Trả lương tối thiểu: Khó xác định “khả năng chi trả của doanh nghiệp”

20/06/2019 21:29
20-06-2019 21:29:12+07:00

Trả lương tối thiểu: Khó xác định “khả năng chi trả của doanh nghiệp”

Một trong những căn cứ mới để xác định tiền lương tối thiểu trong dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi là dựa vào khả năng chi trả của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây là một yếu tố rất khó xác định và mang tính đơn lẻ của doanh nghiệp…

Hội thảo nhận được nhiều khuyến nghị liên quan đến lương tối thiểu vùng. Ảnh: Mạnh Dũng

Đó là thông tin tại hội thảo tham vấn và chia sẻ các khuyến nghị đối với dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi do Trung tâm Phát triển và Hội nhập, Mạng lưới hành động vì lao động di cư và các đối tác tổ chức ngày 20/6 tại Hà Nội.

Trong đó, nội dung nhận được nhiều khuyến nghị của các đại biểu tại hội thảo là chính sách liên quan đến tiền lương, nhất là lương tối thiểu vùng.

Lương tối thiểu thấp là nguyên nhân dẫn đến đình công

Điều 91 Bộ luật Lao động hiện hành quy định mức lương tối thiểu là mức thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn trong điều kiện lao động bình thường.

Tiền lương tối thiểu được xác định và điều chỉnh theo các căn cứ và yếu tố như: mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa lương tối thiểu và mức lương phổ biến trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung cầu, năng suất lao động và khả năng chi trả của doanh nghiệp.

Theo đánh giá của các đại biểu, Bộ luật Lao động 2012 đã rất tiến bộ khi đưa nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ vào định nghĩa lương tối thiểu, nhưng dự thảo hiện nay đã loại bỏ yếu tố này trong điều 91 nhưng đưa vào điều 92 và chuyển thành căn cứ để xác định tiền lương tối thiểu.

Việc sửa đổi này đã làm giảm mức độ bảo vệ người lao động, và không đảm bảo ưu tiên mức lương tối thiểu phải đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu của bản thân và gia đình họ như tinh thần của Nghị quyết số 27/NQ-TW.

Thực tế, với phương thức tính tiền lương tối thiểu như hiện nay mới chỉ đáp ứng trên 95% nhu cầu sống tối thiểu của người lao động, do đó người lao động buộc phải làm thêm giờ để trang trải các nhu cầu cơ bản của mình.

Trong khi đó, mức lương tối thiểu có thể được hầu hết các doanh nghiệp sử dụng trong việc đàm phán đơn hàng, đặc biệt ở các doanh nghiệp thâm dụng lớn lao đông như may mặc, điện tử, giày da thì việc chi trả lương cho người lao động luôn bằng hoặc không tăng đáng kể so với mức lương tối thiểu.

Lương tối thiểu không đảm bảo cuộc sống cũng là nguyên nhân chính dẫn đến các cuộc đình công. Đáng chú ý, ngành dệt may và da giày là hai ngành có mức lương thấp nhất, đồng thời cũng có tỷ lệ đình công cao nhất. Chỉ tính riêng trong năm 2018, ngành dệt may có 84 cuộc đình công, chiếm đến 39%, ngành da giày có 44 cuộc đình công, chiếm gần 21% tổng số cuộc đình công trên cả nước.

Xem xét lại các yếu tố xác định lương tối thiểu

Với bối cảnh thực tế của Việt Nam hiện nay, theo các đại biểu, vì mức lương tối thiểu không đủ đáp ứng nhu cầu của người lao động dẫn đến chủ doanh nghiệp sử dụng làm thêm giờ như một công cụ để ép buộc người lao động làm thêm.

Việc này đã dẫn đến các doanh nghiệp Việt Nam vi phạm Công ước 105 của Tổ chức Lao động quốc tế về xóa bỏ lao động cưỡng bức, cũng như các cam kết của Việt Nam trong một số hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như EVFTA và CPTPP.

