POW – Mua giá nào là hợp lý?

06/06/2019 09:07
06-06-2019 09:07:48+07:00

Kỳ 2

POW – Mua giá nào là hợp lý?

POW chiếm thị phần đáng kể trong thị trường phát điện tại Việt Nam và vẫn còn tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, các mô hình định giá đang cho thấy khả năng tăng trưởng mạnh trong tương lai gần là không cao.

Kỳ 1: Vì sao chưa vượt đỉnh cũ?

Chứng khoán cơ bản - Định hướng đúng, đầu tư thành công

Học phân tích kỹ thuật với những chuyên gia hàng đầu

Nợ kiểm soát ở mức chấp nhận được

Nợ phải trả chiếm 53.86% cơ cấu nguồn vốn của POW. Trong đó, các khoản vay và nợ thuê tài chính dài hạn chiếm phần lớn. Các khoản vay lớn của POW đến từ Ngân hàng HSBC, Ngân hàng Citibank, Ngân hàng Credit Agricole Corporation and Investment, Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam…

Nguồn: VietstockFinance

Do nhu cầu đầu tư các dự án Nhơn Trạch 3, Nhơn Trạch 4 và Luang Prabang nên giới phân tích dự kiến nợ vay của POW sẽ khó giảm trong thời gian tới.

So với mặt bằng chung của các quốc gia trong khu vực, DER của POW nằm ở mức trung bình (khoảng 74.06%). Một số doanh nghiệp phát điện ở Ấn Độ (Tata Power Co Ltd, Power Grid Corporation of India Ltd…) hay Trung Quốc (Huaneng Power International Inc, GD Power Development Co Ltd…) có DER rất cao.

Định giá cổ phiếu

Người viết sử dụng các doanh nghiệp cùng ngành trên thế giới có mức vốn hóa thị trường gần bằng hoặc lớn hơn POW để làm cơ sở tính giá trị hợp lý của cổ phiếu.

Để đảm bảo tính phù hợp, các doanh nghiệp được chọn chủ yếu nằm trong khu vực Châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan…).

P/E và P/B của nhóm cổ phiếu cùng ngành lần lượt là 21.17 và 1.31. Kết quả định giá tổng hợp cho thấy giá trị hợp lý của cổ phiếu POW là 18,094. Vùng mua hấp dẫn theo kết quả định giá là 13,500-15,000 (chiết khấu khoảng 15%-25%).

Chiến lược đầu tư

Biến động của POW kể từ khi bắt đầu giao dịch đến nay (tính cả giai đoạn giao dịch trên UPCoM) được giới phân tích kỹ thuật đánh giá là khá giống với đồ thị hình sin với cận trên là vùng 17,000-18,000 và cận dưới là vùng 13,000-14,000.

Chu kỳ T trong trường hợp này có độ dài thời gian tầm 5-6 tháng. Riêng giai đoạn tháng 07/2018 thì giá có đi hơi quá cận dưới một chút. Đây là điều thường gặp khi phân tích đồ thị giá cổ phiếu trong thị trường thực tế.

Trục trung tâm trong trường hợp trên là vùng 15,000-15,500. Đây có thể coi là ngưỡng khá quan trọng để nhận biết xem giá POW đang trong trạng thái tích cực hay tiêu cực.

Minh họa về đồ thị hình sin

Hiện tại, giá của POW đang trong quá trình phục hồi sau khi test thành công đáy cũ tháng 10/2018 (tương đương vùng 13,000-14,000). Đây được đánh giá là hỗ trợ quan trọng trong thời gian tới. Độ tin cậy của vùng này khá cao với nhiều lần test thành công trong quá khứ và khối lượng tích lũy lớn.

Khối lượng giao dịch khá yếu và thường xuyên nằm dưới trung bình 20 phiên trong các phiên gần đây nên dự kiến giá sẽ khó bứt phá bất ngờ (thrust up) trong những tuần tới.

Vùng 17,500-18,500 được đánh giá là kháng cự mạnh của POW trong thời gian tới. Đây là đỉnh cũ tháng 03/2018 và tháng 02/2019. Với khối lượng tích lũy rất lớn và thời gian tồn tại lâu, độ tin cậy và sự vững chắc của vùng này rất cao.

Việc mua vào khi giá POW về lại vùng 13,500-15,000 đang được ủng hộ. Nhà đầu tư nên sử dụng chiến lược mua vào từ từ để phòng ngừa rủi ro.

Nguồn: VietstockUpdater

Bộ phận Phân tích Doanh nghiệp, Phòng Tư vấn Vietstock

FiLi





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

DHG - Sẵn sàng cho chu kỳ tăng trưởng mới (Kỳ 1)

Ngành dược Việt Nam dự kiến sẽ có sự tăng trưởng mạnh trong thời gian tới. CTCP Dược Hậu Giang (HOSE: DHG) là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu...

VHC - Các tín hiệu tích cực đã xuất hiện (Kỳ 2)

Những tín hiệu khả quan ở các thị trường tiêu thụ đang mở ra kỳ vọng phục hồi kết quả kinh doanh cho VHC. Cùng với các kế hoạch mở rộng dự án đầu tư và nền tảng...

VHC - Các tín hiệu tích cực đã xuất hiện (Kỳ 1)

CTCP Vĩnh Hoàn (HOSE: VHC) là doanh nghiệp dẫn đầu ngành cá tra về nuôi trồng, sản xuất và xuất khẩu. Sau một năm 2023 đầy biến động và thử thách, ngành xuất khẩu...

QNS - Tăng trưởng bền vững, bất chấp khó khăn (Kỳ 2)

CTCP Đường Quảng Ngãi (UPCoM: QNS) là doanh nghiệp có cấu trúc tài chính lành mạnh và duy trì chính sách trả cổ tức tiền mặt đều đặn, QNS là cổ phiếu đáng chú ý...

BCM - Còn nhiều dư địa tăng trưởng (Kỳ 2)

Với làn sóng FDI đổ vào Việt Nam kể từ đầu năm 2024, BCM liên tục phát triển mở rộng các dự án khu công nghiệp (KCN) để đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của nhà...

QNS - Tăng trưởng bền vững, bất chấp khó khăn (Kỳ 1)

CTCP Đường Quảng Ngãi (UPCoM: QNS) là doanh nghiệp đứng đầu thị trường sữa đậu nành Việt Nam và là nhà sản xuất đường lớn thứ hai cả nước với mức tăng trưởng...

BCM - Còn nhiều dư địa tăng trưởng (Kỳ 1)

Với lĩnh vực kinh doanh cốt lõi là phát triển bất động sản khu công nghiệp, Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp - CTCP (HOSE: BCM) là một trong những công...

GDT - Sóng gió đã trôi qua (Kỳ 2)

CTCP Chế biến Gỗ Đức Thành (HOSE: GDT) có rủi ro tài chính ở mức thấp và giá cổ phiếu đang khá hấp dẫn so với kết quả từ mô hình định giá.

DHC - Tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn

Công ty Cổ phần Đông Hải Bến Tre (DHC) là một "ông lớn" trong ngành sản xuất giấy công nghiệp tại Việt Nam. Khả năng tăng trưởng dài hạn với dự án xây dựng nhà máy...

GDT - Cửa sáng cho ngành gỗ năm 2024 (Kỳ 1)

Xuất khẩu ngành gỗ Việt Nam nửa đầu năm 2024 đón nhận những tín hiệu tích cực khi các thị trường xuất khẩu chính đều tăng trưởng. Trong đó, CTCP Chế biến Gỗ Đức...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98