TS Vũ Đình Ánh: Điều đáng sợ nhất của Việt Nam hiện nay không phải là nợ xấu

19/06/2019 08:30
19-06-2019 08:30:36+07:00

TS Vũ Đình Ánh: Điều đáng sợ nhất của Việt Nam hiện nay không phải là nợ xấu

Nhận định về tình hình kinh tế, Tiến sĩ Vũ Đình Ánh cho rằng, vấn đề của Việt Nam hiện nay có nhiều, và điều sợ nhất không phải là nợ xấu, mà là từ năm 2020, mỗi tháng, Việt Nam sẽ phải trả 20,000 tỷ đồng cả gốc và lãi nợ công.

TS Vũ Đình Ánh chia sẻ về tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay.

Chiều 18/06, tại buổi hội thảo tại TPHCM, Tiến sĩ Vũ Đình Ánh chia sẻ, nhiều người hỏi ông là năm 2018 tăng trưởng kinh tế 7.08% có đúng không? Ông cho rằng, đúng hay không đúng thì cũng đành phải nghe vì trên thế giới và cả Việt Nam, không có đơn vị tổ chức nào thay được Tổng Cục thống kê về hai chỉ số tăng trưởng kinh tế và tốc độ lạm phát. Điểm quan trọng là Việt Nam đang có dấu hiệu cho thấy sẽ bước vào một giai đoạn kinh tế mới sau giai đoạn gặp cực kỳ khó khăn từ 2008 đến 2014. Theo đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2019 không kém năm 2018 và kỳ vọng đến 2021 vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khoảng 7%. Đó là triển vọng kinh tế rất tốt của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.

Thứ hai là về lạm phát, ông phân tích, từ khoảng năm 2017-2019, Việt Nam bước vào giai đoạn tuyệt vời đối với các nhà đầu tư khi lạm phát tương đối ổn định dưới mức 4%. Và lạm phát sẽ tiếp tục được kiểm soát ổn định dưới ngưỡng 5% tới cả năm 2020 dù có nhiều yếu tố lớn hiện nay như giá xăng dầu, giá điện và dịch tả lợn châu Phi…

"Những yếu tố này cũng chưa làm lạm phát rơi vào trạng thái nóng", TS Vũ Đình Ánh nói thêm.

Vậy Việt Nam đang ở đâu?

Ông Ánh chia sẻ, Bloomberg vừa dự báo, 10 năm nữa (tức đến 2029), GDP của Việt Nam sẽ vượt Singapore. Điều này rất đáng tự hào, bởi 20 năm trước ông không dám nghĩ Việt Nam có thể vượt được Malaysia. Việt Nam vượt Singapore là không khó. Nhưng vấn đề là quy mô GDP hiện tại của Việt Nam là 224 tỷ USD, còn Singapore là 324 tỷ USD, trong khi dân số Việt Nam là 95 triệu người, còn Singapore là 5.6 triệu người.

Vấn đề của Việt Nam hiện nay có nhiều, và điều sợ nhất không phải là nợ xấu, vì vừa qua đã xử lý được xấp xỉ 1 triệu tỷ đồng, cơ bản đã tạm ổn. Sợ nhất là từ năm 2020, mỗi tháng, Việt Nam sẽ phải trả 20,000 tỷ đồng cả gốc và lãi nợ công.

Đối với thị trường tiền tệ, điều quan trọng là câu chuyện tăng tổng tín dụng. Năm 2018, đột nhiên tăng tổng tín dụng chỉ 14%, trong khi tăng trưởng kinh tế lại cao ngất ngưởng, không thể giải thích được. Tỷ lệ tín dụng trên GDP đã lui về ngưỡng an toàn. Dự báo tổng tín dụng 2019 sẽ tăng tương tự như 2018 vừa qua, khoảng 14%, không có cơ hội để tăng thêm.

Còn lãi suất thì cầm cự theo hiện tại và không có khả năng giảm, việc tăng hay không thì tùy thuộc vào một số yếu tố nước ngoài. Gần đây, việc Fed rục rịch hạ lãi suất sẽ hỗ trợ nhiều cho sức ép về tỷ giá hối đoái và lãi suất của Việt Nam.

