Mỹ-Trung "choảng nhau", Việt Nam hưởng lợi nhiều nhất

05/06/2019 09:28
05-06-2019 09:28:23+07:00

Mỹ-Trung "choảng nhau", Việt Nam hưởng lợi nhiều nhất

Sau hơn 1 năm kể từ lúc Mỹ khởi đầu trận chiến thương mại với Trung Quốc, các chuyên gia kinh tế từ ngân hàng đầu tư Nomura tại Nhật Bản phát hiện ra bằng chứng cho thấy Mỹ và Trung Quốc đã giảm bớt nhập khẩu một số hàng hóa nhất định từ đối phương nhằm tránh hàng rào thuế quan.

Thay vào đó, các nhà nhập khẩu ở hai quốc gia đã tìm kiếm nguồn cung ứng từ một nơi khác không bị áp hàng rào thuế quan, các chuyên gia kinh tế cho biết trong báo cáo. Cho tới nay, Việt Nam là quốc gia hưởng lợi nhiều nhất từ sự chuyển hướng của dòng chảy thương mại, Nomura ước tính phần xuất khẩu bổ sung tới Mỹ và Trung Quốc của Việt Nam chiếm tới 7.9% GDP. Trong đó, những mặt hàng Việt hưởng lợi nhiều nhất là kinh kiện điện thoại, nội thất và máy xử lý dữ liệu tự động.

“Trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc nâng thuế lên hàng hóa lẫn nhau, chi phí nhập khẩu hàng hóa từ đối phương cũng tăng lên”, các chuyên gia kinh tế tại Nomura viết trong báo cáo công bố ngày 03/06/2019.

“Một số nhà xuất khẩu ở Mỹ và Trung Quốc có lẽ sẵn lòng hấp thụ phần chi phí tăng thêm vì thuế quan trong biên lợi nhuận của họ và một số công ty đa quốc gia sẽ chọn chuyển hoạt động sản xuất sang nơi khác, nhưng phân tích thương mại mới đây cho thấy theo thời gian, phản ứng lớn nhất từ thương chiến Mỹ-Trung có thể là sự chuyển hướng của dòng chảy thương mại”, ông nói.

Cho tới nay, Mỹ đã áp thêm thuế 25% lên 250 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đe dọa áp thêm thuế lên 300 tỷ USD hàng hóa chưa bị áp thuế từ Trung Quốc. Đáp trả lại, Bắc Kinh cũng nâng thuế đối hàng tỷ USD hàng hóa Mỹ.

Chịu áp lực chi phí từ cuộc chiến thuế quan, Mỹ và Trung Quốc giảm nhập khẩu hàng hóa từ đối phương, nhất là những sản phẩm chịu thuế cao, Nomura cho biết. Bên cạnh Việt Nam, những quốc gia hưởng lợi từ thương chiến Mỹ-Trung là Đài Loan, Chile, Malaysia và Argentina.

Trong đó, Việt Nam và Đài Loan hưởng lợi nhiều nhất từ việc xuất khẩu thêm tới Mỹ, còn Chile, Malaysia và Argentina hưởng lợi từ việc bán thêm hàng hóa cho Trung Quốc, theo Nomura.

Bức tranh tổng thể

Xem xét các sản phẩm bị áp thuế cao hơn, các chuyên gia kinh tế từ Nomura phát hiện ra, việc Mỹ áp hàng rào thuế quan áp lên hàng hóa Trung Quốc đã thôi thúc các công ty có trụ sở ở Mỹ tìm kiếm nguồn cung ứng thay thế cho nhiều sản phẩm, bao gồm thiết bị cho điện thoại, các bộ phận của máy móc văn phòng, máy xử lý dữ liệu tự động, nội thất và hàng du lịch.

Mặt khác, hàng rào thuế quan mà Trung Quốc áp lên hàng hóa Mỹ khiến các nhà nhập khẩu muốn mua đậu nành, máy bay, ngũ cốc và vải cotton phải tìm nguồn hàng từ các quốc gia khác.

Có một số sản phẩm mà Nomura cho là hưởng lợi nhiều nhất từ thương chiến Mỹ-Trung:

- Việt Nam: Linh kiện điện thoại, nội thất và máy xử lý dữ liệu tự động.

- Đài Loan: Bộ phận của máy đánh chữ, máy văn phòng, các bộ phận của điện thoại.

