Kỳ vọng gì ở Hợp đồng tương lai Trái phiếu Chính phủ?
Kỳ vọng gì ở Hợp đồng tương lai Trái phiếu Chính phủ?
Theo thông tin công bố của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, công tác chuẩn bị cho việc triển khai sản phẩm Hợp đồng tương lai Trái phiếu Chính phủ (HĐTL TPCP) 5 năm đã hoàn tất, dự kiến sẽ chính thức tổ chức giao dịch vào ngày 04/07/2019 tại Sở Giao dịch Chứng khoán (SGCK) Hà Nội.
HĐTL TPCP là một loại chứng khoán phái sinh niêm yết, có tài sản cơ sở là một trái phiếu Chính phủ. Giống như các sản phẩm HĐTL khác, HĐTL TPCP là công cụ được giao dịch trên một sở giao dịch tập trung với những điều khoản được chuẩn hóa. Các yếu tố chuẩn hóa về cơ bản được nêu chi tiết trong bản mô tả đặc tính của hợp đồng.
Định hướng phát triển HĐTL TPCP kỳ hạn 5 năm lại Việt Nam không chỉ dựa trên nhu cầu trong nước, thực tiễn thị trường mà còn được cơ quan quản lý xem xét, đánh giá xu hướng của thị trường thế giới và bài học thành công có được từ các TTCKPS trong khu vực. Trong đó, Nhật Bản và Hàn Quốc là hai quốc gia điển hình trong khu vực Châu Á đã có thị trường HĐTL TPCP tương đối phát triển và có khá nhiều điểm tương đồng với Việt Nam.
Qua nghiên cứu sự phát triển thị trường HĐTL TPCP tại Nhật Bản và Hàn Quốc nhận thấy: sự ra đời các sản phẩm phái sinh trên TPCP, trước hết là HĐTL TPCP, xuất phát từ nhu cầu phòng vệ rủi ro của nhà đầu tư (NĐT) nắm giữ các TPCP cơ sở trên nền tảng một thị trường TPCP tương đối tốt; các HĐTL TPCP được thiết kế trên các TPCP có thanh khoản tốt, được phát hành với khối lượng lớn (như HĐTL TPCP kỳ hạn 10 năm của Nhật Bản hay HĐTL TPCP kỳ hạn 3 năm của Hàn Quốc).
Tương tự như vậy, tại Việt Nam, TPCP kỳ hạn 5 năm đang là loại TPCP được phát hành với tỷ trọng lớn và thanh khoản tương đối tốt trên thị trường giao ngay. Bên cạnh đó, việc lựa chọn TPCP 5 năm cũng phù hợp với định hướng trong Nghị quyết 78/2014 về phát hành TPCP kỳ hạn từ 5 năm trở lên kể từ năm 2015. Trong những năm qua, thị trường TPCP tại Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ cả về quy mô và độ sâu thị trường. Tốc độ tăng trưởng về quy mô bình quân đạt 15%/năm (trong vòng 5 năm trở lại đây), tương đương khoảng 20% GDP; thanh khoản thị trường bình quân phiên đạt mức 8.7 ngàn tỷ đồng trong năm 2018. Tỷ trọng giao dịch repo tăng mạnh, chiếm 53.6% giá trị giao dịch toàn thị trường.
Do đó, việc triển khai sản phẩm HĐTL TPCP kỳ hạn 5 năm được kỳ vọng sẽ đáp ứng tốt nhu cầu phòng vệ rủi ro của NĐT cũng như sự phát triển thị trường TPCP. Việc tổ chức thị trường cũng có nhiều điểm giống với Nhật Bản và Hàn Quốc như tổ chức giao dịch các sản phẩm phái sinh TPCP trên thị trường tập trung (qua SGDCK) thay vì giao dịch trên OTC; khuyến khích các chủ thể tham gia là các ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm, tài chính… trong đó ngân hàng thương mại và công ty chứng khoán là những đối tượng được phép giao dịch trực tiếp trên hệ thống của SGDCK. Các chủ thể khác như các quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm, tài chính phải thông qua các thành viên giao dịch của sở giao dịch.
HĐTL TPCP là một loại chứng khoán phái sinh niêm yết, có tài sản cơ sở là một trái phiếu Chính phủ. Giống như các sản phẩm HĐTL khác, HĐTL TPCP là công cụ được giao dịch trên một sở giao dịch tập trung với những điều khoản được chuẩn hóa.
|
Fili