Phá dỡ phần sai phạm của công trình 8B Lê Trực: Vì sao chậm tiến độ?

19/06/2019 20:47
19-06-2019 20:47:09+07:00

Phá dỡ phần sai phạm của công trình 8B Lê Trực: Vì sao chậm tiến độ?

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung khẳng định, để đảm bảo kỷ cương phép nước thì đập cả tòa nhà 8B Lê Trực cũng phải đập, vì sai từ móng.

Nhiều vi phạm

Theo UBND TP. Hà Nội, trong quá trình triển khai xây dựng công trình 8B Lê Trực, chủ đầu tư là Công ty Cổ phần May Lê Trực đã có nhiều vi phạm.

Cụ thể, xây dựng sai so với giấy phép xây dựng được cấp: Về khoảng lùi: Từ tầng 8 (phía đường Trần Phú kéo dài) phải có khoảng lùi khối cao tầng 3,36m so với khối đế, song chủ đầu tư không thực hiện, mà xây dựng thẳng đến mái.

Phần giật cấp lùi theo thiết kế từ độ cao 44m công trình giật cấp vào 15m và tại độ cao 50m, công trình giật cấp tiếp thêm 5,3m về phía tây nhưng chủ công trình không thực hiện, làm tăng thêm diện tích sàn xây dựng.

Về chiều cao công trình, theo giấy phép xây dựng, công trình cao đến đỉnh tum thang là 53m, hiện chủ đầu tư đã tự ý điều chỉnh tăng chiều cao các tầng, xây dựng thêm tầng 19, tổng chiều cao thực tế khoảng 69m, vượt khoảng 16m, tương đương với 5 tầng.

Về diện tích sàn, xây dựng khoảng 36.000m2, trong khi giấy phép xây dựng là 29.874m2, tăng khoảng 6.126m2...

Phá dỡ phần sai phạm

Tháng 11.2015, TP. Hà Nội bắt đầu phá dỡ phần sai phạm tại dự án này ở giai đoạn 1, gồm tầng 19 và tum thang.

Trong giai đoạn 2 phá dỡ tầng 17 và 18, do chủ đầu tư dự án không tự nhận phá dỡ, UBND TP giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, hướng dẫn UBND quận Ba Đình tổ chức lựa chọn, chỉ định đơn vị tư vấn lập phương án phá dỡ giai đoạn 2 công trình vi phạm tại số 8B Lê Trực theo quy định.

Công nhân đang phá, dỡ những sai phạm của tòa nhà 8B Lê Trực (Ba Đình, Hà Nội). Ảnh: Thành An

Như vậy, đã lựa chọn được đơn vị tư vấn lập phương án phá dỡ giai đoạn 2 là Công ty TNHH Tư vấn Đại học Xây dựng - đơn vị tư vấn thiết kế tòa nhà.

Do tính chất phức tạp của việc phá dỡ giai đoạn 2 của dự án, UBND TP. Hà Nội cũng đã có văn bản xin ý kiến Bộ Xây dựng về phương án phá dỡ.

Về ý thức chấp hành của chủ đầu tư, theo UBND TP. Hà Nội, ngày 27.7.2018 Công ty CP may Lê Trực có văn bản gửi UBND TP. Hà Nội kiến nghị được tự nguyện phá dỡ giai đoạn 2 tòa nhà và đề nghị thành phố không chuyển cơ quan công an điều tra, xử lý vi phạm.

Để đẩy nhanh tiến độ phá dỡ giai đoạn 2, tháng 5.2018, Hà Nội đã tổ chức cuộc họp tập thể lãnh đạo UBND TP. Hà Nội và mời đại diện Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng - Bộ Xây dựng, Viện trưởng Viện KHCN xây dựng IBST; đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan, Chủ tịch UBND quận Ba Đình và Giám đốc Công ty CP may Lê Trực.

Tiếp đó, Hà Nội chỉ đạo UBND quận Ba Đình, Sở Xây dựng xử lý vi phạm theo nguyên tắc “sai đến đâu, xử lý đến đó”; trường hợp công trình vi phạm trật tự xây dựng từ phần móng thì xử lý toàn bộ công trình vi phạm tại số 8B Lê Trực, quận Ba Đình.

