Các nhà đàm phán Trung Quốc gặp khó khăn trong giao tiếp và thiếu kinh nghiệm?

27/06/2019 20:43
27-06-2019 20:43:45+07:00

Các nhà đàm phán Trung Quốc gặp khó khăn trong giao tiếp và thiếu kinh nghiệm?

Các nỗ lực gần đây mà Trung Quốc đưa ra nhằm đảm bảo tìm ra giải pháp có lợi trong cuộc chiến thương mại trường kỳ với Mỹ đang bị cản trở, vì các thành viên nội bộ khó giao tiếp với nhau và sự thiếu kinh nghiệm của nhóm đàm phán, theo các nguồn tin thân cận của South China Morning Post (SCMP).

Một cố vấn của Chính phủ Trung Quốc được yêu cầu ẩn danh cho biết các cuộc đàm phán chính thức đã sẵn sàng để tiếp tục, một trong những ưu tiên của Bắc Kinh là cải thiện các kênh liên lạc.

Trước khi các cuộc đàm phán chững lại vào đầu tháng 5/2019, người này cho biết việc truyền tải thông tin từ nhóm đàm phán đến các cấp chỉ huy cao hơn gặp phải sự thiếu nhất quán.

“Họ đã không tổ chức đủ các cuộc họp nội bộ”, vị cố vấn cho biết, thêm vào đó sự phối hợp nội bộ trong lòng Chính phủ Trung Quốc là “chưa đủ”.

Ngoài ra, Chính phủ Trung Quốc cũng không đưa ra đủ “những gợi ý quan trọng” cho lãnh đạo tối cao của họ về cách thức giải quyết với Mỹ trong suốt tiến trình đàm phán, nguồn tin cho biết.

Các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã tạm ngưng vào tháng 5/2019, vì cả hai bên đều khó đạt được sự đồng thuận với bản thỏa thuận dài trăm trang. Bắc Kinh buộc tội Washington đưa ra những yêu cầu vừa bất hợp lý vừa thể hiện sự không tôn trọng chủ quyền quốc gia, trong khi Mỹ buộc tội Trung Quốc trở mặt với chính những cam kết đã đưa ra trong các vòng đàm phán trước đó.

Mặc dù các nhà quan sát đều thừa nhận cả hai nhóm đàm phán của hai nước đều có sự tôn trọng và quan tâm lẫn nhau, nhưng hàng loạt các nguồn tin của Trung quốc lại nhấn mạnh đến kỹ năng và sự chuyên nghiệp của nhóm đàm phán Mỹ, đồng thời đề nghị Trung Quốc cần phải “nâng cấp” các thành viên nhóm đàm phán nước mình để có thể “đấu lại”.

Các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung vốn đã tiến đến việc bàn luận “rất chi tiết, rất chuyên nghiệp và rất có kỹ thuật”, mà việc này yêu cầu phải áp dụng những kỹ năng đàm phán cấp cao, một nguồn tin cho biết, ngoài ra một trong những mối e ngại chính của bàn đàm phán là phải đảm bảo mọi điều khoản được đồng ý đều phải phù hợp với các nguyên tắc và điều khoản của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Nhà cố vấn Chính phủ trên nói rằng trong bối cảnh các cuộc thảo luận trở nên phức tạp và chi tiết như vậy, rõ ràng là nhóm đàm phán Trung Quốc – được Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc dẫn đầu – đã không được chính quyền trung ương trao đủ thẩm quyền, quyền tự chủ để đưa ra các quyết định ngay tại chỗ.

Một nhà cố vấn chính phủ khác còn cho biết thêm, rằng một vài nhà đàm phán Trung Quốc đã thể hiện sự thiếu kinh nghiệm trong việc giải quyết các vấn đề đối ngoại và đàm phán cấp cao.

“Việc đàm phán thương mại cấp cao với các quốc gia khác yêu cầu phải có kinh nghiệm chuyên môn ở đẳng cấp cao và phải thông thạo ngôn ngữ nước ngoài”, vị cố vấn thứ hai nói.

Với việc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump chuẩn bị gặp mặt bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20 diễn ra tại Osaka (Nhật Bản), những nhà đàm phán hai bên đều đang chuẩn bị để đối phó với khả năng các cuộc đàm phán chính thức được tiếp tục.

Ông Lưu Hạc dự kiến sẽ gặp những người đứng đầu của nhóm đàm phán Mỹ (gồm đại diện Thương mại Mỹ (USTR) - Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Mỹ - Steven Mnuchin), trước khi hai ông Tập-Trump ngồi lại trò chuyện với nhau.

