Trung Quốc: Mỹ đòi thực hiện hàng trăm thay đổi trong luật của Trung Quốc

11/06/2019 20:38
11-06-2019 20:38:05+07:00

Trung Quốc: Mỹ đòi thực hiện hàng trăm thay đổi trong luật của Trung Quốc

Mỹ bị cáo buộc đòi hỏi “quá nhiều, thậm chí tới hàng trăm” thay đổi tới luật của Trung Quốc để bảo vệ sở hữu trí tuệ, theo Shi Yinhong, một cố vấn của Chính phủ Trung Quốc. Ông cũng cho rằng đây là lý do chính dẫn tới sự đổ vỡ của cuộc đàm phán Mỹ-Trung.

Tổng thống Mỹ Donald Trump

Shi Yinhong – một học giả nổi bật về quan hệ quốc tế từ Đại học Renmin – cho biết khoảng cách giữa hai bên đã nới rộng khi Washington đòi hỏi một cơ chế triển khai thỏa thuận mạnh mẽ, trong khi Bắc Kinh lại muốn có thêm khoảng trống.

Ông cho biết, Trung Quốc có thể chỉ đồng ý “một cơ chế triển khai thỏa thuận tương đối yếu” mà không có quá nhiều sự giám sát và cũng không nên có các biện pháp phạt tự động khi vi phạm thỏa thuận.

Ông Shi – cũng là Cố vấn trong Hội đồng Nhà nước Trung Quốc – đã phát biểu bên lề của một hội nghị an ninh ở Hồng Kông. Ông nói thêm: “Từ đầu tháng 5/2019, Trung Quốc bắt đầu nghĩ rằng không có thỏa thuận có lẽ còn tốt hơn là một thỏa thuận tồi tệ, và tại thời điểm này, Trung Quốc và Mỹ có quan điểm mâu thuẫn về việc đâu sẽ là một thỏa thuận tốt”. “Chầm chậm, nó đã trở thành một trò chơi có tổng bằng không (zero-sum), trong đó chẳng bên nào có thể chấp nhận điều gì đó mà phía bên kia xem là một thỏa thuận tốt”.

Trước đó trong năm nay, cả hai bên đều hy vọng tiến tới thỏa thuận để chấm dứt cuộc chiến ăn miếng trả miếng này. Như South China Morning Post (SCMP) đưa tin trong tuần trước, bên Trung Quốc đã chuẩn bị ký một biên bản ghi nhớ (MoU) vào tháng 2/2019, nhưng lại lùi bước khi Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ yêu cầu một thỏa thuận mang tính ràng buộc hơn.

Ông Shi cho biết, khoảng cách giữa hai bên về khía cạnh kỹ thuật của thỏa thuận đã nới rộng khi các cuộc đàm phán tiến tiển, trong đó Mỹ đã đưa cho Trung Quốc một danh sách bao gồm hàng trăm hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ mà họ muốn Trung Quốc phải giải quyết.

“Mỹ đòi hỏi Trung Quốc thay đổi rất nhiều điều luật. Nó không phải là một hoặc hai điều, mà là quá nhiều, có thể là hàng trăm… Bắc Kinh chỉ không thể thay đổi nhiều đến thế”, ông cho hay.

Cùng lúc đó, Mỹ lại muốn giữ nguyên hàng rào thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc để gây áp lực lên Bắc Kinh.

Ông Shi cũng nói rằng khi Trung Quốc đưa ra các “lời hứa chung chung”, Mỹ lại xem đó là “những cam kết chắc chắn và cụ thể”.

“Về bản chất, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung không phải về thặng dư thương mại. Đây là một nỗ lực của Mỹ để thay đổi cách thức Đảng Cộng sản Trung Quốc điều hành hoạt động kinh tế ở quê nhà và nước ngoài”, ông Shi cho hay.

Chiến tranh thương mại đã leo thang trong thời gian gần đây, khi ông Trump nâng thuế đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc từ 10% lên 25%, cáo buộc Bắc Kinh “trở mặt” và rút lại các cam kết đã nhất trí trước đó.

Trong ngày Chủ nhật (02/06), Bắc Kinh đáp trả khi nói rằng Mỹ nên chịu hoàn toàn trách nhiệm cho việc đàm phán bị chững lại, vì họ cứ đưa ra yêu cầu đe dọa tới chủ quyền của Trung Quốc.

Đến lượt mình, Mỹ cho biết việc Washington khăng khăng đòi hỏi “các cam kết chi tiết và có thể triển khai được từ Trung Quốc” sẽ không hủy hoại chủ quyền quốc gia.