- Chile: Quặng đồng và đậu nành.

- Malaysia: Vi mạch tích hợp điện tử, thiết bị bán dẫn.

- Argentina: Đậu nành.

Mặc dù nghiên cứu của Nomura cho thấy, các nền kinh tế thuộc bên thứ ba có thể hưởng lợi từ căng thẳng thương mại Mỹ-Trung khi trở thành nguồn thay thế cho các sản phẩm chịu thuế cao hơn, nhưng các chuyên gia kinh tế cảnh báo rằng nghiên cứu này không thể vẽ ra bức tranh tổng thể của cuộc chiến thương mại.

“Có nhiều lực lượng khác gây ảnh hưởng tới bức tranh chung và tổng tác động về kinh tế lên hầu hết các quốc gia thuộc bên thứ ba sẽ là tiêu cực”, họ cho hay.

Các tác động bất lợi có thể bao gồm các công ty trì hoãn kế hoạch đầu tư vì không chắc chắn về thương mại và nhu cầu từ Mỹ và Trung Quốc ngày càng giảm vì các công ty và người tiêu dùng ở cả hai nước phải đối mặt với chi phí cao hơn do thuế quan.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FiLi







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Cơn đau kéo dài của nền kinh tế Trung Quốc

Bức tranh kinh tế u ám của Trung Quốc đang khiến giới chuyên gia lo ngại. Sau loạt số liệu kinh tế đáng thất vọng được công bố vào cuối tuần qua, các nhà phân tích...

Các ngân hàng lớn hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc

Các ngân hàng cho rằng hoạt động kinh tế yếu kém trong tháng Tám đã làm gia tăng sự chú ý đến đà phục hồi kinh tế chậm chạp của Trung Quốc và nêu bật việc cần phải...

Mỹ: Các doanh nghiệp lớn sẽ tiếp tục tăng lương cơ bản

Các lãnh đạo phụ trách tiền lương cũng cho biết họ sẽ tiếp tục sử dụng các chiến lược ngoài lương cơ bản để tăng tổng thu nhập cho nhân viên, chẳng hạn như các loại...

Chờ đợi động thái kế tiếp của Fed

Trong bối cảnh lạm phát đang hạ nhiệt, giới tài chính đang đổ dồn sự chú ý vào cuộc họp quan trọng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) diễn ra vào ngày 17/09. Dù đã...

Sau Yagi, Trung Quốc lại đối mặt với siêu bão mạnh nhất kể từ năm 1949

Cơn bão mạnh nhất trong hơn 7 thập kỷ đã đổ bộ vào thủ phủ tài chính của Trung Quốc, mang theo gió giật mạnh và mưa lớn đến vùng duyên hải phía đông, gây xáo trộn...

Thị trường bán dẫn toàn cầu sẽ đạt 5.000 tỷ USD năm 2050

Thị trường chất bán dẫn thế giới đang ở làn sóng thứ hai, với động lực tăng trưởng đến từ các công nghệ như Trí tuệ Nhân tạo và lái xe tự động.

Trung Quốc có thể tránh "vết xe đổ" của Nhật Bản nếu học hỏi Hàn Quốc

Giữa bối cảnh thị trường bất động sản suy giảm và tăng trưởng kinh tế chậm lại, nhiều chuyên gia đã vội vã so sánh tình hình hiện tại của Trung Quốc với "thập kỷ...

Trung Quốc có thể sẽ sớm có nhiều thú cưng hơn… trẻ con!

Kết hôn được bảy năm, Hansen và cô vợ Momo hiện chăm sóc sáu “con nhỏ” tại căn hộ của mình ở trung tâm thành phố Bắc Kinh.

Trump đắc cử, kinh tế Mỹ sẽ ra sao?

Chúng ta không thể biết được nền kinh tế Mỹ sẽ phải đối mặt với những cú sốc nào trong 4 năm tới. Nhưng xét đến các mục tiêu đã nêu và đề xuất chính sách thiếu...

Mỹ chính thức tăng thuế với xe điện, pin mặt trời, chất bán dẫn của Trung Quốc

Chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã chính thức phê duyệt việc tăng thuế đối với hàng tỷ USD hàng hóa Trung Quốc trong ngày 13/09, với phần lớn các mức thuế mới...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98