Trách nhiệm của chuyên viên IR là gì?

10/06/2019 15:00
10-06-2019 15:00:00+07:00

Trách nhiệm của chuyên viên IR là gì?

Quan hệ Nhà đầu tư (IR) là một bộ phận có trách nhiệm quản lý bao gồm chiến lược, tài chính, giao tiếp, tiếp thị và tuân thủ theo quản trị doanh nghiệp để tạo ra sự tương tác hiệu quả nhất giữa một công ty, cộng đồng tài chính và các bên liên quan khác và cuối cùng là giúp cổ phiếu của công ty đạt được mức định giá hợp lý.

* IR quan trọng đến đâu?

* IR – Hiểu thế nào cho đúng?

Bộ phận IR phải xử lý các câu hỏi từ cổ đông và nhà đầu tư, cũng như những người hứng thú với cổ phiếu hoặc sự ổn định tài chính của công ty, cũng như hết lòng định vị công ty, chiến lược và đề xuất đầu tư của công ty.

Trách nhiệm của chuyên viên IR

Yếu tố duy nhất rõ ràng nhất của một chương trình IR nên là liên tục thông báo cho thị trường về những diễn biến và sự kiện có thể ảnh hưởng đến giá cổ phiếu một cách đáng tin cậy, nhất quán, có thể so sánh và minh bạch. IR phải có chiến lược và chủ động, mang lại cho cổ đông những lý do hợp lý để mua và nắm giữ cổ phiếu hoặc không, tùy thuộc vào khẩu vị rủi ro cá nhân và khung thời gian của nhà đầu tư.

Kết quả là chuyên viên IR:

- Cần có sự hiểu biết chi tiết và kỹ lưỡng về doanh nghiệp để trở thành đối tác sáng ngời dành cho các nhà đầu tư của công ty.

- Sẽ phải được thông báo tốt hơn bất kỳ ai khác trong công ty về những thông tin mà các nhà phân tích và nhà đầu tư đòi hỏi về công ty và quan điểm của họ đối với công ty.

- Cần có khả năng hoạt động trên một sân chơi bình đẳng khi xử lý các câu hỏi/nhận định từ cộng đồng đầu tư.

- Cần có sự hỗ trợ đầy đủ từ Ban điều hành.

- Dần dám lên tiếng hỏi đáp với Ban điều hành khi cần thiết.

- Cân bằng giữa hai vai trò: (1) Chuyên viên IR đóng vai trò là cố vấn nội bộ đáng tin cậy; (2) Chuyên viên IR là người duy nhất nói lại quan điểm quan trọng từ cộng đồng đầu tư (đến Ban điều hành).

Chuyên viên IR chịu trách nhiệm:

- Xác định những vấn đề cần giải quyết trong các bài thuyết trình của công ty và thông báo cho ban quản lý về những vấn đề này.

- Lập lịch sự kiện hàng năm để gặp gỡ các cổ đông của công ty, các nhà đầu tư tiềm năng và tổ chức các cuộc họp thường xuyên với các nhà phân tích (cả bên bán lẫn bên mua);

- Tổ chức các cuộc họp vốn đã được lên kế hoạch xoay quanh thời điểm công bố kết quả năm và bán niên;

- Duy trì liên lạc với môi giới.

- Theo dõi cơ sở nhà đầu tư (điều này có thể được thực hiện với sự hỗ trợ từ các công cụ, chẳng hạn như cơ sở dữ liệu được cung cấp bởi các công ty bên ngoài) và để thông báo cho ban quản lý về việc này.

- Phân tích dữ liệu thị trường và công ty (cũng so với các công ty cùng ngành).

- Đảm bảo rằng thông tin về công ty được công bố một cách minh bạch, có thể so sánh, nhất quán và đáng tin cậy.

Quản lý danh tiếng công ty

Trách nhiệm chính của chuyên viên IR là liên tục thông báo cho thị trường về những diễn biến và sự kiện có thể ảnh hưởng đến giá cổ phiếu, một cách đáng tin cậy, nhất quán, có thể so sánh và minh bạch. Hơn hết, chuyên viên IR cũng cần nhận thức được uy tín chung của công ty/tổ chức và vai trò của anh ấy/cô ấy trong việc quản lý danh tiếng của công ty.

Quản lý danh tiếng có thể được định nghĩa là: Những hoạt động được thực hiện bởi một tổ chức nhằm tạo ra hoặc duy trì tình cảm nhất định liên quan đến công ty. Quản lý danh tiếng liên quan đến quá trình xác định cái nhìn của người ngoài về công ty và theo đó, thực hiện các bước để đảm bảo rằng góc nhìn chung của nhà đầu tư phù hợp với mục tiêu của công ty. Quản lý danh tiếng có thể được coi là một yếu tố quan trọng trong chiến lược Trách nhiệm xã hội Doanh nghiệp của một tổ chức. Mặc dù sự hợp tác chặt chẽ với bộ phận Truyền thông doanh nghiệp là điều kiện tiên quyết để quản lý danh tiếng tốt - Quản lý danh tiếng hiệu quả cần sự hỗ trợ và cam kết của Ban điều hành.

Vũ Hạo (Theo NEV IR Pedia)

FiLi







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Vietstock LIVE: Chứng khoán đang đối mặt rủi ro nào lớn nhất?

Chiều 29/03, tại chương trình Vietstock LIVE  với chủ đề “Các rủi ro của thị trường”, các chuyên gia sẽ giúp nhà đầu tư nhận biết các rủi ro có thể tác động đến xu...

Quý 1/2024, vốn hóa thị trường cổ phiếu tăng hơn 12%

Việc nới lỏng chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là động lực dẫn dắt nhà đầu tư trong nước quay trở lại thị trường. Quý 1/2024, vốn hóa thị trường...

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 29/03

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

29/03: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay.

Theo dấu dòng tiền cá mập 28/03: Khối ngoại bán ròng hơn 1 ngàn tỷ đồng

Phiên giao dịch ngày 28/03, khối ngoại bán ròng 1,055 tỷ đồng. Trong đó cổ phiếu VHM bị bán mạnh nhất với giá trị 314 tỷ đồng.

Một công ty lên kế hoạch xóa âm vốn chủ gần ngàn tỷ trong 2 năm

Ngày 26/03, CTCP Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam (UPCoM: VST) đã giải trình nguyên nhân âm vốn chủ và ý kiến ngoại trừ của kiểm toán. VST cũng đưa ra phương án...

Cổ phiếu PIV tăng trần 7 phiên liên tiếp nhờ đâu?

Phiên sáng 28/03, giá cổ phiếu của CTCP PIV (UPCoM: PIV) tiếp tục tăng hết biên độ, đánh dấu chuỗi tăng trần 7 phiên liên tiếp từ 20/03/2024.

Xong vụ VNPT EPAY, cổ phiếu ABC thoát án cảnh báo

Trong thông báo mới đây, HNX quyết định đưa cổ phiếu ABC ra khỏi diện cảnh báo từ ngày 28/03/2024 do tổ chức kiểm toán đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần đối với...

VNDIRECT kiểm tra thông luồng với các sở giao dịch trong ngày 28/03

Theo thông báo mới nhất cập nhật về quá trình xử lý sự cố của CTCP Chứng khoán VNDIRECT (HOSE: VND), Công ty dự kiến sẽ tiến hành kiểm tra thông luồng với các sở...

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 28/03

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98