Nhịp đập Thị trường 27/06: GAS giúp VN-Index… đi ngược châu Á

27/06/2019 15:25
27-06-2019 15:25:17+07:00

Nhịp đập Thị trường 27/06: GAS giúp VN-Index… đi ngược châu Á

Kỳ vọng VN-Index tăng điểm trở lại, dựa trên cơ sở các chỉ số chứng khoán lớn ở châu Á tăng điểm sáng nay đã không xảy ra trong phiên chiều. Thậm chí cơ hội quay lại gần tham chiếu cũng không có. VN-Index sau vài phút rung rắc rồi trôi dần xuống, đến ATC thì giảm hẳn về 943.1 điểm. Tổng cộng hôm nay chỉ số mất hơn 16 điểm, tức khoảng 1.67%. Nhóm VN30 đã kéo chỉ số chính sàn HOSE đi xuống sâu như vậy.

VJC, DHGEIB vẫn xanh, nhưng VHM, VNM, CTD đành đi theo thị trường chiều nay. Nhóm VN30 đến cuối phiên chiều có đến 27 mã giảm giá, xung phong bởi GAS với mức giảm không thể tin nổi: 6.4%. DPM vẫn giảm hơn 4%, nhưng 1 mã khác cũng giảm không thể tin nổi là MSN (-4.1%).

Cổ phiếu dầu khí họ PVN dậy sóng chiều nay, lần này ở hướng giảm mạnh. GAS giảm đến 6.4%, mà lần gần nhất cổ phiếu này có mức giảm tương tự là ngày 24/10/2018 (-6.95%). Ngoài GAS, DPM, PVD, PGD, BRS, PGS… cũng có mức giảm khá mạnh dưới -3%.

Tương tự dầu khí, dệt may có 1 phiên giao dịch buồn. Với lập luận từ một công ty chứng khoán, đại ý rằng ngành dệt may có thể gặp bất lợi trong ngắn hạn dù hưởng lợi dài hạn từ EVFTA, nhiều cổ phiếu như STK, TCM, VGG, TNG đều giảm giá mạnh hơn so với phiên sáng, bình quân -3%. MSH may mắn chỉ giảm gần 1%. EVE có lẽ là của hiếm khi tăng giá 0.7%.

Diễn biến trên UPCoM tiếp tục có cú hồi lần 2, 1 trong phiên sáng và 1 trong phiên chiều. Nói vui là nếu có thêm thời gian, UPCoM-Index có khi kịp quay lại trên tham chiếu. HVN, MCH, MSR… vẫn giảm giá trong số Large Cap, nhưng FOX tăng 2.3% chỉ nhờ 1 lô khớp lệnh, cộng QNS, SCS… cũng đủ giúp chỉ số này hồi nhất là về cuối.

Trong tình hình đa số nhóm ngành chịu ảnh hưởng “hệ thống” từ index, mía đường hay cá tra là những nhóm hiếm có số cổ phiếu tăng giá nhiều hơn số giảm giá. Đối với mía đường, chỉ có SBT giảm giá, LSS, QNS và SLS lại tăng giá. Đối với thủy sản, HVG đã tăng tới 4.4%, IDI ABT cũng tăng giá tích cực. Thông tin mới nhất đối với ngành này là khả năng gia tăng xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc.

Phiên sáng: VN-Index kỳ vọng theo index châu Á trong phiên chiều

VN-Index có 3 lần hồi trong phiên sang nay, nhưng đều thất bại. Sau mỗi lần như vậy, chỉ số lại giảm sâu hơn và cuối phiên sang tạm dừng ở 954.76 điểm, giảm 0.46%. VN30-Index cũng giảm 0.5%. Thông tin mới nhất về cuộc chiến Mỹ - Trung chưa khiến nhà đầu tư yên tâm. Tuy nhiên chỉ số nhiều sàn chứng khoán châu Á đang đồng loạt xanh sang nay có thể là tin tích cực hỗ trợ cho VN-Index trong phiên chiều.

Tương quan trong nhóm VN30 hiện là 5 tăng và 21 giảm. CTD, VNM, VJC vẫn luôn thuộc nhóm tăng giá suốt phiên, nhưng không chống được số đông giảm kia. DPM và VPB vẫn dẫn đầu danh sach giảm giá và mức giảm còn mạnh hơn so với đầu phiên. MWG bất ngờ đứng thứ ba trong số cổ phiếu giảm giá với mức giảm 1.4%.

Diễn biến trên HNX tương tự HOSE nhưng chỉ số HNX-Index giảm mạnh hơn một chút. Tuy nhiên, UPCoM-Index đang có 1 cú hồi lớn về cuối phiên sang và chỉ còn thấp hơn tham chiếu chừng 0.14%. SCS, QNS, HVN… là những cổ phiếu lớn tăng giá của sàn này. Tuy nhiên sức ép từ BSR, MCH, MSR, LTG… vẫn lớn.

