Nợ công vẫn tiềm ẩn rủi ro

10/06/2019 10:00
10-06-2019 10:00:28+07:00

Nợ công vẫn tiềm ẩn rủi ro

Mặc dù tỷ lệ vay bằng đồng Việt Nam đã tăng lên, từ 55% vào cuối năm 2015 lên 59,2% dư nợ Chính phủ tính đến hết năm 2018 nhưng danh mục nợ nước ngoài của Chính phủ vẫn tập trung vào 4 loại tiền chủ đạo gồm SDR, JPY, USD và EUR. Đây là những đồng tiền có biến động lớn trong thời gian vừa qua nên rủi ro nợ công của Việt Nam vẫn cao.

Nợ công vẫn tiềm ẩn rủi ro
Ảnh minh họa

Đó là thông tin được ông Võ Hữu Hiển, Phó cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại - Bộ Tài chính đưa ra tại cuộc họp báo chuyên đề về Tình hình nợ công năm 2018 do Bộ Tài chính tổ chức chiều ngày 7/6.

Vay để bù đắp bội chi ngân sách

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, năm 2018 vay trong nước của Chính phủ là 250,5 nghìn tỷ đồng, khoản vay này nhằm đáp ứng nhu cầu bù đắp bội chi ngân sách Trung ương và trả nợ gốc, đạt 90,8% so với kế hoạch và chiếm 78,6% cơ cấu vay vốn của Chính phủ, trong đó kênh phát hành trái phiếu chính phủ vẫn tiếp tục đóng vai trò chủ đạo. 

Về vay nước ngoài, trong năm 2018 giải ngân vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ khoảng 3.010 triệu USD, chiếm 21,4% cơ cấu huy động vốn của Chính phủ.

Ông Võ Hữu Hiển nhấn mạnh, trong năm 2018 việc thực hiện nghĩa vụ trả các khoản trả gốc, lãi của Chính phủ nằm trong mức đã được phê duyệt tại các Nghị quyết của Quốc hội, đảm bảo đầy đủ, đúng hạn theo cam kết.

Liên quan đến việc thực hiện hạn mức bảo lãnh của Chính phủ, ông Võ Hữu Hiển cho biết, Chính phủ đã thực hiện bảo lãnh cho 2 ngân hàng phát hành trái phiếu. Cụ thể là Ngân hàng Phát triển (VDB) đã huy động được 16.545 tỷ đồng (bằng 95% kế hoạch) với 74,3% khối lượng phát hành có kỳ hạn từ 5 năm trở lên. Ngân hàng Chính sách xã hội đã huy động được 9.670 tỷ đồng (bằng 100% hạn mức phát hành) với 71% khối lượng phát hành có kỳ hạn từ 5 năm trở lên. T

ính đến ngày 31/12/2018, dư nợ trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh của 2 ngân hàng này là 157.738 tỷ đồng, giảm 4,8% so với cuối năm 2017.

Năm 2018, Chính phủ cũng đã thực hiện cấp bảo lãnh chính phủ cho 2 dự án điện với tổng trị giá là 1.614 triệu USD. Không sử dụng hạn mức bảo lãnh cho doanh nghiệp vay nước ngoài trong năm và dư nợ cuối năm bằng 4,4% GDP, giảm 0,6% so với cuối năm 2017. Về cơ bản, các dự án được Chính phủ bảo lãnh trả nợ đầy đủ đúng hạn.

Cũng trong báo cáo của Bộ Tài chính cho thấy, các chỉ tiêu nợ đến ngày 31/12/2018 đều đạt. Cụ thể là tỷ lệ nợ công ước thực hiện được 58,4% GDP (mục tiêu đặt ra dưới 65%), nợ Chính phủ ước thực hiện được 50,0% GDP (mục tiêu đặt ra dưới 54%), nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ là 15,9% trên tổng thu ngân sách nhà nước (mục tiêu đặt ra là dưới 25%), nợ nước ngoài là 46% GDP (mục tiêu đặt ra dưới 50%). 

Đặc biệt, mục tiêu đặt ra cho kỳ hạn phát hành trái phiếu chính phủ bình quân từ 6 đến 8 năm nhưng đã thực hiện được 12,7 năm.

Rủi ro tiềm ẩn và giải pháp khắc phục

Theo ông Võ Hữu Hiển, nhìn chung năm 2018 các chỉ tiêu nợ được kiểm soát chặt chẽ và nằm trong giới hạn theo các nghị quyết của Quốc hội, góp phần quan trọng trong việc tiếp tục cải thiện mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam. 

Tuy nhiên, ông Võ Hữu Hiển cho rằng, mặc dù quy mô danh mục nợ Chính phủ đến cuối năm 2018 được kiểm soát tốt ở mức 50,0% GDP (so với mức 52,7% vào năm 2016; 51,7% vào năm 2017) nhưng với ảnh hưởng của việc Việt Nam tốt nghiệp IDA (từng nhận các khoản vay ưu đãi từ Hiệp hội phát triển Quốc tế (IDA) thuộc Ngân hàng Thế giới) kể từ năm 2017 do đó các chỉ tiêu chi phí - rủi ro danh mục nợ Chính phủ, đặc biệt là nợ nước ngoài, có xu hướng kém thuận lợi hơn trước đây.

