“Lá bài tẩy” của Huawei trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung: 56,492 bằng sáng chế

16/06/2019 23:15
16-06-2019 23:15:21+07:00

“Lá bài tẩy” của Huawei trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung: 56,492 bằng sáng chế

Mặc dù Huawei đang phải hứng chịu áp lực không ngừng từ chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump, nhưng ông lớn ngành viễn thông Trung Quốc có một lợi thế mà Mỹ không thể nào xem thường: Họ có một danh mục đồ sộ gồm các bằng sáng chế liên quan đến công nghệ quan trọng của thế giới.

Theo Công ty AcclaimIP của Anaqua, Huawei nắm giữ đến 56,492 bằng sáng chế về viễn thông, kết nối mạng và các phát minh công nghệ cao khác trên toàn thế giới. Công ty này đang đẩy mạnh việc theo đuổi thu hồi phí bản quyền và phí cấp phép trong bối cảnh bị hạn chế tiếp xúc với thị trường cũng như các nhà cung ứng của Mỹ.

Huawei đang đàm phán với nhà cung cấp dịch vụ điện thoại Verizon về việc kéo dài cấp phép cho hãng này cũng như đang tranh chấp với nhà sản xuất chip Qualcomm về giá trị của các bằng sáng chế. Đồng thời, Huawei cũng nộp đơn khiếu nại chống lại cáo buộc của Harris Corp. sau khi nhà thầu quốc phòng này đệ đơn kiện Huawei vào năm 2018 vì tội vi phạm bằng sáng chế mạng và bảo mật đám mây.

“Hiểu theo cách đơn giản nhất thì bằng sáng chế là vũ khí trên mặt trận kinh tế”, Brad Hulbert, Luật sư về bằng sáng chế của công ty McDonnell Boehnen Hulbert & Berghoff tại Chicago, cho biết. “Họ (Huawei) đang bị tổn hại bởi lệnh cấm mà chính quyền của ông Trump đưa ra và nói rằng ‘Các ông (Chính phủ Mỹ) đã tổn thương chúng tôi và khả năng buôn bán của công ty, chúng tôi có thể trả lại cho họ những tổn thất đó’. Đó là một lời khiêu khích táo bạo”.

Vượt trên cuộc chiến công nghệ này là mối lo ngại về an ninh quốc gia. Trong một vài trường hợp, Huawei đóng một vai trò tầm cỡ là nhà cung cấp thế hệ mạng tiếp theo hay còn gọi là mạng 5G. Và chính điều đó đã khiến công ty này trở thành mối đe dọa tiềm tàng có thể trở thành một gián điệp ngầm hoặc là một công cụ gây gián đoạn mạng.

Huawei không chỉ là một điểm sáng nổi lên giữa cuộc đua vũ trang 5G mà nó còn là một trong hàng loạt các công ty mà Tổng thống Mỹ Donald Trump nhắm đến trong cuộc tranh chấp thương mại với Trung Quốc.

Vào tháng 5/2019, ông Trump đã ký một sắc lệnh với nội dung cấm công ty Huawei không được bán các thiết bị ở thị trường Mỹ. Ngay sau đó, Bộ Thương mại Mỹ nói rằng họ đã đưa Huawei vào danh sách đen những công ty có thể bị cấm không được giao dịch với các công ty khác của Mỹ.

Về phần mình, Trung Quốc xem Huawei như là một biểu tượng mạnh mẽ tượng trưng cho sự tiến bộ của đất nước, từ một quốc gia được coi là “công xưởng của thế giới” trở thành “cường quốc công nghệ”, trong khi đó Mỹ lại khẳng định công ty công nghệ này đã đánh cắp phát minh của các công ty Mỹ.

“Huawei đã đầu tư rất nhiều tiền bạc và họ muốn được công nhận”, Jim McGregor, Nhà phân tích công nghệ tại công ty Tirias Research có trụ sở ở thành phố Mesa, bang Arizona của Mỹ, cho biết. “Huawei chỉ đang thực hiện các hoạt động kinh doanh tiêu chuẩn của ngành công nghệ mạng không dây mà thôi”.

Tranh chấp bằng sáng chế là việc thường thấy trong ngành công nghệ và cuộc cách mạng công nghệ sắp tới được dự đoán sẽ diễn ra bằng những tiến bộ vượt bậc mà công nghệ mạng không dây 5G, hứa hẹn sẽ đem lại nhiều vụ tranh chấp hơn nữa.

