Nhịp đập Thị trường 13/06: Thêm cú hồi thất bại cho phiên chiều

13/06/2019 15:25
13-06-2019 15:25:00+07:00

Nhịp đập Thị trường 13/06: Thêm cú hồi thất bại cho phiên chiều

Thị trường vào nhịp giao dịch đầu phiên chiều khá hứng khởi, VN-Index nhanh chóng được đẩy lên khiến nhà đầu tư kỳ vọng cú hồi lần này sẽ thành công. Nhưng chỉ được gần 1 tiếng giao dịch, index lại đảo chiều đi xuống. chỉ đến đợt ATC, chỉ số này mới được kéo lên 1 lần cuối và chốt tại 950.1 điểm, giảm 0.43% so với cuối ngày hôm qua.

Dầu khí có tin mới nhất khiến cổ phiếu họ PVN đổi màu. GAS đứng giá, PVD, PVS… tăng giá, dù phiên sáng còn chìm trong sắc đỏ. Tuy nhiên 2 mã OILPOW vẫn giảm tương tự như lúc sáng. DPM cũng vậy, giảm 2% dù giá dầu là yếu tố đầu vào trong hoạt động của doanh nghiệp này.

Nhóm ngân hàng ít thay đổi so với cuối phiên sáng. Tình trạng phân hóa được kéo dài trong phiên chiều, với VCB, EIB, VPB.. thợp thành nhóm tăng giá, CTG, STB, TCB, HDB… vào nhóm giảm giá.

Nhóm VN30 nhìn chung không tạo ra nhiều thay đổi tích cực trong phiên chiều, thậm chí về sát ATC còn giảm điểm thấp nhất cả ngày. Vẫn chỉ có 3 mã tăng giá cuối ngày, so với 20 mã giảm giá. PNJ trở thành cổ phiếu giảm giá mạnh nhất cuối ngày, dù đây là cổ phiếu dự kiến được dùng làm tài sản cơ sở cho chứng quyền. 1 số mã khác liên quan đến chủ đề này như MWG, FPT, HPG cũng “chung số phận”, duy có MBB đứng giá. ngạc nhiên nhất có lẽ là VHM khi quay lại tham chiếu sau khi từng giảm gần 3% trong phiên sáng.

Diễn biến nhóm smallcap sàn HOSE vẫn khá tích cực về cuối phiên, dù cũng có lúc hụt hơi. Chỉ số nhóm này đã có thời điểm giảm về dưới tham chiếu, nhưng cuối cùng vẫn tăng nhẹ 0.12%. 3 mã DRH, DLGAMD vẫn tăng trần, ngoài ra còn có góp mặt thêm từ VPH, 1 cổ phiếu nữa cũng có thị giá dưới 10.

Diễn biến trên HNX có phần sáng hơn so với HOSE. Chỉ số HNX-Index leo lên sát tham chiếu và chỉ còn thấp hơn có 0.06 điểm. Chỉ số này được nâng đỡ bởi nhóm Largr Cap, trong nhóm đó, KLF tăng trần, tiếp theo là VIX, DHTART.

Phiên sáng: Cú hồi thất bại của phiên sáng

Diễn biến xấu của thị trường sáng nay có thể dự báo trước, nếu nhìn nhận trong mối tương quan với diễn biến trên TTCK Mỹ đêm qua và các sàn châu Á sáng nay, tuy nhiên cú hồi sau 10h tưởng đem lại 1 kết quả tích cực đảo ngược cho sàn chứng khoán Việt Nam sáng nay, tuy nhiên cú hồi đó chỉ tồn tại chừng 30 phút rồi sau đó tình hình lại quay trở lại ở mức… xấu. Kết phiên sáng, VN-Index hạ điểm ở mức thấp nhất, 947.44 điểm, giảm 0.71%. Thị trường lại phải kỳ vọng cú hồi nào đó vào phiên chiều, vốn từng xảy ra không ít lần ở những phiên trước.

