Phát hành cổ phiếu có đủ giúp STT vực dậy trong giai đoạn sống còn?
Phát hành cổ phiếu có đủ giúp STT vực dậy trong giai đoạn sống còn?
CTCP Vận chuyển Sài Gòn Tourist (UPCoM: STT) dự kiến trình cổ đông kế hoạch năm 2019 với hơn 18 tỷ đồng doanh thu và hơn 205 triệu đồng lợi nhuận sau thuế.
Nguồn: Tài liệu ĐHĐCĐ STT năm 2019
|
Cụ thể, năm 2019, STT đặt mục tiêu hơn 18 tỷ doanh thu và lợi nhuận sau thuế hơn 205 triệu đồng.
Thoát lỗ bằng cách nào?
Trong tài liệu trình cổ đông, STT cũng lên kế hoạch huy động vốn để duy trì và đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh của công ty và các công ty con trong hệ thống.
Đối với mảng kinh doanh taxi, dịch vụ cho thuê xe trực thuộc công ty mẹ, thì việc nâng cao chất lượng dịch vụ, chăm sóc khách hàng, xây dựng lại hình ảnh của Saigontourist Taxi cũng được chú trọng. Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh quảng cáo, tiếp thị để thu hút số lượng xe thuê ngoài cũng được tập trung đẩy mạnh. Ngoài ra, STT sẽ tăng cường các hoạt động khai thác bến bãi mới, đội ngũ checker, điều hành, thanh tra nhằm tăng hiệu quả làm việc bảo đảm kỷ luật, tác phong.
Đối với mảng kinh doanh đào tạo xe, STT đang thực hiện xây dựng lại cấu trúc chi phí để mang tính cạnh tranh và tiết kiệm hơn, đồng thời cắt giảm những chi phí không cần thiết. Để thúc đẩy nhân viên, STT cũng xây dựng chính sách chia hoa hồng ( không chỉ bộ phận bán hàng) để đem học viên về cho công ty.
Đối với Công ty Thương mại Du lịch Sài Gòn (TDS), STT sẽ tiến hành chuyển nhượng để giảm thiểu các rủi ro phát sinh chi phí, cung cấp nguồn vốn cho Công ty mẹ tiếp tục hoạt động.
Đối với Công ty Dịch vụ Bảo vệ Long Vân (Long Vân), STT tiếp tục giữ vững khách hàng hiện có, tiến hành chăm sóc khách hàng tiềm năng, phát triển khách hàng mới để tiến tới mục tiêu thâm nhập vào các khách hàng lớn, khách hàng tại các khu chế xuất, khu công nghiệp tại TP.HCM và các tỉnh Đông Nam Bộ.
Bức tranh kinh doanh ảm đạm
Kết quả kinh doanh của STT trong thời gian qua khá ảm đạm khi doanh nghiệp này đã lỗ liên tiếp 4 năm từ 2015-2018.
Trong năm 2018, doanh thu bán hàng so với năm trước tăng không đáng kể. Tuy nhiên, việc tiết giảm các chi phí đã góp phần làm giảm khoản lỗ lớn trước đó. Cụ thể, giá vốn hàng bán giảm hơn hơn 14% so với năm 2017, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm gần 37% so với cùng kỳ.
Cũng theo số liệu từ BCTC hợp nhất năm 2018, các khoản nợ xấu của STT khá lớn khiến các khoản dự phòng luôn duy trì ở mức cao. Năm 2018, STT đã phải trích lập gần 5.8 tỷ đồng cho các khoản phải thu ngắn hạn khó đòi, và khoản mục này không có sự thay đổi so với năm 2017.
Kế hoạch tăng vốn điều lệ
STT cũng cho biết, tình hình kinh doanh của công ty đang gặp rất nhiều khó khăn, tổng số tiền phạt, tiền truy thu và tiền chậm nộp thuế lên tới hơn 7 tỷ đồng. Mặc dù đã rất cố gắng như STT vẫn chưa thể giải quyết được khoản nợ thuế trong năm 2018. Ngoài ra, việc trích lập dự phòng các khoản nợ xấu cũng khiến STT lâm vào tình trạng âm vốn.
Theo đó, HĐQT STT cũng dự kiến trình cổ đông về kế hoạch tăng vốn điều lệ bằng cách phát hành 800,000 cp, giá phát hành tối thiếu 10,000 đồng/cp. Số cổ phần này sẽ được chào bán cho nhà đầu tư chiến lược và bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm.
Thay đổi nhãn hiệu và nhận diện thương hiệu
STT cũng dự trình cổ đông về việc sửa đổi tên công ty bằng tiếng Anh của Công ty và thay đổi nhãn hiệu, logo của CTCP Vận chuyển Sài Gòn.
Được biết, trước đó đã 2 lần HĐQT xin ý kiến của ĐHĐCĐ về việc thay đổi tên công ty bằng tiếng Anh nhưng đều không được thông qua.
Cụ thể, vào tháng 03/2016, STT đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu Cổ phần Vận chuyển SaigonTourist và lấy hình ảnh “Hoa mai vàng” làm nhãn hiệu đính kèm trên taxi của công ty. Tuy nhiên, nội dung đăng ký đã bị từ chối vì dễ gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Tổng Công ty). Và phía Tổng Công ty cũng đã có thông báo yêu cầu thay đổi nhãn hiệu “Hoa mai vàng” và tên viết bằng tiếng anh “SaigonTourist”.
HĐQT cũng cho rằng, việc thay đổi nhãn hiệu, logo và tên viết tiếng Anh của STT là điều cần thiết, để tránh những nghĩa vụ bồi thường thiệt hại nếu phát sinh và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Tổng công ty - đơn vị từng là công ty mẹ của STT.
Fili