Những tay chơi “lão làng” như Ericsson AB và Nokia Oyi đang tăng cường nỗ lực để kiếm được nhiều tiền hơn từ các bằng sáng chế. Qualcom hiện đang phản kháng lại với quyết định mà Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) đưa ra trong một vụ kiện, phán quyết này đe dọa đến quá trình cấp phép chiếm phần lớn trong lợi nhuận của công ty này. Huawei và Samsung Electronics đã kết thúc cuộc chiến phí bản quyền kéo dài hai năm vào tháng 2/2019.

Qualcomm và Huawei được xem là hai “ông lớn” mạnh nhất trong việc phát triển mạng 5G. Thế hệ mạng mới này không chỉ mang đến trải nghiệm mạng với tốc độ nhanh hơn mà còn đem lại khả năng phẫu thuật từ xa thông qua robot và giúp tạo ra những chiếc xe tự động lái có thể giao tiếp với nhau.

Lệnh cấm các thiết bị của Huawei do ông Trump đưa ra đã khiến các công ty viễn thông toàn cầu bị chấn động. Đó cũng là một lời nhắc nhở của ông Trump: 5G phụ thuộc cả vào Mỹ và Trung Quốc, Chuyên gia phân tích McGregor nói.

“Trong năm qua, Huawei thật sự đã tăng cường nỗ lực để phát triển không chỉ về bằng sáng chế mà còn cả cố gắng ở những lĩnh vực tiêu chuẩn khác, đặc biệt là trong công nghệ mạng không dây”, ông McGregor nói. “Họ (Huawei) có thể nói rằng ‘dù các anh có dùng thiết bị của chúng tôi hay là thiết bị của Ericsson đi nữa, thì chúng tôi vẫn đang sử dụng chính những phát minh của mình. Các anh vẫn phải xin phép chúng tôi để dùng chúng.’”

Chính phủ và các công ty của Trung Quốc đã và đang đầu tư hàng tỷ vào các cuộc nghiên cứu công nghệ cao và họ có bằng sáng chế để làm bằng chứng cho việc đó.

Chỉ tính riêng năm 2018, Huawei nhận được 1,680 bằng sáng chế Mỹ, khiến nó trở thành công ty nhận được bằng sáng chế nhiều thứ 16, dựa theo số liệu được cung cấp từ IFI Patent Claims Services của Fairview Research.

Theo Anaqua, công ty phần mềm quản lý sở hữu trí tuệ, Huawei có tổng cộng 102,911 bằng sáng chế đang tiến hành và ứng dụng được công bố.

Vụ việc về phí bản quyền mà Huawei đang kiện nhà cung cấp mạng điện thoại di động Verizon, được tạp chí The Wall Street đưa tin vào ngày thứ Tư (12/06), có thể sẽ trở thành một phần của cuộc chiến chính trị, Peter Toren, Luật sư về bằng sáng chế ở Washington, chia sẻ. “Với vị trí và áp lực mà hiện tại Huawei đang phải chịu, thì công ty này không còn gì để mất vào thời điểm này nữa, họ chỉ cần đuổi theo các công ty Mỹ để đòi phí liên quan đến bằng sáng chế mà thôi”, ông Toren nói. “Họ gặp trở ngại trong một lĩnh vực và họ bắt đầu ‘trả đũa’ trong một lĩnh vực khác để cho Mỹ thấy hậu quả của việc tiếp tục đặt áp lực lên họ là như thế nào”.

“Tôi không biết Chính phủ Mỹ sẽ làm gì để ngăn Huawei lại”, ông Toren nói. “Họ có quyền sở hữu những bằng sáng chế đó mà”.

Verizon, mặc dù đã từ chối đưa bình luận về các cuộc đàm phán chi tiết, nhưng họ cũng xem các cuộc đàm phán với Huawei không chỉ là những cuộc thảo luận cấp phép bằng sáng chế bình thường.

“Vấn đề hiện tại không chỉ dừng lại ở mỗi Verizon”, công ty Huawei cho biết. “Trong bối cảnh địa chính trị rộng lớn hơn, bất cứ vấn đề nào có liên quan đến Huawei cũng đều có ý nghĩa đối với toàn bộ ngành công nghiệp của chúng tôi và đồng thời làm ảnh hưởng đến việc gia tăng các mối lo ngại ở trong và ngoài nước”.

