Cựu quan chức Mỹ: Trung Quốc hãy thôi hy vọng có Tổng thống khác thân thiện hơn Donald Trump

11/07/2019 10:54
11-07-2019 10:54:38+07:00

Cựu quan chức Mỹ: Trung Quốc hãy thôi hy vọng có Tổng thống khác thân thiện hơn Donald Trump

Thứ Hai (08/07), một chuyên gia từng là nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ cảnh báo Trung Quốc rằng họ không nên nuôi hy vọng về việc chờ ông Donald Trump thôi làm Tổng thống Mỹ để có thể có một thỏa thuận tốt hơn từ một vị Tổng thống khác thân thiện hơn.

“Tôi không nghĩ rằng Chính phủ Trung Quốc không hiểu rõ về chính trị Mỹ, đặc biệt là chính trị Mỹ dưới thời của Donald Trump, có lẽ không bằng với sự hiểu biết của chính quyền ông Trump về chính trị Trung Quốc”, Daniel Russel, từng là Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ về các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, cho biết.

Daniel Russel, từng là Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ về các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương

“Những sai lầm xảy ra trong các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung là bằng chứng cho điều tôi nói ở trên”, ông Russel trả lời trong một buổi phỏng vấn bên lề diễn đàn quan hệ quốc tế tổ chức ở Bắc Kinh, đề cập đến những đổ vỡ gần đây của tiến trình đàm phán thương mại.

Vào tháng 5/2019, cựu Cố vấn Chiến lược của Nhà Trắng Steve Bannon trả lời với South China Morning Post (SCMP) rằng Trung Quốc nên từ bỏ hy vọng rằng họ sẽ chờ đến lúc Donald Trump hết làm Tổng thống Mỹ và có một chính quyền Mỹ bớt đối địch với Trung Quốc hơn.

Ông Bannon dự đoán rằng mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ là vấn đề trọng tâm được đưa ra trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020 và ông cho rằng vị Tổng thống tiếp theo – cho dù người đó là ai – cũng sẽ cứng rắn với Bắc Kinh.

 “Mối quan hệ với Trung Quốc đang dần trở thành chủ đề chính của cuộc bầu cử Tổng thống năm 2020”, ông Bannon nói. “Người dành chiến thắng trong cuộc bầu cử này, cho dù có phải là người thuộc Đảng Dân chủ hay không, cũng sẽ là một chú diều hâu ngang ngửa hoặc còn hơn cả Donald Trump”.

Mở rộng cuộc tranh luận về vấn đề này, ông Russel cũng cảnh báo rằng mặc dù cuộc bầu cử sắp tới có thể đóng vai trò lớn trong việc ra quyết định của ông Trump, nhưng các quan chức Trung Quốc sẽ “bị gậy ông đập lưng ông nếu như nghĩ rằng họ có thể tính toán cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sẽ tác động tới lợi thế của họ như thế nào”.

“Đó không đơn thuần là câu hỏi chỉ có hai đáp án”, ông Russel nói. “Không phải là vấn đề ‘có’ hay là ‘không’”.

“Tổng thống Trump vốn đã cho thấy ông ấy sẵn sàng để những người ủng hộ ông chịu đựng nỗi đau từ hàng rào thuế quan áp lên nông sản xuất khẩu của Mỹ và ông Trump tin rằng đến cuối cùng, ông có thể bù đắp việc đó bằng những lời động viên và các khoản trợ cấp”.

Ông Russel, hiện là Phó Chủ tịch về an ninh và ngoại giao quốc tế tại Viện Chính sách Xã hội châu Á, cho biết sự cạnh tranh gay gắt giữa hai cường quốc này đã khiến những người thuộc chủ nghĩa ôn hòa ở cả hai quốc gia bị lấn át, rất khó để nghe được tiếng nói của họ trong bối cảnh đó.

“Những cuộc đối đầu đầy căng thẳng giữa chính quyền Trump và chính quyền của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình” đã hạn chế sự linh hoạt của hai quốc gia trong việc thỏa hiệp và việc đó cũng tạo ra một “bầu không khí lạnh lẽo khiến những người ủng hộ mối quan hệ Mỹ-Trung khó được chú ý tới và khó mà thuyết phục được ai”, ông Russel nói.