Diễn biến của VN-Index tất nhiên chịu ảnh hưởng từ nhóm VN30 và nhóm cổ phiếu dầu khí. Đến cuối phiên sáng, chỉ còn 3 mã trong VN30 tăng giá là EIB, VCB và VPB, cả 3 đều là ngân hàng. VHM và DPM vẫn đứng danh sách đầu nhóm giảm giá, tiếp theo là 1 loạt các mã vốn hóa khủng khác như VNM, GAS, VJC, NVL… 2 cổ phiếu khác họ nhà Vin là VICVRE giảm nhẹ 0.4%.

Cổ phiếu Small Cap vẫn nổi sóng sáng nay, dù độ cao con sóng có phần giảm về cuối phiên. Đứng đầu danh sách tăng giá vẫn là 2 pennies AMD và DLG, cả 2 mã này đều có thị giá dưới 2,000 đ/cp nhưng tăng giá gần 7%. DRH chuyển xuống xếp thứ 3 với mức tăng 5.5% (đầu phiên cũng kịch trần). Nhìn chung những mã tăng giá mạnh nhất trong nhóm này đều có thị giá nhỏ dưới 10,000 đ/cp.

Diễn biến HNX dao động ngay bên dưới tham chiếu và có vẻ như không chịu nhiều ảnh hưởng từ HOSE. Trong số những Large Cap sàn này, PVX giảm sàn nhưng bởi thị giá quá thấp, chỉ 1,000 đ/cp. Ngược lại, 2 mã tăng trần là KLF và ART cũng có thị giá thấp, chưa nói đến là dường như cũng có “họ” với nhau.

Các mã đầu tiên được sử dụng làm chứng khoán cơ sở cho chứng quyền sáng nay hầu hết đứng giá hoặc giảm. PNJ giảm suốt phiên sáng nay, do còn “lưu vết” thông tin tiêu cực về hoạt động SXKD gần đây. HPg tiếp tục giảm nhẹ dù nước ngoài đang mua ròng.

MCH vẫn là cổ phiếu gây ngạc nhiên trong số Large Cap sàn UPCoM, giảm 3.4%, trong khi cổ phiếu công ty mẹ là MSN chỉ giảm nhẹ 0.2%.

Ngân hàng là nhóm thắp sáng hy vọng cho phiên sáng nay với nhiều mã tăng giá về cuối phiên như VCB, VPB, ACB, EIB… CTG hay STB cũng từng tăng giá khá tốt, nhưng hiện quay lại tham chiếu. TCB vẫn giảm nhẹ chừng 0.2% suốt phiên sáng, nhưng so sánh với diễn biến gần đây, mức giảm giá đó cũn đâu có quá tệ.

Dầu khí chốt phiên sáng dầy trong sắc đỏ. OIL giảm 2.4%, GAS giảm 1.5%, PVD và PVS cùng giảm 1.4%... Tưởng được lợi khi giá dầu giảm, DPM sáng nay vẫn giảm giá tới 2.3%. Giá dầu thế giới hiện đa thấp hơn so với đầu tháng 2 năm nay, cũng gần như là thấp nhất năm, đây có lẽ mang lại cơ hội bắt đáy, tuy nhiên nói thì dễ, làm mới khó.

SIP đã có lô khớp lệnh đầu tiên nhưng tăng giá tới gần 40% so với giá tham chiếu. Đây là 1 cổ phiếu mới thuộc nhóm ngành BĐS công nghiệp, nhóm ngành mới nổi hiện nay. Lưu ý rằng hôm nay không phải là ngày chào sàn UPCoM của SIP, nhưng do các ngày trước không hề có 1 cổ phiếu nào được khớp nên hôm nay SIP vẫn có biên độ giá đến 40%.

10h30: Dấu hiệu hồi sau 10h

VN-Index tiếp tục giảm sâu sau ATO, nhưng đến sau 10h thì lại có dấu hiệu hồi lại. Chỉ số hiện thấp hơn tham chiếu gần 5 điểm (gần -0.5%). Nhóm VN30 vẫn tác động mạnh nhất lên chỉ số này với 15 mã giảm giá vs 9 mã tăng giá. Dầu khí vẫn giảm, nhưng ngân hàng lại có nhiều mã xanh.

