Mỹ-Trung xung đột, Australia hạ lãi suất về mức thấp kỷ lục

05/06/2019 14:19
05-06-2019 14:19:00+07:00

Mỹ-Trung xung đột, Australia hạ lãi suất về mức thấp kỷ lục

Australia ngày 4/6 có động thái cắt giảm lãi suất lần đầu tiên trong gần 3 năm, trong bối cảnh triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu yếu đi, nền kinh tế trong nước giảm tốc và lạm phát ở mức thấp.

Mỹ-Trung xung đột, Australia hạ lãi suất về mức thấp kỷ lục
Nền kinh tế Australia đang chịu áp lực suy giảm do chiến tranh thương mại Mỹ-Trung.

Theo tin từ Bloomberg, Thống đống Philip Lowe của Ngân hàng Trung ương Australia (RBA) quyết định hạ lãi suất 0,25 điểm phần trăm về mức thấp chưa từng thấy 1,25%. Đây là đợt giảm lãi suất đầu tiên của Australia kể từ tháng 9/2016 và không nằm ngoài dự báo của giới phân tích. Các chuyên gia nhận định RBA sẽ có thêm một đợt hạ lãi suất nữa trong vòng 3 tháng tới.

"Quyết định hạ lãi suất ngày hôm nay sẽ giúp phát huy công suất dư thừa của nền kinh tế", ông Lowe nói trong một tuyên bố sau cuộc họp chính sách tiền tệ. "Lãi suất thấp hơn cũng sẽ thúc đẩy việc giảm tỷ lệ thất nghiệp và tiến tới đạt mục tiêu lạm phát".

Australia hạ lãi suất trong bối cảnh chiến tranh thương mại leo thang giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Cùng với đó, thị trường việc làm vốn rất vững vàng trước đây của Australia đang có những dấu hiệu yếu dần. Trong mấy quý gần đây, tăng trưởng kinh tế nước này giảm tốc dưới sức ép của giá nhà giảm nhanh, trong đó giá nhà ở Sydney đã giảm 15% kể từ đỉnh.

"RBA nhấn mạnh rằng rủi ro đối với nền kinh tế đã tăng lên trong tháng này, nhất là triển vọng toàn cầu xấu đi do Mỹ đẩy leo thang xung đột thương mại", bà Sarah Hunter, trưởng bộ phận kinh tế vĩ mô thuộc BIS Oxford Economics ở Sydney, nhận xét.

Không chỉ RBA mà Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cũng đang đối mặt áp lực phải cắt giảm lãi suất để kích thích lạm phát và chống lại những rủi ro mà chủ nghĩa bảo hộ gia tăng gây ra cho kinh tế Mỹ.

Hôm thứ Hai, Thống đốc FED chi nhánh St. Louis, ông James Bullard, nói rằng "sự điều chỉnh lãi suất theo chiều hướng giảm có thể sớm có cơ sở". Phát biểu này đánh dấu lần đầu tiên một quan chức FED công khai đề cập đến sự cần thiết phải hạ lãi suất kể từ khi FED bắt đầu giữ nguyên lãi suất vào tháng 1/2019 sau 4 lần nâng trong năm ngoái.

Theo dự báo, tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Australia chỉ tăng 1,8% trong quý 1 năm nay, thấp hơn khoảng 1 điểm phần trăm so với mức tiềm năng. RBA cần nền kinh tế tăng trưởng ở mức 2,75% để sử dụng tối đa công suất dư thừa của nền kinh tế và giảm tỷ lệ thất nghiệp.

Tháng 4 vừa qua, tỷ lệ thất nghiệp ở Australia là 5,2%, sau khi giữ ở mức khoảng 5% trong mấy tháng trước đó.

Ngoài ra, trong suốt 5 năm qua, tốc độ lạm phát ở Australia chỉ loanh quanh ở cận dưới của khoảng mục tiêu 2-3% mà RBA đề ra.

Diệp Vũ

VnEconomy







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Kỳ vọng lạm phát Mỹ giảm mạnh trong tháng 12

Người tiêu dùng Mỹ bớt sợ về lạm phát trong tháng 12/2023 giữa lúc giá năng lượng lao dốc và chính sách tiền tệ của Fed bắt đầu tác động mạnh tới kinh tế.

Tin buồn của Fed: Thị trường việc làm Mỹ mạnh hơn dự báo, tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 3.7%

Thị trường việc làm vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm trong tháng 11/2023, với số lượng việc làm mới tăng mạnh hơn dự báo và tỷ lệ thất nghiệp giảm.

GDP Nhật Bản giảm mạnh nhất kể từ giai đoạn dịch bệnh

Nền kinh tế Nhật Bản giảm mạnh nhất kể từ giai đoạn dịch bệnh và điều này có thể làm rối loạn con đường chính sách của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) giữa...

NHTW Nhật Bản dọn đường cho việc chấm dứt chính sách lãi suất âm

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) dường như đang làm hành lang chuẩn bị cho việc kết thúc chính sách lãi suất âm tại xứ sở mặt trời mọc khi Phó Thống đốc BoJ...

Thêm một ngân hàng trung ương quyết định giữ nguyên lãi suất chủ chốt

Mặc dù không điều chỉnh, nhưng Ngân hàng Trung ương Canada vẫn để ngỏ khả năng lãi suất tiếp tục tăng nếu lạm phát ở nước này không giảm xuống.

Chuyên gia: Fed đang “xa rời” thực tế và sẽ phải giảm lãi suất 5 lần trong năm 2024

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cần phải giảm lãi suất ít nhất 5 lần trong năm 2024, theo dự báo của chuyên gia quản lý quỹ Paul Gambles.

Khung thuế toàn cầu: vì lợi ích của ai?

Dự án Chống xói mòn cơ sở tính thuế và dịch chuyển lợi nhuận (BEPS) của OECD/G20 đến nay đã có được sự đồng thuận của 140 thành viên. Nếu thực thi được, dự án này...

Lạm phát hạ nhiệt sẽ khiến Fed và các NHTW đảo chiều chính sách

Các ngân hàng trung ương đang hứng chịu chỉ trích vì phản ứng quá chậm trước những dấu hiệu cho thấy cuộc khủng hoảng lạm phát đang đi qua, chưa đầy hai năm sau khi...

BoJ: Còn quá sớm để dỡ bỏ chính sách nới lỏng tiền tệ

Với lạm phát vượt mục tiêu 2% của Ngân hàng trung ương Nhật Bản trong hơn một năm, thị trường ngày càng kỳ vọng rằng BoJ sẽ dỡ bỏ chính sách nới lỏng tiền tệ vào...

Chủ tịch Fed bác bỏ kỳ vọng sẽ sớm cắt giảm lãi suất

Chủ tịch Jerome Powell không cho rằng Fed sẽ cắt giảm lãi suất quyết liệt trong thời gian tới, cho rằng vẫn còn quá sớm để tuyên bố chiến thắng lạm phát.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98