Ông Russel, người từng phục vụ cho chính quyền của Tổng thống Mỹ tiền nhiệm – Barack Obama, nói rằng ông và nhiều quan chức Mỹ khác đã thất vọng khi thấy sự do dự của Trung Quốc trong việc đẩy mạnh các cải cách kinh tế to lớn.

“Tôi muốn nói rằng trong suốt 8 năm dưới quyền cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama, tôi và các đồng nghiệp đã thử các phương pháp đàm phán, thuyết phục thông thường và nhiều cách khác để khiến Trung Quốc thay đổi”, ông Russel nói.

“Trong một vài trường hợp, chúng tôi đã thành công. Tôi thừa nhận có lúc chúng tôi đã nghĩ rằng năm 2013 khi Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 18 diễn ra… chúng tôi nghĩ rằng Trung Quốc đang đi theo hướng mở cửa và cải cách và vì vậy, chúng tôi, cũng như nhiều người Mỹ khác, đã cực kỳ thất vọng khi trên thực tế Trung Quốc lại áp dụng mô hình kinh tế do Nhà nước lãnh đạo trở lại, đó là chưa kể đến một vài vấn đề chính trị khác”, ông cho biết.

Chính quyền Trump đã đẩy Washington vào vị thế đối đầu với Bắc Kinh khi cáo buộc họ có những hành động thương mại không phù hợp và ông Trump cũng thường chỉ trích ông Obama vì đã quá mềm mỏng đối với Trung Quốc.

Nhưng ông Russel cho rằng mặc dù mức độ giận dữ và thất vọng hiện tại của Washington đối với Bắc Kinh đang “quá nghiêm trọng” và “rất nguy hiểm”, nhưng không phải là vô duyên vô cớ mà thành như vậy.

Các chính trị gia đến từ cả hai quốc gia đều đồng ý rằng Mỹ cần quả quyết hơn trong việc yêu cầu Trung Quốc hành động để ngăn chặn việc đánh cắp tài sản trí tuệ, trợ cấp cho các doanh nghiệp Nhà nước và hạn chế các công ty Mỹ tiếp cận thị trường Trung Quốc.

Trong suốt nhiệm kỳ từ năm 2013 đến hết năm 2017, ông Russel đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành chiến lược “trọng tâm” hay còn gọi là chiến lược “tái cân bằng hướng tới châu Á” của ông Obama.

Theo ông Russel, mục đích của chiến lược đó là xây dựng “một mối quan hệ cân bằng, mang tính xây dựng với Trung Quốc” và “dung hòa cả hai khía cạnh mang tính cạnh tranh trong mối quan hệ của hai nước với lợi ích của việc hợp tác để đối phó với các thách thức toàn cầu” như an ninh mạng và bảo vệ môi trường.

Khi cả hai cường quốc trên thế giới này tiếp tục tranh giành tầm ảnh hưởng khu vực thì theo ông Russel, chính quyền của ông Trump nên tính toán lại chính sách đối phó Trung Quốc.

Chiến lược Indo-Thái Bình Dương của chính quyền Donald Trump được nhiều người coi là đối chọi lại với “Vành đai và Con dường” của Trung Quốc, đây là chiến lược mà ông Russel cho rằng nó mâu thuẫn với chính sách “Nước Mỹ trên hết” của ông Trump.

Chính quyền của ông Trump phải đối mặt với trận chiến đầy khó khăn khi cố gắng khiến các quốc gia khác đứng về phía Mỹ trong nỗ lực cô lập Trung Quốc, đồng thời làm dấy lên câu hỏi về chính cam kết mà Mỹ đã đưa ra cho những người bạn và đối tác châu Á cùng với những hành động gần đây của Mỹ, ông Russel nói.

