Tân Hoa Xã: Mỹ sẽ chịu cảnh đơn độc về thương mại

01/06/2019 13:17
01-06-2019 13:17:24+07:00

Tân Hoa Xã: Mỹ sẽ chịu cảnh đơn độc về thương mại

Sau động thái áp thuế mới lên hàng hóa Mexico, truyền thông Nhà nước Trung Quốc cho biết, Mỹ đang “bắt nạt những nước khác để bảo vệ lợi ích của chính mình” và rồi sẽ “đơn độc” trong hệ thống thương mại toàn cầu.

“Washington dần quen với việc lạm dụng chức danh siêu cường thế giới và bắt nạt những quốc gia khác để bảo vệ quyền lợi của chính họ… Sống trong thế giới toàn cầu hóa, mọi quốc gia cần phải hợp tác với nước khác để tồn tại và phát triển thịnh vượng. Thế nhưng, chẳng ai muốn một đối tác quá ngạo mạn, độc đoán và thất thường”, Tân Hoa Xã cho biết trong bài bình luận với tựa đề “Forcing ‘America First’ on others will lead to ‘America Alone” (tạm dịch: Cưỡng ép chính sách “Nước Mỹ trước tiên” lên các quốc gia khác sẽ dẫn tới “Nước Mỹ đơn độc”).

Tân Hoa Xã đưa ra bình luận trên sau khi ông Trump tuyên bố áp thêm thuế 5% lên toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ Mexico trong ngày thứ Năm (30/05) để ngăn chặn nhập cư bất hợp pháp. Đây là động thái quá bất ngờ khi Mỹ vừa khởi động quá trình thông qua Thỏa thuận Mỹ-Mexico-Canada (USMCA) tại Quốc hội.

Hàng rào thuế quan mới như “đổ thêm dầu vào lửa” trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, khi động thái này làm giảm độ tin cậy của ông Trump – vốn là điều Trung Quốc đang lo ngại.

Tân Hoa Xã cho biết: “Mỹ đang kiên quyết thực hiện động thái cô lập bản thân khi khởi động chiến tranh thương mại với nhiều đối tác thương mại lớn và chà đạp lên tinh thần thương mại tự do (vốn được chấp nhận rộng rãi) và hệ thống thương mại toàn cầu hiện tại. Kết quả là đà hồi phục kinh tế toàn cầu đang gặp nguy”.

“Trong một thế giới có ít đối tác và đồng đội, Mỹ rồi sẽ trở thành vị vua đơn độc như trong câu chuyện ‘The Little Prince’ (vị Hoàng tử Bé nhỏ)”, Tân Hoa Xã cho biết.

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung leo thang căng thẳng trong tháng này, sau khi hai bên áp hàng rào thuế quan mới lên hàng hóa của nhau. Ngoài ra, Mỹ và Trung Quốc cũng buông lời đe dọa, trong đó Trung Quốc đã ngừng mua đậu nành từ Mỹ và hứa sẽ cắt nguồn cung đất hiếm với Mỹ. Trong khi đó, Mỹ đã thêm ông lớn viễn thông Trung Quốc Huawei vào danh sách đen, theo đó cấm các công ty Mỹ làm ăn với Huawei.

Trung Quốc cho biết, họ sẽ lập một danh sách thực thể “không đáng tin cậy” mà họ cho là sẽ gây thiệt hại tới lợi ích của các công ty nội địa, một lệnh có khả năng tác động tới hàng ngàn doanh nghiệp nước ngoài. Động thái này được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang sau khi Mỹ thêm Huawei Technologies vào danh sách đen về xuất khẩu.

Cụ thể, Trung Quốc sẽ thiết lập một cơ chế để thêm các công ty, tổ chức và cá nhân nước ngoài không tuân thủ theo luật thị trường, vi phạm hợp đồng và ngăn chặn, cắt đứt nguồn cung vì lý do phi thương mại hoặc gây thiệt hại trầm trọng tới lợi ích hợp pháp của các công ty Trung Quốc, phát ngôn viên của Bộ Thương mại Trung Quốc Gao Feng cho biết. Thông tin chi tiết về danh sách chưa được tung ra và sẽ sớm được công bố.