Cụ thể là rủi ro đến từ việc tái cấp vốn tập trung vào các khoản nợ trong nước của Chính phủ do nghĩa vụ trả nợ đến hạn tập trung cao vào một số năm (9,3% danh mục nợ trong nước của Chính phủ sẽ đến hạn năm 2019; 32,7% sẽ đến hạn trong giai đoạn 2019-2021), điều này sẽ tác động đến việc bố trí nguồn trả nợ trong cân đối ngân sách nhà nước. Rủi ro đối với danh mục nợ nước ngoài của Chính phủ, trong 5 năm tới các khoản vay ODA sẽ giảm dần, tiến đến kết thúc, dẫn đến thiếu hụt nguồn vốn vay dài hạn, ưu đãi cho đầu tư

Đối với nợ trong nước, lãi suất bình quân gia quyền của danh mục nợ tính đến cuối năm 2018 ở mức 5,8%/năm, giảm đáng kể so với mức 6,6%/năm vào năm 2015. Tuy nhiên, do quy mô thị trường trái phiếu còn nhỏ, trong khi tiềm lực tài chính của các tổ chức tài chính phi ngân hàng còn hạn chế, việc tập trung phát hành trái phiếu chính phủ kỳ hạn dài là tương đối khó khăn. 

Ngoài ra, việc không phát hành trái phiếu chính phủ kỳ hạn ngắn dưới 5 năm cũng dẫn đến đường cong lãi suất chuẩn không đầy đủ, thiếu lãi suất ngắn hạn tham chiếu cho thị trường vốn.

Bên cạnh đó, mặc dù tỷ lệ vay bằng đồng Việt Nam đã tăng lên (từ 55% vào cuối năm 2015 lên 59,2% dư nợ Chính phủ tính đến hết năm 2018), song danh mục nợ nước ngoài của Chính phủ vẫn tập trung vào 4 loại tiền chủ đạo gồm SDR, JPY, USD và EUR, là những đồng tiền có biến động lớn trong thời gian vừa qua.

Trả lời về việc quản lý nợ công trong thời gian tới, ông Võ Hữu Hiển cho biết, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục thực hiện quyết liệt chỉ đạo và chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn. Tổ chức đối chiếu, rà soát, đánh giá, tổng hợp nhu cầu vay của các bộ ngành, địa phương và các đơn vị sử dụng vốn vay công để dự báo tổng mức vay, trả nợ của ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, hạn mức vay về cho vay lại và hạn mức bảo lãnh Chính phủ sau năm 2020. Triển khai các công cụ quản lý nợ chủ động phục vụ việc xây dựng kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025 để trình Quốc hội xem xét, quyết định.

Ngoài ra, sẽ tiếp tục thúc đẩy phát triển thị trường vốn trong nước, thị trường trái phiếu chính phủ cả về chiều rộng và chiều sâu theo hướng đa dạng hóa công cụ nợ và mở rộng cơ sở nhà đầu tư, ưu tiên phát triển nhà đầu tư dài hạn và thu hút sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường vốn, thị trường trái phiếu. 

Đặc biệt là phải kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện hạn mức nợ nước ngoài theo phương thức tự vay tự trả của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng, bảo đảm trong hạn mức được phê duyệt, đặc biệt là các khoản nợ ngắn hạn.

Linh Đan

VnEconomy





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (3)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

UOB: Kinh tế Việt Nam đang trên đà hồi phục, tăng trưởng GDP cả năm ở mức 5%

Bộ phận Nghiên cứu Thị trường và Kinh tế toàn cầu của UOB vừa có những dự báo về tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong quý 4/2023.

GRDP bình quân đầu người tại Bình Dương tăng lên 172 triệu đồng

Năm 2023, GRDP bình quân đầu người của Bình Dương tăng lên 172 triệu đồng, trong đó, ngành dịch vụ tăng trưởng mạnh mẽ, ngành nông nghiệp đóng góp quan trọng vào sự...

Thủ tướng: Phải thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới, phấn đấu đạt cao nhất các chỉ tiêu năm 2023

Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ, Thủ tướng yêu cầu phấn đấu đạt cao nhất các chỉ tiêu, mục tiêu năm 2023 và đặc biệt lưu ý việc thúc đẩy các động lực tăng...

Mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm 2024 đạt 6-6,5% là nhiệm vụ khó

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương cho biết qua rà soát khả năng thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6-6,5% tương đương với mức bình quân của 5 năm 2021-2025...

Thành phố Hồ Chí Minh đặt mục tiêu GRDP năm 2024 tăng từ 7,5-8%

Năm 2024, Thành phố Hồ Chí Minh đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa trên địa bàn (GRDP) từ 7,5-8%, phục hồi trở lại sau một năm kinh tế thành phố...

Kinh tế Việt Nam đã thích ứng hiệu quả với bối cảnh mới và dần lấy lại đà tăng trưởng

Kinh tế vĩ mô tháng 11 và 11 tháng cơ bản ổn định, xu hướng phục hồi ngày càng tích cực hơn. Nền kinh tế dần lấy lại đà tăng trưởng, thích ứng hiệu quả hơn trước...

Thủ tướng: Thị trường chứng khoán thanh khoản tốt, "tăng dần đều", trở nên lành mạnh hơn

Phát biểu tại phiên họp Chính phủ thường kỳ sáng 6/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhắc tới một số ngành, ví dụ cụ thể đạt kết quả tích cực trong 11 tháng qua như...

Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn ông Nguyễn Văn Dũng làm Phó Chủ tịch UBND TPHCM

Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND TP HCM đối với ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch HĐND TPHCM. Ông Nguyễn Văn Dũng, 51 tuổi, quê...

Quy mô GDP Việt Nam tăng hơn 100 lần trong gần 4 thập kỷ

"Sau gần 4 thập kỷ đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, trở thành quốc gia đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế -...

Quy hoạch Hải Phòng là thành phố cảng biển lớn trong khu vực và thế giới vào năm 2050

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1516/QĐ-TTg ngày 2/12/2023 phê duyệt Quy hoạch thành phố Hải Phòng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98