Mastercard đang cố gắng loại bỏ tiền mặt khỏi kinh doanh như thế nào?

05/06/2019 20:00
05-06-2019 20:00:00+07:00

Mastercard đang cố gắng loại bỏ tiền mặt khỏi kinh doanh như thế nào?

Mastercard muốn cả thế giới ngừng thanh toán bằng tiền giấy, nhưng điều đó không nhất thiết là phải thanh toán bằng chiếc thẻ tín dụng được làm bằng nhựa.

Ngày nay, tiền mặt được sử dụng trong khoảng 85% giao dịch thanh toán trên toàn cầu, theo Shamina Singh, phó chủ tịch điều hành phụ trách mảng bền vững tại Mastercard. Mặc dù quẹt thẻ hoặc quét ứng dụng di động là những phương thức thanh toán phổ biến hơn ở Mỹ, nhưng tiền mặt hiện vẫn chiếm 30% trong tổng số giao dịch tại Mỹ.

“Từ góc độ kinh doanh, nó thực sự mở ra một cơ hội, nếu tiền mặt là đối thủ cạnh tranh của bạn thay vì bất kỳ công ty thanh toán nào khác”, Singh nói trong tập “Balancing the Ledger” mới nhất của Fortune. “Nó khiến bạn thật sự suy nghĩ – nếu bạn bắt đầu làm cho tiền mặt bị ngưng sử dụng bằng những phương tiện kỹ thuật số, thì điều đó có ý nghĩa gì đối với nhiều người hơn trên thế giới?”

Đó là những gì đã thúc đẩy Singh tạo ra Trung tâm phát triển dành cho tất cả mọi người của Mastercard, nơi mà bà giữ vị trí chủ tịch, vào năm 2013. Sáng kiến ​​này nhằm mục đích mang 500 triệu người không có sự tiếp cận với các dịch vụ tài chính - nhiều người trong số này chỉ dựa vào một phương tiện thanh toán duy nhất là tiền mặt - vào nền kinh tế kỹ thuật số.

Ví dụ, cho đến nay, Mastercard đã triển khai mã QR tại các thị trường mới nổi như Ấn Độ, để các thương nhân chỉ cần một thiết bị di động hoặc thiết bị đọc mã QR là có thể chấp nhận thanh toán. Bản thân Singh đã thử nghiệm công nghệ này trong một chuyến đi gần đây tới Ấn Độ, nơi mà lần đầu tiên bà trả tiền cho một chuyến xe kéo (loại xe máy tay ga nhỏ) bằng cách dùng mã QR. “Họ dùng công nghệ tương đương thiết bị POS trị giá 300 USD mà bạn có thể thấy ở một cửa hàng tạp hóa hoặc một ngôi chợ lớn”, bà giải thích.

Mặc dù những nỗ lực của Mastercard và Singh tập trung vào các khu vực đang phát triển trên thế giới nhưng giờ đây, họ đang mang một số bài học được lượm lặt ở đó trở lại Mỹ, để giúp các cộng đồng chưa được tiếp cận đầy đủ với ngân hàng giống như vậy. “Chúng tôi thực sự nghĩ về nó như một sự đổi mới ‘ngược’”, Singh nói.

Trước tiên, Mastercard hợp tác với Grameen America, một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở ở New York, nơi cung cấp các khoản vay nhỏ cho những phụ nữ khởi nghiệp có thu nhập thấp, không đủ điều kiện vay ngân hàng. Thường thì những phụ nữ điều hành các cửa hiệu hoặc quầy hàng nhỏ không có tài khoản ngân hàng và chỉ có thể vay bằng tiền mặt. “Bạn có thể nghĩ rằng chúng ta sẽ không thấy điều đó ở Mỹ, nhưng điều đó thực sự phổ biến hơn bạn nghĩ”, Singh cho biết thêm.

