Phí thẻ tín dụng tại các ngân hàng đang ra sao?

07/06/2019 08:48
07-06-2019 08:48:03+07:00

Phí thẻ tín dụng tại các ngân hàng đang ra sao?

Càng hòa nhập công nghệ 4.0, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt càng được ưu tiên và thẻ tín dụng là một trong những lựa chọn hàng đầu của đa phần người dùng hiện nay. Thế nhưng, lựa chọn thẻ tín dụng nào để phù hợp với điều kiện và sử dụng sao cho hiệu quả trước vô vàn những mức phí cạnh tranh giữa các ngân hàng, luôn là điều làm đau đầu người tiêu dùng.

Một số ngân hàng không thu phí thường niên năm đầu tiên

Đa số các ngân hàng thường phân loại thẻ tín dụng ra thành nhiều hạng thẻ như: chuẩn, vàng, platinum… Hạng thẻ càng cao, khách hàng sẽ càng nhận được nhiều mức ưu đãi và hạn mức chi tiêu cao hơn so với những loại thẻ thông thường.

Điều kiện để sử dụng các hạng thẻ phụ thuộc vào hồ sơ tài chính của khách hàng. Thu nhập càng cao, lịch sử tín dụng tốt hoặc số tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng lớn thì hạng thẻ càng cao. Tuy nhiên, cần lưu ý phí thường niên của các loại thẻ này cũng cao hơn.

Nhìn chung, phí thường niên phổ biến tại các ngân hàng dao động từ 90,000 đồng  – 1.2 triệu đồng/năm.

Ví dụ như tại ngân hàng VIB, với mức phí thường niên tương đối khá cao nhưng bù lại, VIB có những ưu đãi khác cho khách hàng khi sử dụng thẻ Zero Interest Rate sẽ được hưởng 0% lãi suất thẻ tín dụng trọn đời với hạn mức lên đến 600 triệu đồng.

Hay như NCB (HNX: NVB) đang dành sự ưu ái đặc biệt cho phái nữ khi sử dụng thẻ tín dụng NCB Visa Woman, khách hàng nữ sẽ không phải tốn phí thường niên và có thể sử dụng hạn mức lên đến 500 triệu đồng.

Cũng có thể thấy, mức phí thường niên mà Sacombank (HOSE: STB) đang áp dụng mức phí khá dễ chịu cho người dùng khi con số này chỉ dao động từ 200,000 đồng – 299,000 đồng/năm ở các hạng thẻ.

Lãi suất trên thẻ tín dụng

Một điểm đáng lưu ý khi sử dụng thẻ tín dụng là mức lãi suất mà khách hàng phải trả khi sử dụng vì thực chất, thẻ tín dụng là hình thức thanh toán trước trả tiền sau. Do đó, thẻ tín dụng có lãi suất tương đương lãi suất vay thông thường, nhưng sẽ được miễn lãi suất 45 – 55 ngày và nếu trả đủ trong thời gian này sẽ không bị tính lãi suất.

Đa phần, các ngân hàng công bố lãi suất thẻ tín dụng ở mức 18% - 29%/năm. Theo đó, để tránh bị tính lãi suất thẻ tín dụng, khách hàng cần thanh toán ngay khoản tiền vừa giao dịch càng sớm càng tốt. Bởi vì những giao dịch đó sẽ bị tính lãi do khách hàng chưa (hoặc có khả năng) không trả hết tiền nợ khi đến hạn và như vậy, khách hàng sẽ bị mất quyền lợi miễn lãi từ 45 – 55 ngày.

Phí phạt chậm thanh toán

Trên sao kê hàng tháng gửi khách hàng luôn có thông tin về tổng số tiền khách hàng chi tiêu trong chu kỳ thanh toán, số tiền thanh toán tối thiểu và ngày đến hạn thanh toán. Ngày đến hạn là ngày cuối cùng khách hàng phải thanh toán cho ngân hàng ít nhất số tiền tối thiểu. Nếu khách hàng không trả được đầy đủ tiền chi tiêu, thì phải trả ít nhất là khoản tối thiểu này. Nếu không khách hàng sẽ bị phạt vì chậm trả nợ với mức phí phổ biến từ 3% - 6% số tiền chưa thanh toán tối thiểu.

Phí rút tiền mặt

Nếu việc mua sắm của khách hàng bắt buộc phải sử dụng tiền mặt thì việc rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng cũng được đáp ứng một cách dễ dàng tại ATM.

Nhưng dĩ nhiên, để rút được tiền thì khách hàng phải chấp nhận lãi suất và mức phí “khá chát” dao động từ 3 – 4.4%/số tiền giao dịch, có giá trị tối thiểu từ 50,000 đồng - 110,000 đồng.