Như vậy, theo các đại biểu, nguyên tắc xác định mức lương tối thiểu vùng phải dựa trên nhu cầu sống tối thiểu của người lao động. Thêm vào đó, xu hướng của thế giới đang đẩy mạnh việc tăng lương giảm giờ làm, những tiêu chuẩn của khách hàng cũng đã yêu cầu các nhà sản xuất của Việt Nam phải đáp ứng mức lương đủ sống.

Gần đây, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng Việt Nam phải thay đổi chiến lược thu hút đầu tư, chuyển từ thu hút bằng lao động giá rẻ sang các giá trị khác như: chất lượng lao động, nền chính trị ổn định, thủ tục hành chính, cơ sở hạ tầng…

Hơn hết, cần xem xét lại các yếu tố, căn cứ xác định mức lương tối thiểu vùng thật rõ ràng, để các bên, nhất là người lao động có thể tiếp cận và đo đếm được. Riêng đối với yếu tố khả năng chi trả của doanh nghiệp, các đại biểu cho rằng là rất khó xác định và mang yếu tố đơn lẻ của doanh nghiệp. Do đó, nếu sử dụng yếu tố này cần làm rõ khái niệm "khả năng chi trả của doanh nghiệp" hoặc căn cứ để có cơ chế giám sát.

Nhật Dương

VNECONOMY





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý 1/2024 đạt hơn 1.537 triệu tỷ đồng

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính chung quý 1/2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8.2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó:...

Thủ tướng: Nỗ lực thực hiện '6 hơn' trong triển khai các dự án trọng điểm GTVT

Ngày 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ...

Trong quý 1/2024, số DN tạm ngừng kinh doanh nhiều hơn 14.1 ngàn so với số DN đăng ký thành lập mới

Theo Báo cáo của Tổng cục Thống kê, so sánh giữa số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động với số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, trong...

Du lịch hàng không đón tin vui: Lượng du khách quốc tế đến Việt Nam đã vượt mức trước dịch

Lượng khách quốc tế đổ về Việt Nam đã vượt mốc trước đại dịch COVID-19, đạt hơn 4.6 triệu lượt người trong quý 1/2024.

Việt Nam xuất siêu 8.08 tỷ USD trong quý 1/2024 nhưng chủ yếu đến từ doanh nghiệp FDI

Trong tháng 3, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 65,09 tỷ USD, tăng 35.6% so với tháng trước và tăng 12% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý...

Hơn 80% doanh nghiệp sản xuất kỳ vọng quý 2 sẽ ổn định hoặc tốt hơn quý 1

Dữ liệu mới công bố mang lại cái nhìn tích cực hơn về nền kinh tế trong quý 2/2024. Theo đó, hơn 80% doanh nghiệp trong ngành sản xuất, đặc biệt là ngành công...

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội quý 1/2024 ước đạt gần 614 ngàn tỷ đồng

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội trong quý 1/2024 theo giá hiện hành tăng 5.2% so với cùng kỳ năm trước đã phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh trong nước có xu...

Chỉ số sản xuất công nghiệp quý 1/2024 tăng 6.18% so với cùng kỳ năm trước

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, sản xuất công nghiệp trong quý 1/2024 tiếp tục khởi sắc với giá trị tăng thêm toàn ngành ước tính tăng 6.18% so với cùng kỳ năm...

Ông Nguyễn Hoàng Tuấn làm Cục trưởng Cục Hải quan TP HCM

Ông Nguyễn Hoàng Tuấn, Nguyên Vụ Trưởng Vụ tổ chức cán bộ Tổng Cục Hải quan, giữ chức Cục Trưởng Cục Hải quan TP HCM từ ngày 2-4.

Giám đốc Sở Tài chính được bầu giữ chức Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hòa Bình

Ông Bùi Văn Thắng, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính Hòa Bình được bầu giữ chức Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hòa Bình khóa XVII.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98