BCM – Người khổng lồ trong lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp

03/07/2019 11:13
03-07-2019 11:13:09+07:00

BCM – Người khổng lồ trong lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp

Sự dịch chuyển dòng vốn quốc tế và IIP tăng trưởng mạnh đã giúp lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp khởi sắc. Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp – CTCP (UPCoM: BCM) cũng được hưởng lợi từ xu hướng này.

Triển vọng ngành khả quan

Sự dịch chuyển của dòng vốn quốc tế. Trong báo cáo tháng 04/2019, CBRE nhận định Việt Nam có thể hưởng lợi từ sự dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc. Do Việt Nam có nền chính trị ổn định, nguồn lao động giá rẻ, tiêu chuẩn về môi trường thấp và Chính Phủ có nhiều chính sách hỗ trợ ngành công nghiệp…

Ngoài ra, ngân hàng đầu tư Nomura của Nhật Bản cũng đưa ra bằng chứng cho thấy Mỹ và Trung Quốc đã giảm bớt nhập khẩu một số hàng hóa nhất định từ đối phương nhằm tránh hàng rào thuế quan. Việt Nam sẽ là một trong những quốc gia hưởng lợi nhiều nhất từ sự chuyển hướng của dòng chảy thương mại. Nomura ước tính phần xuất khẩu bổ sung tới Mỹ và Trung Quốc của Việt Nam chiếm tới 7.9% GDP. Trong đó, những mặt hàng Việt hưởng lợi nhiều nhất là linh kiện điện thoại, nội thất và máy xử lý dữ liệu tự động.

IIP tăng trưởng mạnh. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng trưởng nhanh và liên tục trong những năm qua. Từ năm 2011 đến nay, IIP luôn cao hơn GDP (chỉ trừ năm 2012). Theo dự báo của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) thì GDP của năm 2019 sẽ đạt mức 6.93%.

Những yếu tố trên góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của thị trường bất động sản công nghiệp với sự xuất hiện ngày càng nhiều các nhà đầu tư lớn nước ngoài. Điều này tạo thành nền tảng phát triển vững chắc cho lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp nói chung và BCM nói riêng.

Nguồn: VietstockFinance

Vị thế anh cả trong ngành

Quan sát đồ thị Bubble bên dưới chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy BCM đang là doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất trong ngành (có quả bóng to nhất) và lợi nhuận cao nhất.

Trường hợp của TID, IDCVGC thì hơi đặc thù. Các doanh nghiệp này dù sở hữu quỹ đất khu công nghiệp lớn nhưng doanh thu lại chủ yếu đến từ kinh doanh xăng dầu và cafe (TID), vật liệu xây dựng (VGC), đầu tư sản xuất và kinh doanh điện năng (IDC),…

Đồ thị so sánh các doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp trong năm 2018

Nguồn: VietstockFinance

Chú thích: Các doanh nghiệp có quỹ đất KCN lớn hơn 1,000 ha có quả bóng màu đỏ, các doanh nghiệp có quỹ đất KCN nhỏ hơn 1,000 ha có quả bóng màu xanh.

Xét về hiệu quả hoạt động thì NTC hiện đang dẫn đầu trong ngành. Đây cũng là một trong những ứng viên tiềm năng có thể lọt vào nhóm có quỹ đất trên 1,000 ha trong những năm tới.

Điểm nhấn lớn nhất chính là khu công nghiệp Becamex - Bình Phước

BCM có khá nhiều khu công nghiệp trải khắp cả nước. Tuy nhiên, khu công nghiệp Becamex - Bình Phước được đánh giá sẽ là điểm nhấn lớn nhất.

Với tổng diện tích 4,633 ha và vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, khu công nghiệp này sẽ trở thành cửa ngõ hàng hóa, dịch vụ, giao lưu nội địa và quốc tế trong tương lai.

Tất cả không phải màu hồng

BCM cũng không hẳn là mạnh toàn diện. Vấn đề của BCM nằm ở việc chuyển đổi từ một doanh nghiệp mang tính địa phương thành một thế lực ở tầm quốc gia. Các doanh nghiệp khác như TID ở Đồng Nai, Saigon Co.op ở TP Hồ Chí Minh… cũng phải đối diện với vấn đề tương tự. Đây là thử thách rất khó khăn và không dễ để vượt qua.