EVFTA sắp ký kết và có hiệu lực chính thức, dệt may da giày là những cái tên đầu tiêng được xướng lên với những lợi ích từ hiệp định này mang lại, và tất nhiên hôm qua cổ phiếu nhóm này đã đều đồng loạt tăng giá. Nhưng sang nay tâm lý lạc quan lại xẹp xuống nhanh chóng. STK giảm giá hơn 3%, VGG -2.1% và nhiều mã khác giảm loanh quanh 1% như TCM, TNG, GMC

PVD sẽ trả cổ tức năm 2017 với tỷ lệ 10% và bằng cổ phiếu. Trong diễn biến giá dầu, giá cho thuê giàn thế giới ảm đạm hiện nay, cộng với triển vọng kinh doanh còn mờ mịt, có lẽ việc trả cổ tức vào lúc này chả khác gì pha loãng cổ phiếu.

Gia cao su thế giới tăng mạnh và đã phản ánh vào giá cổ phiếu ngành này, sáng nay dường như đang có hoạt động chốt lời ở TRC, DPR hay HNG. Ngược lại nhóm săm sốp đang có diễn biến xấu khi CSMSRC đang tìm đáy, còn DRC thì có vẻ đang thiết lập vùng đáy của năm.

10h30: VN-Index giảm “sâu”

VN-Index giảm “sâu” thêm so với đầu phiên. Thực tế chỉ số này chỉ mới giảm khoảng 0.3%, nếu so với các phiên trước đó thì mức biến động này cũng bình thường thôi. Tuy nhiên trước những thông tin tiêu cưc đến dồn dập ngay từ sáng sớm, diễn biến của index, nhìn ở góc độ lạc quan, vẫn có thể nói rằng nhà đầu tư vẫn còn mong chờ điều gì đó tốt hơn. Thanh khoản thấp (tính đế lúc này sàn HOSE giao dịch chưa đến 1,000 tỷ đồng) cũng cho thấy không có tình trạng xả hàng trên Large Cap như e sợ. Tuy vậy, đây cũng có thể là cái “bẫy” cho trader hoặc những ai vẫn còn đang leo cao với margin.

Gần 20 cổ phiếu trong nhóm VN30 đang giảm giá, so với chỉ 4 mã tăng giá. Tuy nhiên mức giảm giá bình quân dưới 1%, thậm chỉ chỉ có 2 mã giảm hơn 1% là DPM và VPB.

HNX-Index đang giảm mạnh hơn so với VN-Index một chút. Chỉ số chính sàn HNX đang chịu áp lực của nhóm Large Cap và HNX30, bao gồm ACB, PVS, DBC VGCPLC đầu phiên tăng hơn 9% nhưng giờ chỉ còn tăng chừng 1.4%. HUT đầu giờ tăng hơn 4% nhưng đã quay về tham chiếu.

Nhóm dầu khí PVN đang tràn ngập sắc đỏ dù GAS vẫn tăng giá nhẹ. Một loạt đại gia đang giảm giá như PVD, PVS, DPM, BSR hay POW. PGD có lúc giảm tới hơn 6% dù bây giờ chỉ giảm gần 1%. Giá dầu thế giới đêm qua tăng nhẹ, nhưng vẫn đang ở mức thấp của năm.

Nhóm dệt may mất nhiệt khi có thông tin cho rằng lợi ích từ EVFTA phải cần vài năm mới thực sự đến. TCM giảm nhẹ dưới 1%, nhưng VGG, STK và nhiều mã khác giảm mạnh hơn so với đầu phiên.

CMG có vẻ vẫn đang cố gắng giữ giá trên 39,000 đ/cp sau khi có thông tin chính thức liên quan đến việc bán cổ phần cho công ty con của tập đoàn Samsung.

Mở cửa: Tâm lý phòng thủ gia tăng

VN-Index mở cửa trong sắc xanh, có lẽ trái ngược với suy nghĩ của nhiều người trước giờ giao dịch, nhất là sau khi đọc những đoạn trả lời phỏng vấn của Tổng thống Mỹ liên quan đến Việt Nam, nhưng sau đó index chuyển sang đỏ với mức giảm nhẹ.

Các chỉ số phụ của sàn HOSE, bao gồm cả VN30-Index cũng mới loanh quanh tham chiếu, thậm chí chỉ số nhóm Mid Cap còn tăng nhẹ. Chứng khoán Mỹ giảm phiên thứ tư liên tiếp, đây cũng là thông tin có thể tác động tiêu cực lên chứng khoán Việt hôm nay. Chưa rõ tình hình có “tệ” thêm hay không, nhưng với nhiều tin xấu đến sớm trong sáng nay, có lẽ tâm lý phòng thủ sẽ còn gia tăng.

Sau ATO, nhiều Large Cap sàn HOSE đang chuyển sang sắc đỏ như MSN, SAB, FPT…  1 số ít mã tăng giá như VHM, VNM nhưng mức tăng rất yếu.

