Lao đao cây tiêu Phú Quốc

08/06/2019 09:49
08-06-2019 09:49:50+07:00

Lao đao cây tiêu Phú Quốc

Thua lỗ vì giá liên tục giảm, người trồng tiêu ở Phú Quốc (Kiên Giang) giảm dần diện tích và nguy cơ cây tiêu có từ lâu đời ở huyện đảo này sẽ bị “xóa sổ”.

Lao đao cây tiêu Phú Quốc
Những vườn tiêu xanh tốt ở Phú Quốc đang dần lùi vào dĩ vãng?
ANH PHƯƠNG

Ông Phan Thành Tiến, Phó chủ tịch Hội Nông dân H.Phú Quốc, cho biết diện tích trồng tiêu của huyện đang giảm mạnh, chỉ còn khoảng 360 ha nằm rải rác ở các xã Cửa Dương, Cửa Cạn và một phần 2 xã Bãi Thơm, Dương Tơ. Năm 2018, tổng sản lượng tiêu thu hoạch ước đạt 745 tấn, giảm 40% so cùng kỳ năm 2017. Nguyên nhân diện tích và năng suất giảm là giá giảm sâu, người trồng thua lỗ nên chuyển sang trồng các loại cây ăn trái hoặc màu, không còn mặn mà với cây tiêu.

Phá bỏ vườn tiêu cất nhà trọ

Ông Phan Chí Tâm (ngụ ấp Khu Tượng, xã Cửa Dương) cho biết gia đình ông trồng 1.100 trụ tiêu. Mấy năm trước thu hoạch bình quân trên 2 tấn/năm, giá bán từ 90.000 - 100.000 đồng/kg, thu lãi khoảng 30% nên “sống khỏe”. Thế nhưng, vài năm trở lại đây, giá tiêu liên tục giảm và hiện chỉ còn 43.000 - 48.000 đồng/kg. Do giá xuống thấp, trồng thua lỗ nên không đầu tư chăm sóc, năm 2018 thu hoạch chỉ có 600 kg tiêu.

Bên cạnh giá tiêu xuống thấp, người trồng còn gặp khó khăn khác là không thuê được nhân công và không tìm được đầu ra sản phẩm. Theo ông Lê Văn Thành (ngụ ấp Khu Tượng, xã Cửa Dương), trước đây gia đình ông thu hoạch mỗi năm 800 kg tiêu hạt, nhưng năm 2018 chỉ còn 200 kg. Nguyên nhân là ông không còn mặn mà nữa nên không đầu tư chăm sóc. Thời gian trước, mỗi lần đến kỳ thu hoạch có rất nhiều người đến hỏi làm công, mỗi người thu nhập khoảng 400.000 đồng/ngày. Còn hiện nay, do năng suất giảm, thuê nhân công thu hoạch bằng 50% lượng tiêu thu được (nếu thu hoạch 2 kg thì chủ vườn và người làm công được mỗi người 1 kg), mỗi ngày người làm công thu hoạch khoảng 10 kg, được chia 5 kg trị giá khoảng 250.000 đồng/người, nhưng bán không ai mua nên họ không làm. Cũng vì trồng tiêu không còn lời nên ông Thành đã chuyển một phần diện tích sang trồng sầu riêng, chôm chôm và phá bỏ một ít diện tích để cất nhà trọ cho thuê.

Gian nan tìm đầu ra

Nguyện vọng lớn nhất của nông dân trồng tiêu trên huyện đảo Phú Quốc hiện nay làm sao tìm đầu ra và giá cả ổn định, nếu không diện tích cây hồ tiêu lâu đời ở đây sẽ dần bị xóa sổ

Chị Trần Thị Thúy Kiều, ấp Bến Tràm, xã Cửa Dương

Đi một vòng các xã có diện tích trồng tiêu nhiều nhất Phú Quốc sẽ không còn thấy những trụ tiêu bạt ngàn như trước kia mà chỉ còn nhỏ lẻ nằm trên các triền núi. Ông Ngô Minh Quang (ngụ ấp Bến Tràm, xã Cửa Dương) cho biết trước đây đến kỳ thu hoạch, chủ vựa ở TT.Dương Đông đưa xe tải đến tận rẫy mua tiêu, nhưng giờ thu hoạch xong phơi, sàng sạch và chở đến tận vựa mà họ không mua. “Họ nói nông dân có khó khăn thì cho mượn tiền đầu tư và cho mượn chỗ chứa chứ không mua vì hiện nay không có nơi tiêu thụ”, ông Quang kể.