Bắc Kinh dường như cũng đã thực hiện một vài hành động để “nâng cấp” đội ngũ đàm phán của họ, với việc bổ nhiệm Yu Jianhua, Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc (UN) cùng một cựu quan chức có kinh nghiệm giải quyết các vấn đề thương mại và WTO.

Mặc dù không biết chính xác được chỉ định vai trò gì trong nhóm đàm phán, nhưng ông Yu là một nhân vật cấp cao trong Bộ Thương mại Trung Quốc, điều đó cho thấy ông ấy có thể sẽ đóng một vai trò có ảnh hưởng lớn đến các cuộc đàm phán trong tương lai.

“Ông Yu là người có kiến thức và có khá nhiều kinh nghiệm trong việc đàm phán thương mại. Ông ấy có thể được xem là đối thủ của ông Lighthizer, người có hàng chục năm kinh nghiệm trong nghề luật sư thương mại trước khi đảm nhận vị trí hiện tại trong bộ máy Chính phủ Mỹ”, một nguồn tin cho biết.

Vũ Hạo (Theo SCMP)

FiLi







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chủ tịch Fed: Sẽ không hạ lãi suất cho tới khi rõ hơn về tác động của thuế quan

Chủ tịch Jerome Powell một lần nữa nhấn mạnh cam kết không lay chuyển của Fed trong việc kiểm soát lạm phát. Ông cho biết sẽ duy trì chính sách hiện tại cho đến khi...

Hàn Quốc kêu gọi Mỹ miễn trừ thuế thép, ôtô trước thời hạn 8/7

Hàn Quốc thúc giục Mỹ miễn trừ thuế thép, ôtô trước hạn 8/7 để duy trì thương mại song phương công bằng và ổn định giữa hai nước.

Thêm một quan chức Fed ủng hộ hạ lãi suất vào tháng 7

Trong ngày 23/06, Thống đốc Fed Michelle Bowman bày tỏ sự ủng hộ hạ lãi suất tại cuộc họp chính sách tháng 7, với điều kiện lạm phát tiếp tục được kiềm chế.

Giá cước vận chuyển LNG tăng vọt lên mức cao nhất trong tám tháng

Vào ngày 23/6, giá cước vận tải tại Đại Tây Dương đối với loại tàu phổ biến, sử dụng động cơ hai kỳ và có sức chứa 174.000m3 LNG, được định giá 51.750 USD/ngày, mức...

Mỹ áp thuế cao hơn với thiết bị gia dụng chứa thép từ ngày 23/06

Từ ngày 23/06, Mỹ chính thức áp thuế quan cao hơn lên các thiết bị gia dụng có chứa thép theo thông báo mới của chính phủ. Người tiêu dùng có thể phải đối mặt với...

Việt Nam, Đài Loan, Thái Lan xuất khẩu kỷ lục sang Mỹ trước hạn chót thuế quan của ông Trump

Các doanh nghiệp châu Á vội vã xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ trước hạn chót hoãn thuế thuế quan đối ứng của Tổng thống Donald Trump, qua đó càng khiến thâm hụt thương...

Nghịch lý kinh tế Israel

Trong bối cảnh xung đột Israel–Palestine leo thang nghiêm trọng từ cuối năm 2023, ít ai ngờ nền kinh tế Israel lại có những dấu hiệu khởi sắc đáng kinh ngạc.

Ông Trump thông báo Israel và Iran đạt thỏa thuận ngừng bắn

Trong một diễn biến bất ngờ, Tổng thống Donald Trump tuyên bố Israel và Iran đồng ý thực hiện lệnh ngừng bắn "hoàn toàn và toàn diện", mở ra hy vọng chấm dứt cuộc...

Xung đột Trung Đông leo thang, vận tải biển qua Bán đảo Ả-rập đối mặt nguy cơ gián đoạn

Ngành vận tải biển toàn cầu đang đối mặt với mức độ rủi ro chưa từng có khi căng thẳng Trung Đông tiếp tục leo thang.

Kinh tế Mỹ sẽ đối mặt với cú sốc chiến tranh?

Nếu một cuộc chiến thương mại toàn cầu là vẫn chưa đủ để các doanh nghiệp và người tiêu dùng “ngấm đòn”, thì có vẻ như xung đột Israel - Iran đang ngày càng có nguy...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98