Phí chuyển đổi ngoại tệ

Đối với việc sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán cho các giao dịch bằng ngoại tệ tại nước ngoài, số ngoại tệ này sẽ được chuyển đổi và thể hiện bằng tiền VND trên bảng sao kê và vì vậy, khách hàng phải trả thêm phí chuyển đổi ngoại tệ và phí xử lý chuyển đổi ngoại tệ.

Mức phí chuyển đổi ngoại tệ dao động từ 1 - 3%/số tiền giao dịch và phí xử lý chuyển đổi ngoại tệ từ 0.8% - 2.97%/số tiền giao dịch.

Phí thay đổi hạn mức tín dụng

Khi khách hàng được tăng hoặc giảm hạn mức thẻ tín dụng, nhiều ngân hàng sẽ tính phí thay đổi và xác nhận hạn mức thẻ tín dụng từ 50,000 đồng – 200,000 đồng/lần.

Trong số những ngân hàng công bố phí thay đổi hạn mức tín dụng, hiện chỉ có Sacombank, VPBank và SeABank không thu loại phí này cho khách hàng của mình.

Phí vượt hạn mức tín dụng

Ngân hàng cho phép người dùng sử dụng quá hạn mức cho phép với điều kiện là sẽ phải đóng khoản phí vượt hạn mức tín dụng trên phần tiền vượt. Tuỳ theo mỗi ngân hàng quy định, mức phí này có thể được quy định một mức cụ thể, hay được tính phần trăm trên số tiền vượt hạn mức tín dụng.

Mức phí này có thể từ 3% - 15%/năm/số tiền vượt hạn mức.

Các loại phí khác

Với rất nhiều các loại phí mà người dùng phải chịu khi sở hữu một chiếc thẻ tín dụng, tuy nhiên cũng không thể phủ nhận những lợi ích mà thẻ tín dụng mang lại. Điều quan trọng ở đây là người dùng nên hết sức cân nhắc mức chi tiêu trong tầm kiểm soát và khả năng của mình, để việc sở hữu một chiếc thẻ tín dụng không trở thành gánh nặng và áp lực cho chính bản thân mình.

Ái Minh

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (4)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Giá USD suy yếu

Tuần qua (04-06/09/2024), giá USD lao dốc trên thị trường quốc tế sau khi dữ liệu việc làm trái chiều của Mỹ đã làm tăng nghi ngờ về quy mô hạ lãi suất từ Cục Dự...

Tăng trưởng tín dụng năm 2024 liệu có đạt mục tiêu 15%?

Ngày 07/09, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú đã có những nhận định về khả năng hoàn thành...

Giá USD ngân hàng và tự do đồng loạt giảm sâu

Giá mua bán đôla Mỹ trên thị trường chính thức và chợ đen sáng nay tiếp tục giảm sâu hơn 100 đồng một USD.

Nới lỏng thêm chính sách tiền tệ để thúc đẩy tăng trưởng?

Đang có những động thái cho thấy chính sách tiền tệ được nới lỏng hơn nhằm hỗ trợ tăng trưởng trong những tháng cuối năm. Vì sao lại vào thời điểm này và đó là...

Mừng sinh nhật 29 năm, NCB tung quà tặng hấp dẫn tri ân khách hàng

Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) vừa triển khai chương trình ưu đãi lớn tri ân khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp nhân dịp kỷ niệm 29 năm thành lập ngân...

Dư nợ tín dụng bất động sản tại TPHCM tiếp tục tăng trưởng

Ông Nguyễn Đức Lệnh - Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TPHCM cho biết, dư nợ tín dụng bất động sản tại địa bàn TPHCM tiếp tục duy trì tốc độ tăng...

ADB lần thứ hai liên tiếp vinh danh HDBank là ‘Ngân hàng đối tác hàng đầu tại Việt Nam’, mở rộng mạnh mẽ hợp tác trong tài trợ thương mại

Lần thứ hai liên tiếp nhận giải thưởng ‘Ngân hàng đối tác hàng đầu tại Việt Nam’ từ ADB, HDBank một lần nữa khẳng định năng lực quản lý rủi ro, sự minh bạch và hiệu...

Sacombank phát hành chứng chỉ tiền gửi dài hạn lãi suất 7.1%/năm 

Từ ngày 05/09/2024, Sacombank phát hành 5,000 tỷ đồng Chứng chỉ tiền gửi dài hạn có ghi danh với lãi suất hấp dẫn dành cho Khách hàng cá nhân và tổ chức, thêm một...

SeABank liên tục tăng hạng trong bảng xếp hạng “Top 1000 Ngân hàng thế giới”

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) năm thứ 3 liên tiếp nằm trong bảng xếp hạng “Top 1000 Ngân hàng thế giới 2024” (Top 1000 World Banks 2024) do Tạp chí...

Sửa đổi Thông tư về phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước

Tổ chức tín dụng phải thực hiện mua tín phiếu Ngân hàng Nhà nước phát hành theo phương thức bắt buộc theo Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98