Theo chị Trần Thị Thúy Kiều (ngụ ấp Bến Tràm, xã Cửa Dương), chưa bao giờ người trồng tiêu lao đao như bây giờ. Với giá chưa đến 50.000 đồng/kg, nông dân phải làm sạch bụi bằng cách sàng thủ công, lượm từng hạt tiêu bụi bỏ ra thì chủ vựa mới mua, nhưng mua với số lượng rất ít. Trước đây, khi bán tiêu cội, tiêu đen cho vựa thì còn tiêu bụi (tiêu dạt ra) cũng bán được với giá 20.000 đồng/kg, lo đủ cho một đứa con đi học, nhưng giờ chỉ để làm phân chứ không ai thèm mua. “Nguyện vọng lớn nhất của nông dân trồng tiêu trên huyện đảo Phú Quốc hiện nay làm sao tìm đầu ra và giá cả ổn định, nếu không diện tích cây hồ tiêu lâu đời ở đây sẽ dần bị xóa sổ”, chị Kiều lo lắng.

Theo ông Phan Thành Tiến, Phó chủ tịch Hội Nông dân H.Phú Quốc, trước đây vào thời điểm cao nhất, toàn huyện có khoảng 500 ha tiêu. Thế nhưng, giá tiêu liên tục xuống thấp, nông dân ngày càng gặp khó nên phải phá bỏ tiêu trồng các loại cây khác. Hội Nông dân tỉnh Kiên Giang đã từng chỉ đạo thành lập hợp tác xã trồng tiêu và bao đầu ra sản phẩm nhằm giữ vững truyền thống tiêu Phú Quốc, nhưng với đặc thù huyện đảo thì không khả thi. Huyện đã hình thành hợp tác xã trồng tiêu ở xã Cửa Dương nhưng bây giờ cũng bị “xóa sổ”, bởi nông dân ở đây thường trồng trên các đồi núi, không tập trung thì rất khó cho việc hình thành hợp tác xã.

Anh Phương

Thanh niên





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Loại cà phê chủ lực của Việt Nam tăng giá kỷ lục chỉ trong 1 tuần

Giá cà phê Robusta đã có 1 tuần “dậy sóng” khi tăng liên tục, tổng cộng lên đến gần 500 USD/tấn, lên mức 5.267 USD/tấn, đạt kỷ lục từ trước đến nay.

Chính sách bảo hộ giúp giá đường Việt Nam kìm hãm đà giảm khi giá thế giới rớt mạnh

Dù giá đường thô toàn cầu đã giảm mạnh và nguồn cung gia tăng do thời tiết thuận lợi tại các vùng sản xuất lớn của Brazil, giá đường tại Việt Nam vẫn giữ ở mức cao...

Giá cà phê Robusta lại lập kỷ lục

Tháng 11 là cao điểm thu hoạch của cà phê Robusta Việt Nam nhưng giá cà phê giao ở kỳ hạn này lại lên mức đỉnh, hơn 5.000 USD/tấn.

Chỉ 8 tháng, Việt Nam chi gần 850 triệu USD để nhập khẩu gạo

Giá đang neo cao, chỉ trong 8 tháng Việt Nam đã chi gần 850 triệu USD để nhập khẩu gạo về phục vụ tiêu dùng và sản xuất nội địa.

Rà soát áp dụng chống lẩn tránh phòng vệ thương mại một số sản phẩm đường mía

Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 2386/QĐ-BCT về rà soát việc áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với một số sản phẩm đường mía...

1.500 lồng nuôi thuỷ sản tiền tỷ bị cuốn trôi, cứu gấp 85.000ha lúa của nông dân

Bão Yagi gây thiệt hại nặng nề làm 1.500 lồng thuỷ sản bị cuốn trôi, dây hàu nuôi ngoài biển bị đứt hết… Thứ trưởng Bộ NN-PTNT yêu cầu tập trung cứu gấp 85.000 ha...

Thị trường nông sản: Xuất khẩu gạo kỳ vọng thu về 5 tỷ USD

Xuất khẩu gạo có thể mang về kim ngạch kỷ lục khoảng 5 tỷ USD trong năm nay, do nhu cầu nhập khẩu gạo của nhiều thị trường lớn, truyền thống của Việt Nam, như...

Dừa tươi của Việt Nam sẽ được nhập khẩu qua tất cả các cửa khẩu của Trung Quốc

Dự kiến vào ngày 11, 12-9 tới, Tổng cục Hải quan Trung Quốc sẽ kiểm tra 24 vùng trồng, 12 cơ sở đóng gói dừa tươi của Việt Nam trước khi cấp mã số cho các cơ sở này...

Nhu cầu gạo ở Nhật Bản đã tăng lần đầu tiên sau một thập kỷ

Nhu cầu gạo ở Nhật Bản đã tăng lần đầu tiên sau một thập kỷ, do lượng khách du lịch kỷ lục cũng như nhu cầu trong nước mạnh mẽ, dẫn đến tình trạng thiếu hụt và hạn...

Xuất khẩu thủy sản duy trì đà tăng trưởng tích cực trong 8 tháng năm 2024

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, lũy kế 8 tháng năm 2024, xuất khẩu thủy sản mang về gần 6,3 tỷ USD, tăng gần 9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98