Trung Quốc: Không muốn tranh giành vị trí đứng đầu của Mỹ

02/06/2019 10:19
02-06-2019 10:19:48+07:00

Trung Quốc: Không muốn tranh giành vị trí đứng đầu của Mỹ

Trung Quốc cho biết họ không muốn chiến tranh thương mại với Mỹ, nhưng sẽ không lùi bước trước Mỹ, khi họ khẳng định quyền phát triển và chủ quyền của Trung Quốc.

Chính phủ Trung Quốc sẵn lòng trao đổi với Mỹ để tìm ra giải pháp, nhưng chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa ra những yêu cầu cao một cách bất hợp lý trong các cuộc đàm phán thương mại, Thứ trưởng Thương mại Trung Quốc Wang Shouwen cho biết trong ngày Chủ nhật (02/06) ở Bắc Kinh khi Trung Quốc công bố tài liệu về các cuộc đàm phán thương mại.

Ông Wang nói, cả hai bên phải đưa ra những bước thỏa hiệp trong bất kỳ cuộc đàm phán nào. Tài liệu vừa được công bố cho biết chính Mỹ đã “trở mặt” về các cam kết chứ không phải Trung Quốc.

Trung Quốc không muốn thay Mỹ làm "sếp của thế giới"

Trung Quốc không muốn vượt Mỹ để trở thành cường quốc hàng đầu trên thế giới, nhưng sẵn sàng chiến đấu đến cùng nếu cần thiết, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Wei Fenghe cho biết trong bối cảnh xung đột thương mại leo thang giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

“Trung Quốc không có ý định, không có quyền lực để trở thành sếp của thế giới này và chống lại Mỹ để tranh giành ngôi vị đó”, ông Wei cho biết trong ngày Chủ nhật (06/02) tại sự kiện Đối thoại Shangri-La – một hội nghị an ninh khu vực quan trọng. “Đối đầu, bao gồm cả giữa Trung Quốc và Mỹ, không mang lại lợi ích cho người dân của hai quốc gia và cũng không có ích lợi gì cho người dân trên hành tinh này”.

Ông Wei nói thêm tại sự kiện ở Singapore rằng Trung Quốc vẫn muốn giải quyết căng thẳng thương mại thông qua đàm thoại, nhưng sẽ không bị bắt nạt.

“Nếu Mỹ muốn nói chuyện, chúng tôi vẫn để cửa mở”, ông Wei nói. “Nếu họ muốn chiến đấu, chúng tôi sẽ đấu tranh tới cùng”.

Một ngày trước đó, quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan cũng cho biết Mỹ và Trung Quốc rồi sẽ giải quyết mâu thuẫn giữa đôi bên, làm giảm khả năng leo thang căng thẳng thương mại, ngay cả khi ông chê trách các nhà lãnh đạo Bắc Kinh vì các hành vi gieo rắc sự mất lòng tin ở châu Á.

Xung đột thương mại Mỹ-Trung bất ngờ quay ngoắt sang chiều hướng xấu trong tháng 5/2019, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nâng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc vì cáo buộc Bắc Kinh “lật kèo” về các cam kết đã nhất trí qua các cuộc đàm phán.

Về Huawei, ông Wei nhận định: "Huawei là công ty tư nhân. Trung Quốc phản đối việc các quốc gia khác áp lệnh trừng phạt lên các công ty tư nhân. Huawei không phải là một công ty quân sự".

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FiLi







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

S&P Global: Nguy cơ vỡ nợ quốc gia tăng cao trong thập kỷ tới

S&P cảnh báo tình trạng vỡ nợ thường xuyên hơn trong thập kỷ tới trong bối cảnh các nước gặp khó khăn hơn trong việc trả nợ ngoại tệ - do nợ công tăng và lãi suất...

Giải Nobel Kinh tế 2024 có giá trị như thế nào?

Bằng cách xem xét những hệ thống kinh tế - chính trị khác nhau, Daron Acemoglu , Simon Johnson và James A. Robinson đã chứng minh mối quan hệ giữa các thể chế xã...

IMF: Nợ công toàn cầu sẽ đạt 100,000 tỷ USD vào cuối năm 2024

Theo phân tích mới của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nợ công toàn cầu dự kiến sẽ đạt 100,000 tỷ USD, tương đương 93% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, vào cuối...

Mỹ cân nhắc siết chặt xuất khẩu chip AI của Nvidia và AMD

Trong một động thái mới nhất của cuộc chiến công nghệ toàn cầu, chính quyền Biden đang cân nhắc áp đặt hạn ngạch xuất khẩu chip AI tiên tiến của Nvidia và các công...

Goldman Sachs nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc

Theo báo cáo ngày 13/10, Ngân hàng Goldman Sachs dự báo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc sẽ tăng trưởng 4,9% trong năm nay, cao hơn so với mức 4,7% trước...

Trung Quốc tính huy động 846 tỷ USD để giải cứu kinh tế?

Trung Quốc đang cân nhắc một kế hoạch huy động 6,000 tỷ nhân dân tệ (tương đương 846 tỷ USD) thông qua việc phát hành trái phiếu Chính phủ siêu dài hạn trong 3 năm...

Bộ ba đoạt Nobel Kinh tế 2024: Acemoglu, Johnson và Robinson

Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển vừa công bố quyết định trao tặng Giải thưởng Nobel Kinh tế năm 2024 cho ba nhà kinh tế học xuất sắc: Daron Acemoglu, Simon...

Trung Quốc nhận thêm tin đáng ngại về xuất khẩu

Xuất khẩu của Trung Quốc tăng yếu hơn dự báo trong tháng 9, từ đó kìm hãm đà phục hồi thương mại vốn là điểm sáng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong nhiều...

Tính đột phá và giá trị khoa học là những yếu tố quyết định giải Nobel Kinh tế

Theo chuyên gia Magnus Henrekson từ Viện Nghiên cứu Kinh tế Công nghiệp ở Stockholm (Thụy Điển), có thể dự đoán người thắng giải Nobel Kinh tế dựa trên mối quan tâm...

Trung Quốc đối mặt áp lực giảm phát ngày càng lớn

Áp lực giảm phát của Trung Quốc ngày càng tăng trong tháng 9, với giá tiêu dùng vẫn yếu và giá sản xuất tiếp tục giảm.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98