Tại sao Fed sẽ không giảm lãi suất tại cuộc họp tháng 6/2019?

17/06/2019 10:56
17-06-2019 10:56:17+07:00

Tại sao Fed sẽ không giảm lãi suất tại cuộc họp tháng 6/2019?

Khi nhiều người tin rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ hạ lãi suất trong năm nay, Fed đối mặt với một câu hỏi khá bức xúc: Tại sao phải đợi chờ?

Tại thời điểm này, thị trường cho rằng sẽ có ít nhất vài lần giảm lãi suất trong năm nay, có lẽ là 3 đợt. Mặc dù Ủy ban Thị trường Mở Liên bang Mỹ (FOMC) họp mặt vào tuần tới, nhưng nhà đầu tư đừng quá hy vọng Fed sẽ hạ lãi suất tại cuộc họp tháng này.

* Phải chăng lãi suất toàn cầu đã đạt đỉnh?

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Jerome Powell

Theo những nhà quan sát Fed có ba lý do khiến Fed không giảm lãi suất tại cuộc họp lần này: Hội nghị thượng đỉnh G20, tại đó Mỹ và Trung Quốc có thể tiến tới một thỏa thuận thương mại; mong muốn không bị nhà đầu tư xem là bị ảnh hưởng quá nhiều bởi thị trường tài chính và chỉ trích của Tổng thống Mỹ Donald Trump; và mong muốn tránh làm đợt nâng lãi suất tháng 12/2018 trông như một sai lầm chính sách.

“Họ không muốn bị xem là cúi đầu hạ mình trước bất kỳ áp lực nào, có thể là áp lực từ Nhà Trắng hay từ thị tường”, Lindsey Piegza, Chuyên gia kinh tế trưởng tại Stifel, nhận định. “Fed sẽ xem xét tới dữ liệu, họ sẽ xem xét tới mô hình của họ đang nói gì. Đối với họ, thị trường nói gì chẳng quan trọng”.

“Khó mà tin Fed sẽ không hạ lãi suất trong năm nay”

Dù vậy, Phố Wall vẫn háo hức chờ đợi 1 đợt hạ lãi suất.

Vào chiều ngày thứ Sáu (14/06), các hợp đồng tương lai cho thấy có xác suất 21% Fed sẽ hạ lãi suất tại cuộc họp ngày 18-19/06/2019, giảm từ mức 30% trước đó vì dữ liệu kinh tế mạnh hơn dự báo. Xác suất hạ lãi suất trong tháng 7/2019 vẫn ở mức 85%, trong khi thị trường ấn định xác suất 61% Fed sẽ hạ lãi suất 3 lần trong năm nay.

Theo Chủ tịch Fed Jerome Powell và các đồng nghiệp tại Fed, họ chưa dự báo hạ lãi suất trong năm nay. Điều này có thể thay đổi khi các thành viên FOMC nộp dự báo kinh tế của họ tại cuộc họp ngày 18-19/06/2019 – bao gồm cả biểu đồ “dot-plot” thể hiện kỳ vọng của các thành viên về lãi suất trong vài năm tới.

“Tôi chẳng thể tưởng tượng được họ sẽ làm gì với biểu đồ dot-plot nữa”, Jeffrey Gundlach, Sáng lập viên của DoubleLine Capital, cho biết trong ngày thứ Năm (13/06). Ông lưu ý đến sự “khác biệt rõ rệt” giữa dự báo của thị trường và Fed, đồng thời nói thêm “khó mà tin Fed sẽ không hạ lãi suất lần nào trong năm nay”.

Trong tháng 5/2019, ông Gundlach khuyến nghị giao dịch quyền chọn kiểu straddle (đồng thời mua hoặc đồng thời bán) – vốn hưởng lợi từ sự biến động trong lãi suất. Giao dịch quyền chọn dạng này gần đây đã mang về tỷ suất sinh lợi 22%.

Các quan chức Fed không chỉ chịu áp lực mạnh mẽ từ các thị trường mà còn là từ Tổng thống Mỹ. Ông Trump đã liên tục chỉ trích Fed, gần đây nhất là lặp lại yêu cầu hạ lãi suất và nói rằng ông không hài lòng với những gì ông Powell đã thực hiện với tư cách là chủ tịch Fed.

Ông Trump và một số thành phần tham gia thị trường xem đợt nâng lãi suất tháng 12/2018 - lần thứ tư trong năm - là một sai lầm chính sách. Động thái này diễn ra giữa lúc xảy ra một vài sự thay đổi và những bước đi sai lầm, qua đó khiến Powell và các quan chức khác thay đổi tuyên bố công khai của họ để trấn an nhà đầu tư.

“Can thiệp qua lời nói”

Từ tháng 10/2018 đến tháng 3/2019, Fed đã đi từ quan điểm “còn cách xa so với mức lãi suất trung lập” với việc giảm bớt số dư trên bảng cân đối kế toán đang trong “chế độ tự lái” (autopilot) (đều là từ ngữ của ông Powell) và sau đó chuyển sang để áp dụng lập trường “kiên nhẫn” đối với chính sách và cuối cùng đưa ra thời gian biểu để kết thúc chương trình cắt giảm số dư trên bảng cân đối kế toán vào tháng 9/2019. Các quan chức cũng hạ dự báo nâng lãi suất từ hai đợt xuống không còn đợt nào, và hiện đang ở trong tình trạng phải truyền đạt khả năng cắt giảm lãi suất.