“Nếu như chiến lược Indo-Thái Bình Dương như chúng ta thấy là con bài chủ chốt để ‘chiếu tướng’ Trung Quốc và là nỗ lực để khiến các quốc gia thuộc thế giới thứ ba rút lui và giảm bớt mối quan hệ cũng như thỏa thuận với Trung Quốc và thay vào đó là gia nhập vào tẩy chay Trung Quốc – và cùng lúc đó, Mỹ lại đặt ra những câu hỏi về các cam kết và giá trị giữa chúng tôi và những người bạn và đối tác người châu Á, và thậm chí các thỏa thuận quốc phòng giữa chúng tôi đã có hiệu lực rất nhiều lần – nhưng rất nhanh sau đó, chúng tôi nhận ra chúng tôi chỉ có một mình”, ông Russel chia sẻ.

Chính sách “Nước Mỹ trên hết” không phải là lá cờ mà các quốc gia khác có thể tập hợp xung quanh đó. Vậy nên, trên giấy tờ, đúng là có chiến lược Indo-Thái Bình Dương, nhưng trên thực tế rất khó để khiến khu vực Indo-Thái Bình Dương chống đối lại Trung Quốc hoặc là ủng hộ chính sách ‘Nước Mỹ trên hết” của ông Trump, ông Russel cho biết.

Vũ Hạo (Theo SCMP)

FiLi







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Quan chức Mỹ cảnh báo nguy cơ Trung Quốc “xả” hàng giá rẻ ra nền kinh tế toàn cầu

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen mới đây bày tỏ lo ngại về việc Trung Quốc có thể bán sản phẩm dư thừa với giá rẻ, gây khó khăn cho Mỹ và các nước khác trong...

Huyền thoại đầu tư Ray Dalio: Trung Quốc có thể đối mặt với thập kỷ mất mát

Huyền thoại đầu tư Ray Dalio đã cảnh báo rằng Trung Quốc có nguy cơ rơi vào một thập kỷ mất mát nếu không giảm nợ và nới lỏng chính sách tiền tệ.

Thống đốc Fed: Số liệu lạm phát đáng thất vọng, Fed có thể hoãn hoặc giảm số lần hạ lãi suất

Thống đốc Fed Christopher Waller cho biết NHTW không vội hạ lãi suất sau khi các dữ liệu lạm phát công bố gần đây đều cao hơn dự báo. Ông cho rằng Fed sẽ hoãn hạ...

Lợi nhuận công nghiệp tăng, báo hiệu kinh tế Trung Quốc dần ổn định

Lợi nhuận của các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp ở Trung Quốc tăng trưởng trở lại trong 2 tháng đầu năm sau khi giảm liên tục trong suốt năm ngoái. Theo...

Cầu lớn bị sập, cảng biển hàng đầu của nước Mỹ phải đóng cửa

Vụ sập cầu Francis Scott Key ở Baltimore vào ngày 26/03 đã tạo ra một cơn chấn động và gây ra sự gián đoạn trong hoạt động của một trong những cảng biển bận rộn...

Vì sao Fed dự báo Mỹ không suy thoái?

Theo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), không hề có tín hiệu nào cho thấy kinh tế Mỹ sẽ suy thoái trong năm nay và cả năm 2025.

Quy mô kinh tế số Đông Nam Á có thể đạt 1.000 tỷ USD

Kinh tế số Đông Nam Á có thể đạt 1.000 tỷ USD vào năm 2030, thậm chí là gấp đôi con số này, nếu các chính phủ có chính sách tốt, nhất là cải thiện kỹ năng số cho...

Fed: Kinh tế Mỹ không có dấu hiệu suy thoái trong những năm tới

Các nhà hoạch định chính sách của Fed đã công bố một loạt các dự báo mới về nền kinh tế, với nhận định tăng trưởng trong các năm 2024, 2025 và 2026 thậm chí còn...

Tuần bước ngoặt của nhiều ngân hàng trung ương lớn trên thế giới

Nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới vừa ghi nhận bước ngoặt về chính sách trong tuần trước. Trong đó, Thụy Sỹ trở thành nền kinh tế lớn đầu tiên trên thế giới...

Trung Quốc sẽ ban hành quy định mới để thúc đẩy thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Thủ tướng Lý Cường khẳngn định Trung Quốc luôn chào đón mọi công ty từ tất cả các quốc gia trên thế giới đến đầu tư và tăng cường khẳng định chỗ đứng tại nước này.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98