Nhu cầu gạo tại thị trường Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam vẫn khá yếu

21/06/2019 21:33
21-06-2019 21:33:30+07:00

Nhu cầu gạo tại thị trường Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam vẫn khá yếu

Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ và Thái Lan tăng trong tuần này nhờ đồng nội tệ tăng giá, trong khi giá gạo Việt Nam đi xuống do nhu cầu khá trầm lắng dù nguồn cung khá dồi dào.

Thu hoạch lúa Đông Xuân tại Bạc Liêu. (Ảnh: Huỳnh Sử- TTXVN)

Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ và Thái Lan tăng trong tuần này nhờ đồng nội tệ tăng giá, trong khi giá gạo Việt Nam đi xuống do nhu cầu khá trầm lắng dù nguồn cung khá dồi dào.

Nhìn chung, nhu cầu ở cả ba nhà xuất khẩu lúa gạo lớn của thế giới này vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc.

Theo đó, giá gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ vào khoảng 367-370 USD/tấn trong tuần này, tăng từ mức 365-367 USD/tấn của tuần trước.

Song một nhà xuất khẩu tại bang Andhra Pradesh cho biết nhu cầu về gạo Ấn Độ vẫn khá yếu và ít có khả năng phục hồi trong vài tuần tới, trừ khi giá gạo xuất khẩu của nước này đi xuống.

Tại Thái Lan, giá gạo 5% tấm nằm trong khoảng 390-407 USD/tấn, so với mức 393-404 USD/tấn ghi nhận hồi tuần trước.

Các thương nhân nói rằng việc gạo Thái Lan tăng giá phần lớn là do sự suy giảm nguồn cung lúa gạo theo mùa tại nước này.

Một thương nhân tại Bangkok cho hay giá gạo thường tăng trong mùa mưa, do nguồn cung thấp hơn và chi phí logistic tăng vọt.

Một thương nhân Bangkok khác cũng nói rằng nguồn cung lúa gạo tại Thái Lan sẽ tiếp tục giảm trong suốt mùa mưa ít nhất cho đến tháng Tám tới, khi một đợt gạo mới sẽ được đưa ra thị trường.

Bên cạnh đó, việc đồng baht của Thái Lan mạnh lên và chạm mức cao nhất của gần sáu năm là 30,810 baht đổi 1 USD trong tuần này cũng hỗ trợ giá gạo tại đây đi lên.

Nhu cầu tại thị trường Việt Nam cũng khá trầm lắng trong tuần này với giá gạo 5% tấm giảm từ mức 345-350 USD/tấn hồi tuần trước xuống 340-345 USD/tấn.

Một thương nhân tại thành phố Hồ Chí Minh cho hay hoạt động giao dịch khá hạn chế trong tuần này do nhu cầu thấp, trong khi nguồn cung từ vụ Hè-Thu vẫn khá dồi dào.

Theo các thương gia, hoạt động thu hoạch lúa vụ Hè-Thu tại Việt Nam sẽ kết thúc trong 2-3 tuần tới./.

H.Thủy

Vietnam+





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chấm dứt lùm xùm: ST25 chính thức được công nhận là “Gạo ngon nhất thế giới 2023”

Câu chuyện liên quan đến giải thưởng “Gạo ngon nhất thế giới 2023” của The Rice Trader đã có kết quả, sau khi tổ chức này chính thức công bố thông tin giải thưởng...

Nâng tầm gạo Việt

Ngành gạo Việt Nam đã có một năm thành công lớn về giá trị lẫn sản lượng xuất khẩu nhưng không xem nhẹ chất lượng, tăng trưởng xanh.

Xuất khẩu thủy sản tháng 11/2023 tăng 6%

Theo ước tính của VASEP, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 8.27 tỷ USD trong 11 tháng đầu năm, giảm 19% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng trong tháng...

Giá phân bón tiếp tục xu hướng tăng

Nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng là phân bón đang có yếu tố rủi ro đến nguồn cung, khi xung đột quân sự giữa Israel và Hamas đang diễn ra, trong bối cảnh...

Lại lùm xùm quanh giải gạo ngon nhất thế giới

Ngay sau khi có thông tin gạo ST25 giành giải "gạo ngon nhất thế giới" lần 2 thì có đơn vị cho rằng giải năm nay trao chung cho gạo Việt Nam!

Giá gạo châu Á sắp trở lại đỉnh 15 năm

Giá gạo Thái Lan sắp lập đỉnh 15 năm và có thể khiến lạm phát leo thang ở các quốc gia nhập khẩu gạo.

Gạo ST25 lại đoạt giải gạo ngon nhất thế giới năm 2023

Vượt qua gạo Campuchia và Ấn Độ, gạo ST25 – thương hiệu Gạo Ông Cua của Việt Nam - đã đoạt giải nhất Cuộc thi Gạo ngon nhất thế giới.

Hơn 2 tỉ USD xuất khẩu sầu riêng đến từ đâu?

Hiệp hội Rau quả Việt Nam dự báo sầu riêng xuất khẩu năm nay có thể mang về 2,5 tỉ USD do 2 tháng cuối năm là thời điểm trái vụ.

Thành lập Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam

Ngày 28/11, Bộ Nội vụ ra quyết định cho phép thành lập Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam.

Mỹ mua cà phê Việt Nam với giá cao kỷ lục

Tháng 10 vừa qua, Mỹ mua cà phê Việt Nam với mức giá cao kỷ lục 3.586 USD/tấn, tăng 45,1% so với tháng 10 năm ngoái.

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98