IMF

“Các chuyên gia ngày càng lo ngại về tác động từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung. Rủi ro ở đây là hàng rào thuế quan mới nhất từ Mỹ và Trung Quốc có thể kìm hãm hoạt động đầu tư, năng suất lao động và tăng trưởng. Việc Mỹ đề xuất áp thuế lên hàng hóa Mexico cũng đáng lo ngại”, bà Lagarde cho biết.

“Thật vậy, có bằng chứng cho thấy Mỹ, Trung Quốc và nền kinh tế thế giới là những ‘người’ chịu tổn thất từ căng thẳng thương mại hiện tại”, bà nói thêm.

Trong ngày thứ Tư (05/06), bà Lagarde gọi chúng là “những vết thương tự gây ra” mà Mỹ và Trung Quốc cần phải tránh bằng cách gỡ bỏ những rào cản thuế quan đã triển khai và không đưa ra thêm rào cản dưới bất kỳ hình thức nào”.

Trong tháng 7/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, ông sẵn lòng áp thuế lên tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. “Tôi sẵn sàng áp tới 500 tỷ USD”, Tổng thống Mỹ nói với CNBC.

Dấu hiệu tăng trưởng dần ổn định

Ngoài những ước tính đáng sợ kể trên, IMF cũng đưa ra thông tin tốt lành hiếm hoi về nền kinh tế thế giới, cho rằng tăng trưởng có lẽ đã vững chắc hơn khi các ngân hàng trung ương thay đổi quan điểm chính sách.

IMF đã và đang điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu trong những quý gần đây khi căng thẳng thương mại và những lo ngại xoay quanh Trung Quốc đã châm ngòi cho đà bán tháo mạnh trên thị trường chứng khoán toàn cầu và đe dọa tới lợi nhuận doanh nghiệp.

Thế nhưng, trong báo cáo gửi tới nhóm G20, IMF cho biết dòng vốn đã có sự phục hồi khi các ngân hàng trung ương giảm bớt nhịp độ bình thường hóa chính sách tiền tệ.

“Nhìn về tương lai, dự báo hiện tại của chúng tôi là nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng từ 3.3% trong năm 2019 và lên 3.6% trong năm 2020”, IMF ước tính.

Những rủi ro suy giảm

Tuy vậy, đà phục hồi mong manh trên cũng đi kèm với những rủi ro suy giảm. IMF nhận định, căng thẳng thương mại có thể tiếp diễn hoặc leo thang thêm, Brexit có thể rơi vào thế hỗn loạn và các biện pháp kích thích gần đây của Trung Quốc có thể trì hoãn chiến lược thúc đẩy tăng trưởng bền vững hơn ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Đàm phán thương mại Mỹ-Trung bỗng chuyển biến xấu vào đầu tháng 5/2019, khi Mỹ bất ngờ cáo buộc Trung Quốc “trở mặt” và rút lại những cam kết trước đó. Kết quả là Mỹ đã nâng thuế đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc và còn thêm Huawei vào danh sách đen về thương mại, tức cấm các công ty Mỹ làm ăn với Huawei. Đáp trả lại, Bắc Kinh nâng thuế đối với 60 tỷ USD hàng hóa Mỹ, tuyên bố lập ra danh sách “thực thể không đáng tin” và đưa ra lập trường cứng rắn hơn trước các yêu cầu từ phía Mỹ.

Trong năm 2018, các cơ quan chức trách Trung Quốc đã thông báo một vài biện pháp để cải thiện hoạt động tài trợ cho các công ty tư nhân – vốn “đóng góp” phần lớn trong việc tạo công ăn việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế – và các gói giảm thuế nhằm thúc đẩy lượng tiêu thụ trong nước.

Trong khi đó, hạn chót Brexit đã bị đẩy lùi về ngày 31/10/2019 khi tình trạng bế tắc giữa Anh và Liên minh châu Âu (EU) vẫn còn tiếp tục. Đề xuất của Thủ tướng Anh Theresa May bị Quốc hội bác bỏ đến 3 lần và cuối cùng, bà đã phải tuyên bố từ chức.

* Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FiLi







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

NHTW Nhật Bản dọn đường cho việc chấm dứt chính sách lãi suất âm

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) dường như đang làm hành lang chuẩn bị cho việc kết thúc chính sách lãi suất âm tại xứ sở mặt trời mọc khi Phó Thống đốc BoJ...

Thêm một ngân hàng trung ương quyết định giữ nguyên lãi suất chủ chốt

Mặc dù không điều chỉnh, nhưng Ngân hàng Trung ương Canada vẫn để ngỏ khả năng lãi suất tiếp tục tăng nếu lạm phát ở nước này không giảm xuống.

Chuyên gia: Fed đang “xa rời” thực tế và sẽ phải giảm lãi suất 5 lần trong năm 2024

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cần phải giảm lãi suất ít nhất 5 lần trong năm 2024, theo dự báo của chuyên gia quản lý quỹ Paul Gambles.

Khung thuế toàn cầu: vì lợi ích của ai?

Dự án Chống xói mòn cơ sở tính thuế và dịch chuyển lợi nhuận (BEPS) của OECD/G20 đến nay đã có được sự đồng thuận của 140 thành viên. Nếu thực thi được, dự án này...

Lạm phát hạ nhiệt sẽ khiến Fed và các NHTW đảo chiều chính sách

Các ngân hàng trung ương đang hứng chịu chỉ trích vì phản ứng quá chậm trước những dấu hiệu cho thấy cuộc khủng hoảng lạm phát đang đi qua, chưa đầy hai năm sau khi...

BoJ: Còn quá sớm để dỡ bỏ chính sách nới lỏng tiền tệ

Với lạm phát vượt mục tiêu 2% của Ngân hàng trung ương Nhật Bản trong hơn một năm, thị trường ngày càng kỳ vọng rằng BoJ sẽ dỡ bỏ chính sách nới lỏng tiền tệ vào...

Chủ tịch Fed bác bỏ kỳ vọng sẽ sớm cắt giảm lãi suất

Chủ tịch Jerome Powell không cho rằng Fed sẽ cắt giảm lãi suất quyết liệt trong thời gian tới, cho rằng vẫn còn quá sớm để tuyên bố chiến thắng lạm phát.

Giá nhà ở Mỹ tăng tháng thứ 8 liên tiếp, đạt mức cao kỷ lục mới trong tháng Chín

Giá nhà ở tại Mỹ đã tăng 0,7% trong tháng Chín so với tháng Tám trong bối cảnh lượng tồn kho thấp lịch sử tiếp tục đẩy giá nhà lên cao, ngay cả khi lãi suất thế...

Việc đồng USD giảm giá tác động như thế nào đến kinh tế thế giới?

Đối với các quốc gia phụ thuộc vào hàng hóa nhập khẩu, đồng USD yếu hơn có nghĩa là họ phải trả ít hơn cho những mặt hàng thiết yếu. Điều này có thể giúp giảm lạm...

Chỉ số lạm phát yêu thích của Fed tăng khớp với dự báo, Fed sẽ tiếp tục giữ nguyên lãi suất?

Chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân lõi (PCE lõi) - thước đo lạm phát yêu thích của Fed - tăng khớp với dự báo của các chuyên gia trong tháng 10/2023, qua đó mang lại...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98