Sau đó, ông Trump còn dọa áp thêm thuế lên 300 tỷ USD hàng hóa chưa bị áp thuế của Trung Quốc nếu Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không tham dự hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka (Nhật Bản) vào cuối tháng này.

Ông Trump cho biết, ông hy vọng gặp ông Tập ở Nhật Bản, mặc dù Trung Quốc vẫn chưa xác nhận thông tin này.

Trong ngày thứ Ba (11/06), phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Geng Shuang không xác nhận liệu hai nhà lãnh đạo có gặp nhau hay không. Ông chỉ nói rằng thông tin trên sẽ được công bố một khi Bộ Ngoại giao có được.

“Trung Quốc không muốn có chiến tranh thương mại, nhưng chúng tôi không sợ chiến đấu trong cuộc chiến thương mại”, ông nói, đồng thời nói thêm Bắc Kinh sẵn sàng đàm phán dựa trên nguyên tắc bình đẳng.

“Nếu Mỹ chỉ muốn leo thang căng thẳng thương mại, chúng tôi sẽ kiên quyết đáp trả và đấu tranh tới cùng”.

* SCMP: Ông Trump và ông Tập có thể ăn tối ở hội nghị thượng đỉnh G20?

* Ông Trump: Mỹ sẽ lập tức áp thêm thuế nếu ông Tập không tham dự G20

* Canh bạc đầy rủi ro của ông Trump: Vũ khí hóa sức mạnh kinh tế Mỹ bằng hàng rào thuế quan

Vũ Hạo (Theo SCMP)

FiLi







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Căng thẳng Israel-Iran ảnh hưởng đến việc vận chuyển 20 triệu thùng dầu mỗi ngày

Căng thẳng Israel-Iran có thể làm gián đoạn vận chuyển dầu qua Eo biển Hormuz, ảnh hưởng lớn đến nguồn cung dầu toàn cầu và giá dầu tăng cao.

Căng thẳng giữa Israel-Iran bùng phát gây ra tác động gì đến kinh tế thế giới?

Căng thẳng leo thang đã tạo ra những phản ứng mạnh mẽ trên thị trường toàn cầu khi giá dầu tăng mạnh, nhà đầu tư rút vốn khỏi cổ phiếu để tìm đến các tài sản an...

Khi các doanh nghiệp từ bỏ các cam kết về khí hậu

Coca-Cola, BP, HSBC cùng hàng loạt doanh nghiệp khác đang lần lượt từ bỏ các mục tiêu môi trường, qua đó cho thấy sự thiếu hiệu quả của các hành động tự nguyện.

Ông Trump phê duyệt thương vụ US Steel-Nippon Steel, Mỹ sẽ sở hữu “cổ phần vàng”

Tổng thống Donald Trump đã ban hành sắc lệnh hành pháp trong ngày 13/06, chính thức phê duyệt thương vụ sáp nhập giữa US Steel và Nippon Steel của Nhật Bản. Quyết...

Cuộc 'nổi loạn' của thị trường trái phiếu

Lần đầu tiên sau gần một thế hệ, các Chính phủ bắt đầu thường xuyên đối mặt với sự phản kháng từ nhà đầu tư khi phát hành trái phiếu dài hạn.

Kinh tế thế giới trong cơn hỗn loạn

Cuộc chiến thuế quan của ông Trump đã mang đến sự khó lường và hệ quả là niềm tin bị đánh mất.

CBAM của EU có thực sự thúc đẩy giảm phát thải hay là một rào cản thương mại?

Carbon Border Adjustment Mechanism (CBAM) của EU là một trong những chính sách môi trường quan trọng nhất của Liên minh châu Âu trong những năm gần đây. Được thiết...

Người duy nhất sống sót kể lại giây phút kinh hoàng trong thảm kịch máy bay 241 người chết

Trong một trong những thảm họa hàng không tồi tệ nhất thập kỷ qua, Ramesh Vishwaskumar, 40 tuổi, trở thành người duy nhất sống sót sau vụ rơi máy bay Air India...

Thảm kịch hàng không Air India: 242 người trên máy bay Boeing 787 gặp nạn

Một chiếc máy bay Boeing 787 Dreamliner của Air India chở 242 hành khách và phi hành đoàn đã gặp nạn ngay sau khi cất cánh từ Ahmedabad (Ấn Độ) trong ngày 12/6...

Ngân hàng Thế giới gỡ lệnh cấm tài trợ điện hạt nhân sau nhiều thập kỷ

Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ dỡ lệnh cấm đối với việc cấp vốn cho lĩnh vực điện hạt nhân sau nhiều thập kỷ duy trì. Đây là một bước chuyển về chính sách nhằm thúc đẩy...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98