Chính quyền Mỹ đã thêm Huawei vào danh sách đen, tức cấm các công ty Mỹ bán linh kiện và phần mềm từ Mỹ cho Huawei và cũng cấm Huawei bán thiết bị cho các công ty Mỹ. Điều này có khả năng khiến một trong những công ty toàn cầu thành công nhất của Trung Quốc “gục ngã”. Động thái này đã mở rộng phạm vi xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc trong lúc các cuộc đàm phán giữa hai bên bị chững lại.

Lời lẽ không mấy rõ ràng trên mở ra cánh cửa để Bắc Kinh nhắm tới những ông lớn trong ngành công nghệ toàn cầu – từ những gã khổng lồ của Mỹ như Google của Alphabet, Qualcomm và Intel cho tới những nhà cung ứng bên ngoài nước Mỹ, vốn đã cắt đứt quan hệ với Huawei. Danh sách này còn có thể thêm nhiều ông lớn khác, từ Toshiba của Nhật Bản cho tới nhà thiết kế chip điện tử Arm của Anh.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FiLi







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Giá nhà ở Mỹ tăng tháng thứ 8 liên tiếp, đạt mức cao kỷ lục mới trong tháng Chín

Giá nhà ở tại Mỹ đã tăng 0,7% trong tháng Chín so với tháng Tám trong bối cảnh lượng tồn kho thấp lịch sử tiếp tục đẩy giá nhà lên cao, ngay cả khi lãi suất thế...

Việc đồng USD giảm giá tác động như thế nào đến kinh tế thế giới?

Đối với các quốc gia phụ thuộc vào hàng hóa nhập khẩu, đồng USD yếu hơn có nghĩa là họ phải trả ít hơn cho những mặt hàng thiết yếu. Điều này có thể giúp giảm lạm...

Chỉ số lạm phát yêu thích của Fed tăng khớp với dự báo, Fed sẽ tiếp tục giữ nguyên lãi suất?

Chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân lõi (PCE lõi) - thước đo lạm phát yêu thích của Fed - tăng khớp với dự báo của các chuyên gia trong tháng 10/2023, qua đó mang lại...

Vì sao nông dân Trung Quốc buộc phải để rau củ thối hỏng trên ruộng?

Theo một bản tin địa phương và video đăng trên mạng xã hội, nông dân Trung Quốc ở một số tỉnh đang buộc phải để rau củ thối rữa ngay trên đồng ruộng, do nhu cầu yếu...

Động thái của Jack Ma sau khi Alibaba hủy kế hoạch chia tách

Trong một bản ghi nội bộ, tỷ phú Jack Ma đã kêu gọi Alibaba Group Holding điều chỉnh lộ trình, thực hiện các thay đổi cơ bản trên quy mô toàn công ty mà ông đồng...

Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc tiếp tục giữ nguyên lãi suất cơ bản

Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc dự đoán nước này sẽ tăng trưởng 1,4% nhưng cho đến thời điểm này vẫn chưa rõ liệu Hàn Quốc có đạt được mục tiêu hay không khi đối mặt...

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger qua đời ở tuổi 100

Ông Henry Kissinger đã qua đời tại nhà riêng ở bang Connecticut ngày 29/11 (giờ Mỹ) và hưởng thọ 100 tuổi, Reuters đưa tin.

IMF: Kịch bản rủi ro khí hậu cần cập nhật các yếu tố bất định

Theo IMF, nhiều chính phủ đã ưu tiên phục hồi sau đại dịch COVID-19 hơn các mục tiêu giảm phát thải carbon, trong khi cuộc xung đột ở Ukraine cũng đang gây ra tình...

GDP Mỹ tăng trưởng 5.2% trong quý 3/2023

Nền kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh hơn dự báo trong quý 3/2023 nhờ doanh nghiệp mạnh tay đầu tư và Chính phủ tăng cường chi tiêu.

Thiên tài đầu cơ Bill Ackman: “Fed có thể giảm lãi suất ngay trong quý 1/2024”

Bill Ackman tin rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ giảm lãi suất sớm hơn dự báo của thị trường vì kinh tế Mỹ đã có dấu hiệu suy yếu.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98