Mastercard đã làm việc với Citi và Apple để cung cấp cho những phụ nữ này các tài khoản ngân hàng, cũng như thiết bị để thực hiện những giao dịch thanh toán kỹ thuật số thay vì tiền mặt. “Khi giao dịch bằng tiền mặt, bạn chỉ có thể giao dịch với những người bạn có thể nhìn thấy hoặc những người mà bạn đủ tin tưởng để mang tiền của bạn đến một nơi khác. Nhưng bạn thực sự bị hạn chế”, Singh giải thích. Với những nâng cấp công nghệ mới, Grameen America đã có thể cho vay nhiều gấp ba lần - và những phụ nữ này có thể phát triển việc kinh doanh của họ tốt hơn”, bà nói thêm.

Nhã Thanh (Theo Fortune)

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Căng thẳng Israel-Iran ảnh hưởng đến việc vận chuyển 20 triệu thùng dầu mỗi ngày

Căng thẳng Israel-Iran có thể làm gián đoạn vận chuyển dầu qua Eo biển Hormuz, ảnh hưởng lớn đến nguồn cung dầu toàn cầu và giá dầu tăng cao.

Căng thẳng giữa Israel-Iran bùng phát gây ra tác động gì đến kinh tế thế giới?

Căng thẳng leo thang đã tạo ra những phản ứng mạnh mẽ trên thị trường toàn cầu khi giá dầu tăng mạnh, nhà đầu tư rút vốn khỏi cổ phiếu để tìm đến các tài sản an...

Khi các doanh nghiệp từ bỏ các cam kết về khí hậu

Coca-Cola, BP, HSBC cùng hàng loạt doanh nghiệp khác đang lần lượt từ bỏ các mục tiêu môi trường, qua đó cho thấy sự thiếu hiệu quả của các hành động tự nguyện.

Ông Trump phê duyệt thương vụ US Steel-Nippon Steel, Mỹ sẽ sở hữu “cổ phần vàng”

Tổng thống Donald Trump đã ban hành sắc lệnh hành pháp trong ngày 13/06, chính thức phê duyệt thương vụ sáp nhập giữa US Steel và Nippon Steel của Nhật Bản. Quyết...

Cuộc 'nổi loạn' của thị trường trái phiếu

Lần đầu tiên sau gần một thế hệ, các Chính phủ bắt đầu thường xuyên đối mặt với sự phản kháng từ nhà đầu tư khi phát hành trái phiếu dài hạn.

Kinh tế thế giới trong cơn hỗn loạn

Cuộc chiến thuế quan của ông Trump đã mang đến sự khó lường và hệ quả là niềm tin bị đánh mất.

CBAM của EU có thực sự thúc đẩy giảm phát thải hay là một rào cản thương mại?

Carbon Border Adjustment Mechanism (CBAM) của EU là một trong những chính sách môi trường quan trọng nhất của Liên minh châu Âu trong những năm gần đây. Được thiết...

Người duy nhất sống sót kể lại giây phút kinh hoàng trong thảm kịch máy bay 241 người chết

Trong một trong những thảm họa hàng không tồi tệ nhất thập kỷ qua, Ramesh Vishwaskumar, 40 tuổi, trở thành người duy nhất sống sót sau vụ rơi máy bay Air India...

Thảm kịch hàng không Air India: 242 người trên máy bay Boeing 787 gặp nạn

Một chiếc máy bay Boeing 787 Dreamliner của Air India chở 242 hành khách và phi hành đoàn đã gặp nạn ngay sau khi cất cánh từ Ahmedabad (Ấn Độ) trong ngày 12/6...

Ngân hàng Thế giới gỡ lệnh cấm tài trợ điện hạt nhân sau nhiều thập kỷ

Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ dỡ lệnh cấm đối với việc cấp vốn cho lĩnh vực điện hạt nhân sau nhiều thập kỷ duy trì. Đây là một bước chuyển về chính sách nhằm thúc đẩy...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98