Dầu khí thế giới hôm qua có phiên tăng chừng 3%, nhưng vẫn đang ở mức thấp trong phạm vi biến động giá kể từ đầu năm. Cộng với “rủi ro” hệ thống đang diễn ra trên sàn chứng, điều này chưa mang lại lạc quan cho nhóm dầu khí sáng nay. GAS, PVS mở cửa tăng nhẹ, PVD đứng giá… nhưng nhiều mã khác đang có dấu hiệu giảm khi lệnh bán đặt dày hơn lệnh mua.

Diễn biến trên HNX cũng cho thấy trạng thái tâm lý băn khoăn chờ đợi xu hướng “chính thức”. chỉ số HNX-Index tăng rồi lại giảm rất nhẹ. Trong nhóm Large Cap sàn này, cá biệt có PLC tăng 9%, HUT tăng hơn 4% nhưng nhiều mã khác đang giảm như DBC, PVS, VGC…

Dệt may da giày vốn có màn tăng khá hôm qua dưới hiệu ứng từ tin ký kết EVFTA, nhưng sáng nay nhiều mã đã sớm chuyển qua sắc đỏ. Rõ ràng lợi ích từ EVFTA cần nhìn ít nhất lâu dài hơn là chỉ 1 vài phiên, vì nhìn chung cổ phiếu nhóm ngành này đều có P/E thấp.

Quỹ VFM thông báo bán toàn bộ gần 700,000 cp ACB, tin này có vẻ chả khiến cổ đông ACB lo sợ. Sáng nay ACB vẫn đứng giá 29,000 đ/cp, nhưng tính cả tuần qua thì giảm giá nhẹ.

Hoàng Nam

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (52)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thị trường chứng quyền 25/04/2024: Tình hình đang chuyển biến tích cực

Kết thúc phiên giao dịch ngày 24/04/2024, toàn thị trường có 120 mã tăng, 15 mã giảm và 16 mã tham chiếu. Khối ngoại quay lại mua ròng với tổng mức mua ròng đạt...

Chứng khoán phái sinh ngày 25/04/2024: Triển vọng phục hồi đang quay lại

Các hợp đồng tương lai đồng loạt tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 24/04/2024. VN30-Index bật tăng mạnh đồng thời xuất hiện mẫu hình nến thân dài sau khi test...

Vietstock Daily 25/04/2024: Tâm lý thận trọng vẫn còn hiện hữu

VN-Index tăng mạnh đồng thời hình thành những phiên tăng giảm xen kẽ trong thời gian gần đây, cho thấy tình trạng giằng co vẫn chưa dừng lại. Hiện tại, chỉ báo...

Nhịp đập Thị trường 24/04: Sắc xanh lan rộng, VN-Index tăng hơn 28 điểm

Thị trường tiếp tục tích cực trong phiên chiều khi sắc xanh lan rộng ở nhiều nhóm ngành. Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 28.21 điểm (2.4%), lên mức 1,205.61...

Thị trường chứng quyền 24/04/2024: Đỏ lửa cùng thị trường cơ sở

Kết thúc phiên giao dịch ngày 23/04/2024, toàn thị trường có 24 mã tăng, 111 mã giảm và 18 mã tham chiếu. Khối ngoại quay lại bán ròng với tổng mức bán ròng đạt...

Chứng khoán phái sinh ngày 24/04/2024: Xuất hiện trạng thái giằng co

Các hợp đồng tương lai đồng loạt giảm điểm trong phiên giao dịch ngày 23/04/2024. VN30-Index giảm điểm kèm khối lượng giao dịch có sự trồi sụt thất thường trong các...

Vietstock Daily 24/04/2024: Triển vọng ngắn hạn khá bi quan

VN-Index giảm mạnh trở lại sau đà hưng phấn của phiên trước đó đồng thời tạm dừng trên đường SMA 200 ngày. Nếu chỉ số cắt xuống đường này trong các phiên tới thì...

Nhịp đập Thị trường 23/04: Tâm lý bi quan bao trùm

Diễn biến tiêu cực tiếp tục diễn ra, nắng nóng thiêu đốt thị trường chứng khoán. VN-Index tiếp tục lùi về mốc thấp nhất trong ngày là 1,169.92 điểm (-20.3 điểm)...

Thị trường chứng quyền 23/04/2024: Tâm lý nhà đầu tư đang được cải thiện

Kết thúc phiên giao dịch ngày 22/04/2024, toàn thị trường có 87 mã tăng, 47 mã giảm và 28 mã tham chiếu. Khối ngoại quay lại mua ròng với tổng mức mua ròng đạt...

Chứng khoán phái sinh ngày 23/04/2024: Tâm lý thận trọng xuất hiện

Các hợp đồng tương lai đồng loạt tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 22/04/2024. VN30-Index tăng điểm đồng thời xuất hiện mẫu hình nến High Wave Candle kèm khối...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98