Quincy Krosby, Chiến lược gia thị trường tại Prudential Financial, cho biết: “Đây là sự chuyển đổi khó khăn đối với Fed tại thời điểm này, từ hai lần tăng lãi suất trong năm nay sang tạm dừng và hiện đang tiến gần hơn tới việc cắt giảm lãi suất”.

Krosby chỉ ra hai sự kiện quan trọng gần đây đã báo hiệu một sự thay đổi khác trong chính sách: Nhận xét từ ông Powell và Phó Chủ tịch Fed Richard Clarida trước đó trong tháng 6/2019 đã đặt nền tảng cho những đợt giảm lãi suất tiềm năng. Trong trường hợp Powell, đó là một cam kết hành động phù hợp để duy trì chuỗi tăng trưởng của nền kinh tế, trong khi đối với Clarida, đó là một lời hứa điều chỉnh chính sách để giữ nền kinh tế ở trạng thái tốt.

“Bạn không thể loại bỏ các ý kiến từ ông Powell và ông Clarida. Đó là hai nhận định cộng hưởng với nhau. Họ đang đặt nền móng cho các đợt giảm lãi suất. Đó là những gì Fed làm”, Fed Krosby nói. “Đây là một sự can thiệp bằng lời nói và họ thậm chí còn chưa làm bất cứ điều gì. Vậy mà thị trường đã phản ứng”.

Thật vậy, chứng khoán đã tăng trưởng mạnh trong thời gian gần đây, với chỉ số Dow Jones tăng hơn 5% trong tháng 6/2019 sau một tháng 5 tàn khốc. Đà tăng của thị trường cổ phiếu giúp Fed có thể thoải mái nếu họ quyết định không hạ lãi suất trong tháng này.

Nhưng nếu đà tăng trên thị trường giữ vững, đồng thời Mỹ và Trung Quốc tiến tới một hiệp định thương mại, thì ít nhất điều này có thể làm giảm kỳ vọng về các đợt giảm lãi suất.

Tom Porcelli, Chuyên gia kinh tế trưởng tại RBC, cho biết kết quả cuộc khảo sát khách hàng cho thấy rằng nếu có một thỏa thuận thương mại, 85% khách hàng sẽ không phản ứng tiêu cực nếu như Fed không hạ lãi suất vào tháng 7/2019.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FiLi







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thị trường bất động sản của Mỹ gặp khó khăn do lãi suất và giá nhà cao

Doanh số bán nhà đã qua sở hữu, chiếm phần lớn doanh số bán nhà của Mỹ, đã giảm 4,3% trong tháng 3/2024, xuống mức 4,19 triệu căn.

Phố Wall lo Fed không giảm lãi suất trong năm 2024

Phố Wall đang nghĩ đến kịch bản Fed không giảm lãi suất trong năm 2024.

Cục Dự trữ Liên bang: Kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng nhẹ ở mức đồng đều

Theo mô hình GDPNow của Fed chi nhánh tại Atlanta, kinh tế Mỹ được dự báo sẽ tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng hằng năm ở mức 2,9% trong quý 1 năm 2024, sau khi tăng...

IMF: Thâm hụt tài khóa của Mỹ có thể gây rủi ro cho kinh tế toàn cầu

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), gánh nặng nợ của chính phủ Mỹ tạo ra nguy cơ ngắn hạn cho quá trình giảm lạm phát cũng như sự ổn định về tài chính về dài hạn cho...

IMF: Đà tăng của giá dầu có thể làm chệch hướng kinh tế thế giới

IMF kỳ vọng kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,2% trong năm nay và năm tới, tuy nhiên tình trạng gián đoạn trên thị trường dầu mỏ có thể là một trong những nhân tố...

Cục Dự trữ liên bang Mỹ phát tín hiệu trì hoãn cắt giảm lãi suất

Theo Chủ tịch Fed, những dữ liệu gần đây không tạo cho Fed sự tin tưởng đủ lớn để cắt giảm lãi suất, mà trái lại nó cho thấy phải mất nhiều thời gian để đạt được...

Chủ tịch ECB: NHTW sẽ sớm hạ lãi suất

Trong ngày 16/04, Chủ tịch Christine Lagarde nhận định Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể cắt giảm lãi suất trong thời gian tới, nếu không có thêm bất kỳ cú...

Trung Quốc có thể cần chi 2.100 tỉ đô la để hồi sinh thị trường nhà ở

Thị trường nhà ở Trung Quốc có thể suy yếu hơn nữa khi những nỗ lực vực dậy lĩnh vực này chưa đủ mạnh để ngăn chặn cơn suy thoái kéo dài 3 năm qua. Theo ngân hàng...

Tesla sẽ cắt giảm ít nhất 14,000 nhân sự trên toàn cầu

Tesla sẽ cắt giảm hơn 10% lực lượng lao động toàn cầu, tương đương ít nhất 14,000 việc làm, do nhu cầu về xe điện toàn cầu giảm và cuộc chiến giá cả khốc liệt đã...

GDP Trung Quốc tăng trưởng 5.3% trong quý 1, vượt kỳ vọng

Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh hơn dự báo trong quý 1/2024, theo dữ liệu công bố vào ngày 16/04.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98