Ông McGregor cho biết việc Huawei đòi phí bản quyền từ Verizon là hợp lý, bởi vì Verizon là công ty cung cấp mạng điện thoại di động lớn nhất của Mỹ. Verizon khẳng định rằng họ sẽ là công ty đầu tiên cho ra mắt dịch vụ mạng 5G tốc độ cao dành cho điện thoại di dộng, mặc dù dịch vụ này chỉ có ở một số khu vực giới hạn.

“Nếu như Huawei không đến tìm họ trong một khoảng thời gian phù hợp nhất định và ít nhất là thử thực hiện những bằng sáng chế này, thì những bằng sáng chế đó sẽ trở nên vô dụng”, ông McGregor nói. “Bạn phải chọn thời điểm khởi đầu. Việc đó quan trọng hơn cả việc chọn các tay chơi chính và sẽ hợp lý hơn nếu bạn chọn một tay chơi là người sẽ tung ra loại công nghệ tương tự”.

Vũ Hạo (Theo SCMP)

FiLi







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Quan chức Mỹ cảnh báo nguy cơ Trung Quốc “xả” hàng giá rẻ ra nền kinh tế toàn cầu

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen mới đây bày tỏ lo ngại về việc Trung Quốc có thể bán sản phẩm dư thừa với giá rẻ, gây khó khăn cho Mỹ và các nước khác trong...

Huyền thoại đầu tư Ray Dalio: Trung Quốc có thể đối mặt với thập kỷ mất mát

Huyền thoại đầu tư Ray Dalio đã cảnh báo rằng Trung Quốc có nguy cơ rơi vào một thập kỷ mất mát nếu không giảm nợ và nới lỏng chính sách tiền tệ.

Thống đốc Fed: Số liệu lạm phát đáng thất vọng, Fed có thể hoãn hoặc giảm số lần hạ lãi suất

Thống đốc Fed Christopher Waller cho biết NHTW không vội hạ lãi suất sau khi các dữ liệu lạm phát công bố gần đây đều cao hơn dự báo. Ông cho rằng Fed sẽ hoãn hạ...

Lợi nhuận công nghiệp tăng, báo hiệu kinh tế Trung Quốc dần ổn định

Lợi nhuận của các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp ở Trung Quốc tăng trưởng trở lại trong 2 tháng đầu năm sau khi giảm liên tục trong suốt năm ngoái. Theo...

Cầu lớn bị sập, cảng biển hàng đầu của nước Mỹ phải đóng cửa

Vụ sập cầu Francis Scott Key ở Baltimore vào ngày 26/03 đã tạo ra một cơn chấn động và gây ra sự gián đoạn trong hoạt động của một trong những cảng biển bận rộn...

Vì sao Fed dự báo Mỹ không suy thoái?

Theo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), không hề có tín hiệu nào cho thấy kinh tế Mỹ sẽ suy thoái trong năm nay và cả năm 2025.

Quy mô kinh tế số Đông Nam Á có thể đạt 1.000 tỷ USD

Kinh tế số Đông Nam Á có thể đạt 1.000 tỷ USD vào năm 2030, thậm chí là gấp đôi con số này, nếu các chính phủ có chính sách tốt, nhất là cải thiện kỹ năng số cho...

Fed: Kinh tế Mỹ không có dấu hiệu suy thoái trong những năm tới

Các nhà hoạch định chính sách của Fed đã công bố một loạt các dự báo mới về nền kinh tế, với nhận định tăng trưởng trong các năm 2024, 2025 và 2026 thậm chí còn...

Tuần bước ngoặt của nhiều ngân hàng trung ương lớn trên thế giới

Nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới vừa ghi nhận bước ngoặt về chính sách trong tuần trước. Trong đó, Thụy Sỹ trở thành nền kinh tế lớn đầu tiên trên thế giới...

Trung Quốc sẽ ban hành quy định mới để thúc đẩy thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Thủ tướng Lý Cường khẳngn định Trung Quốc luôn chào đón mọi công ty từ tất cả các quốc gia trên thế giới đến đầu tư và tăng cường khẳng định chỗ đứng tại nước này.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98