VHM đã thế chỗ DPM trở thành mã giảm giá mạnh nhất trong nhóm VN30 (-2.5%). GAS giảm mạnh hơn khoảng 1.9%. PNJ vẫn giảm giá nhưng có dấu hiệu hồi nhẹ (nhưng thanh khoản vẫn thấp). Trong số các mã tăng giá, đáng chú ý là có nhiều khuôn mặt của giới ngân hàng như VCB, EIB, STB, CTG hay VPB.

Điều lý thú nhất sàn HOSE là chỉ số phụ nhóm smallcap xanh suốt từ đầu phiên đến nay. DRH, AMD và DLG đang dẫn đầu nhóm này ở mức tăng trần, nhưng cả 3 mã này đều có thị giá rất thấp, trong đó AMD và DLG giá còn chưa bằng cốc trà đá.

Diễn biến trên HNX lình xình dưới tham chiếu, nhưng không giảm sâu. Thậm chí có vài thời điểm chỉ số này còn quay lại tham chiếu. Tuy nhiên diễn biến trên Upcom lại có phần giống HOSE hơn, thậm chí đến giờ đã đổi sang màu xanh. MCH đầu phiên sáng giảm hơn 5% thì đến giờ chỉ còn giảm khoảng 3.4%, dù sao cũng gây ngạc nhiên.

NTC lên kế hoạch lãi 2019 giảm tới 70%, với mục tiêu doanh thu trên 303 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế trên 130 tỷ đồng. Kế hoạch này chỉ bằng 45% doanh thu và 28% lợi nhuận thực hiện được trong năm 2018. Tuy vậy giá cổ phiếu này sáng nay chỉ giảm 1.1% và vẫn ngất ngưởng tới 148,000 đ/cp

Mở cửa: Không ngạc nhiên khi Index giảm

Chứng khoán Việt Nam sáng nay tiếp tục chịu ảnh hưởng từ diễn biến chứng khoán Mỹ (đêm qua) và châu Á (sáng nay), VN-Index mở cửa trong sắc đỏ với mức giảm gần 3 điểm. Trong tình hình không có thông tin vĩ mô trong nước mới, việc Index đỏ cũng không có gì là ngạc nhiên. Dầu khí đang đè chỉ số khi giá dầu thế giới lại giảm sâu. Một số mã vốn hóa lớn khác trong VN30 cũng là yếu tố tác động tiêu cực lên chỉ số như PNJ, ROS, VHM…

Giá dầu Brent đã quay lại mặt bằng hồi đầu năm, chỉ còn nhỉnh hơn mức 60 USD/thùng một chút xíu. Quan trọng hơn, tốc độ giảm giá quá chóng mặt khi mặt hàng này rớt từ 75 USD/thùng về mức trên chỉ trong vòng 1 tháng. Như vậy ảnh hưởng lên nhóm cổ phiếu dầu khí cũng hết sức rõ. Sáng nay GAS giảm 1.6%, nhiều mã khác cũng giảm trong phạm vi 0.7-2%. Tuy nhiên ngạc nhiên nhất lại là DPM khi giảm hơn 2.6% khi giá dầu lại là yếu tố đầu vào, tức là DPM được lợi khi giá dầu giảm mới đúng.

Nhóm ngân hàng không có biến động nhiều sau ATO, đây có lẽ là điểm sáng nhìn ở góc độ ngành. Thậm chí, diễn biến gần đây cho thấy nhiều cổ phiếu nhóm này có thể coi là phòng thủ tốt trước diễn biến khó lường của Index và so với nhiều nhóm khác. TCB vốn là cổ phiếu “xui xẻo” nhất ngành do liên quan đến yếu tố cho vay BĐS, sáng nay cũng chỉ giảm nhẹ 0.2%.

Diễn biến tren HNX có vẻ nhẹ nhàng hơn một chút, dù chỉ số chính sàn này cũng đỏ ngay từ trước đó 15 phút. Đến 9g15, HNXINdex giảm nhẹ hơn chừng 0.1%, cũng chủ yếu do sức ép từ một số mã dầu khí như PVS, PVI. Tuy nhiên nhiều Large Cap khác sàn này vẫn đứng giá.

