Trung Quốc lên tiếng dằn mặt các công ty công nghệ có ý định làm theo lệnh cấm của ông Trump
Trung Quốc lên tiếng dằn mặt các công ty công nghệ có ý định làm theo lệnh cấm của ông Trump
Trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc xung đột về thương mại, một nhóm công ty đóng vai trò then chốt trong kỷ nguyên hiện tại bỗng bị mắc kẹt ở giữa: Những gã khổng lồ về công nghệ.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump (bên phải)
|
Theo nguồn tin từ tờ New York Times, Chính phủ Trung Quốc được cho là đã triệu hồi các ông lớn công nghệ trong tuần này, bao gồm cả những công ty sản xuất thiết bị bán dẫn nổi bật có thể kể tới là Microsoft và Dell từ Mỹ, Samsung và SK Hynix của Hàn Quốc, công ty thiết kế chip ARM của Anh.
Mục tiêu là để cảnh báo những ông lớn công nghệ rằng họ sẽ đối mặt với hậu quả thảm khốc nếu làm theo lệnh cấm bán công nghệ của Mỹ cho các công ty Trung Quốc từ chính quyền Tổng thống Donald Trump.
Được tổ chức trong ngày thứ Bà và thứ Tư (05/06), các cuộc triệu tập này diễn ra ngay sau khi Bắc Kinh tuyên bố sẽ lập ra danh sách các công ty và cá nhân “không đáng tin”, nhắm tới các công ty nước ngoài chứ không chỉ riêng các công ty Mỹ.
Giờ đây, cả Mỹ lẫn Trung Quốc dường như đang đưa ra những “vũ khí” kinh tế mới để nhắm tới đối phương. Mối quan hệ thương mại từng bị đe dọa bởi nhiều áp lực, nhưng lại được gắn kết sâu rộng này đang có nguy cơ vỡ bụn gần như hoàn toàn, làm dấy lên một rủi ro địa chính trị mới, trong đó hai siêu cường của thế giới sẽ cảnh trạnh về sức ảnh hưởng kinh tế và cố gắng chặn đứng đối phương tiếp cận với các công nghệ và nguồn lực quan trọng.
Ông Scott Scott Kennedy, Cố vấn cấp cao của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế có trụ sở tại Washington và chuyên nghiên cứu về chính sách kinh tế của Trung Quốc, cho hay: “Đây là thời điểm cực kỳ nhạy cảm vì chính quyền Trump – thông qua những chiến thuật ‘bên miệng hố chiến tranh’ (brinkmanship) – đã tác động tới toàn bộ mối quan hệ, thương mại và những thứ khác giữa hai nước”.
Lời cảnh báo được đưa ra sau khi chính quyền Trump chặn đứng việc làm ăn giữa gã khổng lồ viễn thông Huawei của Trung Quốc với các công ty Mỹ. Lệnh cấm này – vốn được đưa ra trong tháng trước – có thể tác động mạnh tới kế hoạch công nghệ dài hạn của Trung Quốc, theo New York Times.
Thông tin Mỹ đã thêm Huawei vào danh sách đen đã châm ngòi cho làn sóng bán tháo dữ dội trong nhóm cổ phiếu sản xuất chip điện tử trong tháng trước. Huawei mua khoảng 20 tỷ USD thiết bị bán dẫn mỗi năm, theo ước tính từ Evercore. Đánh mất đi nguồn thu đó sẽ gây tổn thương tới các nhà cung ứng chip của Mỹ
Thế nhưng, nhóm cổ phiếu sản xuất chip đã phục hồi mạnh sau khi Bộ Thương mại Mỹ cấp giấy phép hoạt động để cho phép các công ty điện thoại di động và các nhà cung ứng Internet băng thông rộng thêm 90 ngày làm ăn với Huawei. Động thái này khiến Google thay đổi quan điểm 180 độ sau khi tuyên bố cắt quan hệ với Huawei và tiếp tục cho phép cập nhật phần mềm Android cho những thiết bị Huawei. Đà phục hồi củ nhóm cổ phiếu sản xuất chip điện tử sẽ không kéo dài nếu lệnh cấm này là vĩnh viễn, các chuyên viên phân tích trên Phố Wall dự báo.
Theo nguồn tin New York Times, các cuộc họp trong tuần này là do Cơ quan hoạch định chính sách kinh tế trung ương của Trung Quốc và Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia (NDRC) dẫn dắt. Các đại diện từ Bộ Thương mại, Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin của Trung Quốc cũng tham dự cuộc họp. Cả các công ty Mỹ và các công ty không phải của Mỹ mà có xuất khẩu hàng hóa là những đối tượng được nhắm tới.
Các công ty Mỹ bị chính quyền Trung Quốc cảnh báo rằng họ có thể đối mặt với các hậu quả thảm khốc kéo dài nếu đào thải các công ty Trung Quốc ra khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu. Các quan chức Trung Quốc cũng thúc giục công ty Mỹ vận động hành lang để khiến Mỹ thay đổi chính sách.
Trong khi đó, các công ty không phải của Mỹ được nói rằng họ không phải đối mặt với hậu quả miễn là cứ tiếp tục cung ứng và làm ăn bình thường với các công ty Trung Quốc.
FiLi