Khi là “gà nhà” của địa phương thì việc làm ăn khá dễ dàng do sự ưu ái từ chính quyền cũng như sự quen thuộc môi trường kinh doanh. Điểm tốt của điều này là sẽ giúp doanh nghiệp có nền tảng kinh doanh vững chắc và rất khó bị sụp đổ. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài quá lâu sẽ khiến cho khả năng cạnh tranh bị giảm đi. Khi đó, tình trạng “lớn nhưng không mạnh” sẽ diễn ra và dẫn đến tăng trưởng kém đi. Việc thành lập liên doanh với Tập đoàn Warburg Pincus (Hoa Kỳ) có thể coi như một nỗ lực không nhỏ của BCM để bứt phá trong tương lai.

Mặc dù tỷ lệ lợi nhuận gộp tăng mạnh trong những năm gần đây (từ 20.54% lên mức 49.85%) nhưng doanh thu lại giảm dần đều. Nếu tình trạng này vẫn còn tiếp tục trong thời gian tới thì nhà đầu tư cần phải thận trọng.

Kết quả kinh doanh của BCM trong giai đoạn 2014-2018. Đvt: Tỷ đồng

Nguồn: VietstockFinance

Chiến lược đầu tư

BCM đã test thành công vùng 26,000-28,500 vào tháng 04/2018, tháng 04/2019 và tháng 06/2019. Ngưỡng này có thời gian tồn tại lâu và số lần test thành công nhiều nên độ tin cậy rất cao.

Khối lượng giao dịch của BCM khá thất thường. Mặt khác, chỉ báo MACD cũng cho tín hiệu bán mạnh trở lại. Nếu trong thời gian tới MACD rơi xuống dưới ngưỡng 0 thì rủi ro sẽ tăng lên mức cao.

Trendline ngắn hạn đang duy trì trong vùng 22,000-23,000. Dự kiến ngưỡng này sẽ là hỗ trợ của giá trong thời gian tới. Việc mua vào từ từ tại đây được giới phân tích ủng hộ.

Nguồn: TradingView

Bộ phận Phân tích Doanh nghiệp, Phòng Tư vấn Vietstock

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (5)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

IMP - Tiềm năng tăng trưởng tốt

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu nói chung cũng như kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, CTCP Dược phẩm Imexpharm (HOSE: IMP) vẫn đang tăng...

BFC - Ngành phân bón có thực sự hấp dẫn?

CTCP Phân bón Bình Điền (HOSE: BFC) là doanh nghiệp chiếm thị phần hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh phân hỗn hợp NPK. Tuy nhiên, kết quả kinh...

GMD - Ngành cảng biển và vận tải biển (Kỳ 1)

Trong năm 2024, ngành cảng biển và vận tải biển được dự báo sẽ có những chuyển biến tích cực hơn. Bên cạnh đó, những động thái nới lỏng của Trung Quốc và giá dầu...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành Bán lẻ ICT - Ngắn hạn xấu, dài hạn tốt

Năm 2023, nền kinh tế trong nước suy yếu và gây ảnh hưởng tiêu cực đến ngành bán lẻ ICT. Tuy ngắn hạn khá xấu, các số liệu cho thấy triển vọng dài...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành đá xây dựng

Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định toàn ngành sẽ tập trung đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt trên 95% kế hoạch Thủ...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành dầu khí

Ngành dầu khí là ngành mũi nhọn của nước ta, có vai trò cung cấp nguồn nhiên liệu quan trọng cho cả nền kinh tế. Để đảm bảo an ninh năng lượng, đây là ngành sẽ nhận...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành Công nghệ thông tin - Tiềm năng lớn, cạnh tranh cao

Ngành công nghệ thông tin tạm chững lại trong năm 2023, nhưng được dự đoán sẽ lấy lại phong độ trong năm 2024. Nhờ vào các chính sách của Chính...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành điện - Thúc đẩy tăng trưởng nhiệt điện khí

Ngành điện là một trong những ngành quan trọng nhất của nền kinh tế, đóng vai trò đầu tàu trong phát triển kinh tế - xã hội. Điện là nguồn năng lượng thiết yếu cho...

DPM - Cổ phiếu phòng thủ lý tưởng

Bất chấp triển vọng khá u ám của ngành phân bón, cổ phiếu của Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (HOSE: DPM) vẫn là lựa chọn tốt cho các nhà đầu tư ưa...

TDM - “Vịnh tránh bão” trong thị trường đầy biến động

CTCP Nước Thủ Dầu Một (HOSE: TDM) hoạt động trong lĩnh vực khai thác, xử lý và cung cấp nước sạch. Hiện tại, TDM là một trong những doanh nghiệp cung cấp nước sạch...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98