PNJ giảm 2% khi mở cửa, có lẽ tiếp tục chịu sức ép từ thông tin về tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận bỗng nhiên chậm lại trong 2 tháng gần đây. Lưu ý rằng cũng có công ty chứng khoán dự định lấy PNJ làm chứng khoán cơ sở để phát hành chứng quyền. Đây có lẽ là một case-sudy sớm về rủi ro cho những ai muốn đầu tư vào loại hình chứng khoán mới này.

Sáng nay VOC tiếp tục tăng 3% tương tự như 2 phiên trước. Nói cách khác, ai đánh T3 thì lời 10% khi hàng về, chưa tính đòn bẩy. Chiểu qua VOC đã họp ĐHCĐ với kế hoạch mở rộng phạm vi KD sang kênh công nghiệp và tiến tới xuất khẩu.

Sóng tiếp tục nổi ở SFG với thông tin Vinachem thoái vốn, với mức giá thoái kỳ vọng lên tới hơn 31,000 đ/cp, trong khi thị giá hiện chỉ 18,450 đ/cp.

Hoàng Nam

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (41)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Nhịp đập Thị trường 25/04: Thị trường dần hụt hơi

Cuối phiên sáng, tâm lý giao dịch của nhà đầu tư cho thấy sự bi quan trở lại khi VN-Index giảm về quanh mốc 1,203 điểm.

Thị trường chứng quyền 25/04/2024: Tình hình đang chuyển biến tích cực

Kết thúc phiên giao dịch ngày 24/04/2024, toàn thị trường có 120 mã tăng, 15 mã giảm và 16 mã tham chiếu. Khối ngoại quay lại mua ròng với tổng mức mua ròng đạt...

Chứng khoán phái sinh ngày 25/04/2024: Triển vọng phục hồi đang quay lại

Các hợp đồng tương lai đồng loạt tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 24/04/2024. VN30-Index bật tăng mạnh đồng thời xuất hiện mẫu hình nến thân dài sau khi test...

Vietstock Daily 25/04/2024: Tâm lý thận trọng vẫn còn hiện hữu

VN-Index tăng mạnh đồng thời hình thành những phiên tăng giảm xen kẽ trong thời gian gần đây, cho thấy tình trạng giằng co vẫn chưa dừng lại. Hiện tại, chỉ báo...

Nhịp đập Thị trường 24/04: Sắc xanh lan rộng, VN-Index tăng hơn 28 điểm

Thị trường tiếp tục tích cực trong phiên chiều khi sắc xanh lan rộng ở nhiều nhóm ngành. Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 28.21 điểm (2.4%), lên mức 1,205.61...

Thị trường chứng quyền 24/04/2024: Đỏ lửa cùng thị trường cơ sở

Kết thúc phiên giao dịch ngày 23/04/2024, toàn thị trường có 24 mã tăng, 111 mã giảm và 18 mã tham chiếu. Khối ngoại quay lại bán ròng với tổng mức bán ròng đạt...

Chứng khoán phái sinh ngày 24/04/2024: Xuất hiện trạng thái giằng co

Các hợp đồng tương lai đồng loạt giảm điểm trong phiên giao dịch ngày 23/04/2024. VN30-Index giảm điểm kèm khối lượng giao dịch có sự trồi sụt thất thường trong các...

Vietstock Daily 24/04/2024: Triển vọng ngắn hạn khá bi quan

VN-Index giảm mạnh trở lại sau đà hưng phấn của phiên trước đó đồng thời tạm dừng trên đường SMA 200 ngày. Nếu chỉ số cắt xuống đường này trong các phiên tới thì...

Nhịp đập Thị trường 23/04: Tâm lý bi quan bao trùm

Diễn biến tiêu cực tiếp tục diễn ra, nắng nóng thiêu đốt thị trường chứng khoán. VN-Index tiếp tục lùi về mốc thấp nhất trong ngày là 1,169.92 điểm (-20.3 điểm)...

Thị trường chứng quyền 23/04/2024: Tâm lý nhà đầu tư đang được cải thiện

Kết thúc phiên giao dịch ngày 22/04/2024, toàn thị trường có 87 mã tăng, 47 mã giảm và 28 mã tham chiếu. Khối ngoại quay lại mua ròng với tổng mức mua ròng đạt...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98