Hiện chiến tranh thương mại Trung - Mỹ chưa chuyển sang chiến tranh tiền tệ. Người ta sợ nhất là câu chuyện Trung Quốc phá giá nhân dân tệ. Ngân hàng Nhà nước đặt ra mục tiêu tỷ giá 2-3%. Cuối 2019 tỷ giá sẽ chạm mốc 24,000 VNĐ/USD. Đó không phải là câu chuyện mạnh hay yếu của đồng tiền, mà câu chuyện ở đây là Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách xem xét thao túng tiền tệ. Không ít chuyên gia đề xuất phá giá lên 30,000 VNĐ/USD.

Tuy nhiên, theo TS Ánh, nếu không ổn định được tỷ giá hối đoái trong bối cảnh độ mở nền kinh tế với tổng kim ngạch xuất khẩu trên 200% GDP, thì phá giá lập tức làm sụp đổ tất cả về mặt đối ngoại, chưa kể về mặt đầu tư.

Minh An

Fili







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Quyết tâm đạt tăng trưởng 7% dù thách thức hơn do siêu bão

Các kịch bản tăng trưởng cao, nhiều khả năng đạt, thậm chí vượt ngưỡng trên của mục tiêu GDP năm 2024 tăng từ 6-6.5% được các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước dự...

Nếu Fed giảm lãi suất, chính sách tiền tệ và kinh tế Việt Nam sẽ thay đổi ra sao?

Việt Nam có thể duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng trong ngắn hạn để hỗ trợ phục hồi kinh tế. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cần phải theo dõi sát diễn biến...

Thủ tướng kêu gọi đồng bào, đồng chí "làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm" để khắc phục hậu quả bão lũ

Tại chương trình "Điểm tựa Việt Nam" diễn ra tối 15/09, Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi đồng bào, đồng chí "làm việc bằng hai", "làm ngày không đủ tranh thủ làm...

Bão Yagi ước gây thiệt hại 40,000 tỷ đồng, Thủ tướng chỉ đạo giữ vững mục tiêu tăng trưởng GDP năm nay 7%

Bộ Kế hoạch & Đầu tư ước tính bão Yagi gây thiệt hại 40,000 tỷ đồng cho các địa phương miền Bắc, khiến GDP năm nay thấp hơn 0.15% so với kịch bản trước đó.

Thủ tướng: Kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão lũ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 95/CĐ-TTg ngày 13/9/2024 về tăng cường công tác cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ Nhân dân các địa phương...

Tăng cường công tác điều tiết hồ chứa thủy điện để giảm thiểu lũ về hạ lưu

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện 94/CĐ-TTg ngày 12/9/2024 về việc tăng cường công tác vận hành, điều tiết các hồ chứa thủy điện ở các...

Thủ tướng: Nghiên cứu mở rộng cơ chế huy động nguồn lực cho phát triển

Chiều 11/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về một số nội dung. Cùng tham dự cuộc họp có Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc, lãnh đạo các bộ...

Vốn đầu tư công chậm và câu chuyện tiền thừa chưa tiêu

Bất chấp những nỗ lực của Chính phủ trong việc duy trì chính sách tài khóa mở rộng, lượng vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước vẫn tăng trưởng chậm chạp và chưa đạt...

Xuất siêu tăng vọt trong tháng 8 – Thời gian tới sẽ ra sao?

Kim ngạch xuất khẩu năm 2024 có thể đạt mức kỷ lục mới, nhưng liệu thành tích xuất siêu trong tháng 8 vừa qua sẽ lặp lại trong những tháng kế tiếp? Và yếu tố nào có...

Kinh tế Mỹ đang thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2024, bầu cử Tổng thống Mỹ có thay đổi điều đó? 

Nền kinh tế Mỹ là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam trong năm 2024. Mặc dù vậy, sự thúc đẩy mà kinh tế Việt Nam đang nhận được từ nền kinh tế...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98