Mới đây, UBND quận Ba Đình có văn bản gửi Sở Xây dựng Hà Nội báo cáo kết quả khảo sát, kiểm định phục vụ thiết kế phá dỡ giai đoạn 2 (tầng 17 và 18) tòa nhà 8B Lê Trực. Kết quả này đưa ra hai phương án xử lý phần ngọn tòa nhà 8B Lê Trực căn cứ theo đánh giá do Viện KHCN xây dựng (Bộ Xây dựng) lập.

ANH THƯ

Lao động





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

TP HCM: Nhiều sai phạm xây dựng ở "khu nhà giàu" Thảo Điền

Thanh tra TP Thủ Đức (TP HCM) đã chỉ ra hàng loạt công trình xây dựng không phép, sai phép, lấn chiếm hành lang bảo vệ bờ sông, rạch… tại phường Thảo Điền.

Sau ba thập kỷ “treo”, bán đảo Bình Quới - Thanh Đa sẽ thi tuyển quốc tế ý tưởng quy hoạch – kiến trúc

Đây là thông tin mới nhất liên quan đến việc triển khai dự án trên bán đảo Bình Quới - Thanh Đa bị "treo" suốt 31 năm qua.

“Bánh vẽ” Mũi Đèn Đỏ đã khiến SCB thiệt hại bao nhiêu?

Việc khai khống giá trị của dự án Mũi Đèn Đỏ, do Tập đoàn Sài Gòn Peninsula làm chủ đầu tư, là một trong những thủ đoạn mà Chủ tịch Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan đã...

Các dự án của FLC, Phát Đạt... được Bình Định gỡ khó ra sao?

UBND tỉnh Bình Định cho biết, có 42 dự án bất động sản chậm triển khai, chưa triển khai và có 26 dự án đã giải quyết các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp.

The One Tower Đà Nẵng thu hút đầu tư nhờ pháp lý vững chắc

Được xây dựng trên nền tảng pháp lý hoàn thiện vững vàng cùng với uy tín, tiềm lực của chủ đầu tư Kyoritsu Maintenance Việt Nam, The One Tower Đà Nẵng đang trở...

Dự án kêu gọi đầu tư tuần 18-24/11: Hà Giang gọi đầu tư khu đô thị hơn 2 ngàn tỷ

Trong tuần từ ngày 18-24/11/2023, có 4 tỉnh, thành kêu gọi đầu tư dự án, cùng với đó là 3 địa phương vừa chấp thuận chủ trương đầu tư dự án tại địa phương.

5 nhóm vướng mắc trong phát triển nhà ở xã hội ở TP HCM

Tính từ năm 2021 đến quý III-2023, trên địa bàn TP HCM mới có 2 dự án nhà ở xã hội hoàn thành, với 623 căn. Đây là sự cách biệt lớn so với con số 26.200 căn mà...

Trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đầu tư dự án casino Vân Đồn

Theo tỉnh Quảng Ninh, mục tiêu dự án nhằm xây dựng khu phức hợp du lịch nghỉ dưỡng, giải trí có thưởng cao cấp, tổ chức sự kiện đẳng cấp quốc tế, là điểm đến hấp...

Công ty Nutifood nêu lý do tài trợ 1.000 tỉ đồng xây cầu đi bộ qua sông Sài Gòn

Thông qua việc tài trợ kinh phí xây cầu đi bộ bắc ngang sông Sài Gòn, Công ty Nutifood mong muốn được tri ân vùng đất, con người TP HCM và tri ân hàng triệu người...

Doanh nghiệp nông sản muốn xây khách sạn 4 sao thương hiệu Hampton By Hilton ở Đà Lạt

UBND tỉnh Lâm Đồng có văn bản gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét đề xuất của một doanh nghiệp nông sản muốn xây khách sạn 4 sao thương hiệu Hampton By Hilton tại...

Cổ phiếu bất động sản

Cổ phiếu xây dựng


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98